Các món ăn bài thuốc dành cho phụ nữ

Táo đỏ có công dụng bổ tỳ, dưỡng huyết.

Để chữa bế kinh sau khi sinh, có thể dùng củ sen (thái mỏng) 250 g, đào nhân 10 g rửa sạch, thêm nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho đến khi củ sen chín, nêm gia vị cho vừa ăn. Củ sen có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, làm tan máu bầm. Đào nhân có khả năng hoạt huyết, thông kinh, khử bầm, giảm đau.

Sau đây là một số món ăn - bài thuốc cổ truyền đơn giản mà bạn có thể tham khảo:

Bài 1: Táo đỏ 10 quả (bỏ hạt), củ sen 250 g (thái mỏng), xương lợn 500 g (chặt miếng nhỏ), lạc 100 g. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi (tốt nhất là nồi đất), đổ ngập nước, đun to lửa cho sôi. Sau đó đun nhỏ lửa khoảng 3 giờ (nhớ thêm nước cho đủ), thêm gia vị cho vừa ăn.

Công dụng: Chữa trị kinh nguyệt kéo dài, lượng kinh quá nhiều, kinh màu đỏ, nhạt và loãng. Thuốc cũng có hiệu quả cao đối với người khi hành kinh kéo dài kèm chảy máu cam, nôn ra máu, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da.

Bài 2: Dùng cho phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh.

Hà thủ ô (đã chế) 20 g, huỳnh kỳ 15 g, táo đỏ 10 quả, gà ác (thịt đen) 200 g. Huỳnh kỳ, hà thủ ô rửa sạch, cho vào túi vải mỏng, buộc chặt miệng lại; táo đỏ rửa sạch, bỏ hạt; gà ác làm sạch, chặt miếng nhỏ. Cho tất cả vào nồi đất, cho nước vừa đủ, đun to lửa cho mau sôi rồi giảm lửa nhỏ, đun tiếp khoảng 2 giờ cho nhừ. Vớt túi thuốc ra, nêm gia vị cho vừa ăn.

Công dụng: Bổ khí huyết, tư bổ can thận, chữa khí huyết hư nhược, can thận suy kém, chóng mặt, ù tai, đổ mồ hôi, tim hồi hộp, mất ngủ, sợ hãi, suy nhược.

Bài 3: Đương quy 15 g, huỳnh kỳ 35 g, gà ác 500 g. Gà ác làm sạch, bỏ bộ đồ lòng; đương quy, huỳnh kỳ rửa sạch. Bỏ tất cả vào nồi đất, đổ nước xâm xấp, nấu lửa lớn cho sôi, sau đó giảm lửa cho nhỏ, hầm nhừ, nêm gia vị vừa ăn.

Công dụng: Điều khí, bổ huyết, bổ thận, điều kinh.

Bài 4: Bạch tuộc (mực đầu tròn) 100 g, lạc 60 g, thịt gà 250 g, rượu nếp 100 g. Bạch tuộc làm sạch, ngâm trong nước cho mềm; lạc rửa sạch; thịt gà rửa sạch, chặt miếng nhỏ. Cho tất cả vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, nấu lửa lớn cho mau sôi, sau đó để lửa riu riu cho mềm, nêm gia vị vừa ăn. Lúc dùng, thêm một ít rượu nếp vào canh, ăn cả cái lẫn nước.

Công dụng: Thông sữa, dưỡng huyết.

BS Đỗ Văn Sơn, Sức Khỏe & Đời Sống 

DƯỢC THIỆN
6 nguyên tắc ăn uống cho người già
Cháo thuốc chữa các bệnh về gan
Chữa bệnh cao huyết áp bằng ăn uống
Chữa bệnh cao huyết áp bằng ăn uống
Các món ăn bài thuốc cho đàn ông vô sinh
Các món ăn bài thuốc dành cho phụ nữ
Các món ăn bài thuốc từ não động vật
Cách chế biến thịt bò, thịt dê, mật lợn thành thuốc chữa bệnh
Dược thiện cho người bị di chứng tai biến mạch máu não
Dược thiện cho người viêm loét dạ dày
Dược thiện cho sản phụ thiếu sữa 
Dược thiện chống viêm mũi dị ứng
Dược thiện dành cho người bị ung thư phổi
Dược thiện dành cho người huyết áp thấp mạn tính
Dược thiện dưỡng thai
Dược thiện phòng chống táo bón
Dược thiện phòng chống tảo tiết
Dược thiện phòng chống đái dầm ở trẻ
Dược thiện phòng chống đái dầm ở trẻ em
Kiêng ăn khi uống Trung dược
Luơn, thức ăn và vị thuốc
Món ăn bài thuốc cho người béo phì
Món ăn bài thuốc cho người bị táo bón mạn tính
Món ăn bài thuốc cho người mắc bệnh đường tiết niệu
Món ăn trị tăng huyết áp
Mùa đông chọn rượu thuốc như thế nào để tẫm bổ?
Một số món ăn - bài thuốc từ củ cải
Một số món ăn bài thuốc từ đậu phụ
Những bài thuốc quý từ “Cây ổi sau nhà”
Nước uống thích nghi với mùa hạ
Phòng ngừa bệnh bằng ăn uống
Rau và trái cây tốt hơn thuốc bổ
Rượu thực phẩm
Tác dụng chữa bệnh của một số thực phẩm
Ăn gạo lứt muối vừng chữa bệnh

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y