Dược thiện phòng chống đái dầm ở trẻ

Thịt gà cũng có mặt trong các bài thuốc chữa đái dầm.

Đông y xếp bệnh này vào phạm vi chứng di niệu và điều trị bằng rất nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các món ăn - bài thuốc phù hợp với thể bệnh. Những món ăn này vừa bổ dưỡng vừa có tác dụng chữa bệnh một cách tự nhiên, lành tính và dễ được trẻ chấp nhận.

Đái dầm là một chứng bệnh thường gặp ở trẻ, tuy không nguy hiểm nhưng nếu chữa trị không triệt để thì có thể kéo dài khi trẻ lớn, tạo áp lực ngày càng tăng về mặt tinh thần. Những trẻ này dễ lâm vào trạng thái u uất, mặc cảm, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Sau đây là một số món dược thiện cho bệnh đái dầm:

1. Thể thận khí bất túc: Thể chất yếu ớt, dễ mệt mỏi, đái dầm thường xuyên, thậm chí nhiều lần trong một đêm; nước tiểu trong, da nhợt, tay chân lạnh, lưng đau gối mỏi, trí lực kém, hay quên...

- Đậu đen 20 g, thịt chó 250 g, đường trắng vừa đủ. Thịt chó rửa sạch, thái miếng, hầm nhừ cùng với đậu đen, chế thêm đường và gia vị, chia ăn vài lần trong ngày, dùng cách nhật, 5-7 lần là một liệu trình.

- Khiếm thực 50 g, kim anh tử 20 g, đường trắng vừa đủ. Kim anh tử sắc kỹ lấy chừng 100 ml dịch chiết rồi cho khiếm thực vào nấu thành cháo, chế thêm đường, chia ăn 2 lần trong ngày.

- Tang phiêu tiêu (tổ bọ ngựa) 10 cái, sơn thù, ích trí nhân, thỏ ty tử, phúc bồn tử mỗi thứ 15 g, đường đỏ 100 g. Các vị thuốc sắc kỹ lấy 400 ml dịch chiết rồi cho thêm đường đỏ, cô lại một chút là được, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 ml.

- Ruột gà 3 bộ, ba kích 15 g, gia vị vừa đủ. Ruột gà làm sạch, cắt đoạn; ba kích rửa sạch rồi đem nấu với ruột gà, khi chín chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn hằng ngày.

- Rau hẹ tươi 100 g, trứng chim cút 12 quả, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Rau hẹ rửa sạch, cắt ngắn, đập trứng chim cút vào, chế thêm gia vị, đánh đều rồi đem tráng chín, ăn nóng.

2. Thể tỳ phế khí hư: Đái dầm thường xuyên, sắc mặt trắng nhợt, dễ vã mồ hôi, hay có cảm giác khó thở, ngại nói, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện lỏng hoặc nát, miệng nhạt, hay bị viêm nhiễm đường hô hấp trên, chất lưỡi nhợt.

- Bàng quang lợn 1 cái, hòe hoa 15 g, đẳng sâm 15 g. Bàng quang lợn làm sạch, thái miếng; hòe hoa và đẳng sâm cho vào túi vải buộc kín miệng. Hai thứ cho vào nồi hầm nhừ, bỏ bã thuốc, chế thêm gia vị, ăn cái uống nước, dùng cách nhật, 7-8 lần là một liệu trình.

- Gà mái lông vàng 1 con, hoàng kỳ 30 g, thục địa 50 g, gạo tẻ 100 g. Gà làm thịt, bỏ ruột; các vị thuốc cho vào túi vải buộc kín miệng rồi đem hầm cùng gà và gạo cho thật nhừ, bỏ bã thuốc, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày, 7-8 lần là một liệu trình.

- Cùi vải khô (lệ chi can) 10 cái, gạo nếp 50 g, bàng quang lợn 1 cái. Bàng quang làm sạch, nhét lệ chi và gạo nếp vào trong, khâu kín rồi đem hầm thật nhừ, chia ăn vài lần trong ngày, 5-6 lần là một liệu trình.

- Phúc bồn tử, ích trí nhân, bạch linh mỗi thứ 50 g, gạo tẻ vừa đủ. Phúc bồn tử, ích trí nhân và bạch linh sấy khô, tán thành bột mịn. Gạo tẻ cho vào nồi nấu thành cháo, khi chín cho chừng 3-6 g bột thuốc vào đun thêm ít phút là được, ăn nóng, 7 ngày là một liệu trình.

- Hoài sơn lượng tùy thích, rửa sạch, đem hấp chín rồi bóc vỏ ngoài, thái lát dày chừng 3 cm, dùng dầu thực vật rán vàng, chấm đường trắng ăn điểm tâm hằng ngày.

3. Thể can kinh uất nhiệt: Đái dầm với lượng nước tiểu ít, mùi khai nồng, có màu vàng, tính khí thất thường, hay cáu giận, dễ mê mộng, môi đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, đại tiện táo, hay bị tiểu buốt, tiểu rắt...

- Bàng quang lợn 1 cái, ích trí nhân 15 g. Bàng quang lợn làm sạch, cho ích trí nhân vào trong, khâu kín lại rồi đem hầm cho thật nhừ, ăn nóng, 5-6 ngày là một liệu trình.

- Ô mai 6 g, kén tằm 20 con, hồng táo 10 quả, đường trắng 50 g. Các vị thuốc đem sắc kỹ lấy nước uống trong ngày, 10 ngày là một liệu trình.

- Bạch quả 10 quả, đậu phụ khô 2 bìa, gạo tẻ 50 g, đường trắng vừa đủ. Bạch quả rang chín, bóc vỏ ngoài; đậu phụ ngâm mềm, thái chỉ; gạo tẻ đãi sạch rồi ninh cùng bạch quả và đậu phụ thành cháo, chế thêm đường trắng, chia ăn vài lần trong ngày.

- Bồ dục lợn 1 quả, kỷ tử 15 g, gia vị vừa đủ. Bồ dục bổ đôi, làm sạch, thái mỏng rồi đem xào cùng với kỷ tử, chế thêm gia vị, ăn nóng, 10 ngày là một liệu trình.

Ngoài ra, trẻ cần kiêng các chất kích thích, chất cay nóng. Không nên hạn chế trẻ uống nước mà chỉ cần không uống nhiều vào buổi tối. Trong ngày ít nhất 1 lần nên tập cho trẻ thói quen giữ nước tiểu lâu hơn một chút, sao cho đạt cảm giác hơi căng tức bàng quang là được. Buổi tối, trước khi đi ngủ, nên xoa nóng vùng thắt lưng, bụng dưới và vùng xương cụt cho trẻ.

ThS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống 

DƯỢC THIỆN
6 nguyên tắc ăn uống cho người già
Cháo thuốc chữa các bệnh về gan
Chữa bệnh cao huyết áp bằng ăn uống
Chữa bệnh cao huyết áp bằng ăn uống
Các món ăn bài thuốc cho đàn ông vô sinh
Các món ăn bài thuốc dành cho phụ nữ
Các món ăn bài thuốc từ não động vật
Cách chế biến thịt bò, thịt dê, mật lợn thành thuốc chữa bệnh
Dược thiện cho người bị di chứng tai biến mạch máu não
Dược thiện cho người viêm loét dạ dày
Dược thiện cho sản phụ thiếu sữa 
Dược thiện chống viêm mũi dị ứng
Dược thiện dành cho người bị ung thư phổi
Dược thiện dành cho người huyết áp thấp mạn tính
Dược thiện dưỡng thai
Dược thiện phòng chống táo bón
Dược thiện phòng chống tảo tiết
Dược thiện phòng chống đái dầm ở trẻ
Dược thiện phòng chống đái dầm ở trẻ em
Kiêng ăn khi uống Trung dược
Luơn, thức ăn và vị thuốc
Món ăn bài thuốc cho người béo phì
Món ăn bài thuốc cho người bị táo bón mạn tính
Món ăn bài thuốc cho người mắc bệnh đường tiết niệu
Món ăn trị tăng huyết áp
Mùa đông chọn rượu thuốc như thế nào để tẫm bổ?
Một số món ăn - bài thuốc từ củ cải
Một số món ăn bài thuốc từ đậu phụ
Những bài thuốc quý từ “Cây ổi sau nhà”
Nước uống thích nghi với mùa hạ
Phòng ngừa bệnh bằng ăn uống
Rau và trái cây tốt hơn thuốc bổ
Rượu thực phẩm
Tác dụng chữa bệnh của một số thực phẩm
Ăn gạo lứt muối vừng chữa bệnh

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y