Một số món ăn bài thuốc từ đậu phụ

Đậu phụ rất có lợi cho bệnh nhân cao huyết áp.

Theo y học cổ truyền, đậu phụ vị ngọt, tính mát, có tác dụng ích khí khoan trung, kiện tỳ, thanh nhiệt, giải độc. Nó được sử dụng trong các bài thuốc chữa cao huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch... Sau đây là một số món ăn bài thuốc từ đậu phụ.

 

Bài 1

Đậu phụ 300 g, nấm hương 30 g, măng tươi 30 g, rau cải 10 g, dầu thực vật, xì dầu, bột đao, nước dùng và gia vị vừa đủ. Măng, nấm thái phiến; đậu phụ xắt thành khối vuông nhỏ rồi chần qua nước sôi, để ráo nước.

Đổ dầu thực vật vào chảo, phi hành cho thơm rồi cho nấm hương, măng, đậu phụ, nước dùng, xì dầu và gia vị vào. Đun to lửa cho sôi, rồi lại tiếp tục dùng lửa nhỏ đun sôi liu riu cho đến khi đậu phụ ngấm gia vị. Cho rau cải và một chút nước bột đao vào, đảo đều nhẹ tay rồi bắc ra, dùng làm canh ăn trong ngày.

Công dụng: Bổ khí, sinh tân, làm hạ mỡ máu và chống ung thư. Dùng cho người cơ thể suy nhược, tỳ vị hư yếu, cao huyết áp, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành và các bệnh ung thư.

Bài 2

Đậu phụ 100 g, mộc nhĩ 15 g, dầu thực vật, hành, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Đậu phụ xắt thành khối vuông nhỏ, mộc nhĩ ngâm nước và làm sạch.

Đặt chảo lên bếp, đổ dầu thực vật vào và phi hành, gừng cho thơm. Tiếp đó cho đậu phụ và một lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho cạn bớt nước; cho mộc nhĩ, chế thêm gia vị rồi dùng làm canh ăn.

Công dụng: Ích khí hòa trung, sinh tân nhuận táo, thích hợp cho người bị cao huyết áp, vữa xơ động mạch, đau thắt ngực do thiểu năng mạch vành.

Bài 3

Đậu phụ 200 g, giá đậu tương 250 g, cải canh 100 g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Giá đỗ và cải canh rửa sạch, cắt ngắn, đậu phụ xắt thỏi.

Phi hành cho thơm rồi cho giá đỗ vào đảo nhanh, đổ thêm một lượng nước vừa đủ rồi đun to lửa cho sôi. Tiếp tục cho đậu phụ và cải canh vào, chế thêm gia vị, vặn nhỏ lửa nấu chín rồi dùng làm canh ăn.

Công dụng: Kiện tỳ ích khí, thanh nhiệt, giải độc, tư dưỡng thân thử. Thích hợp cho người béo phì, cao huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, đau thắt ngực, suy nhược cơ thể, tỳ vị hư yếu.

Bài 4

Cua 500 g, đậu phụ 200 g, dầu thực vật, gừng tươi, xì dầu và gia vị vừa đủ. Cua rửa sạch, bỏ mai, giã lọc lấy nước cốt, đậu phụ xắt thành khối vuông nhỏ.

Phi hành và gừng rồi đổ nước cua và đậu phụ vào, đun to lửa cho sôi, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn.

Công dụng: Thanh nhiệt, hoạt huyết, thích hợp cho người béo bệu, cao huyết áp, thiểu năng mạch vành, viêm gan, thưa xương, còi xương.

Bài 5

Đậu phụ 200 g, nấm mỡ hoặc nấm rơm 100 g, tỏi 25 g, tôm nõn khô 25 g, nước dùng, dầu vừng và gia vị vừa đủ. Đậu phụ xắt thành miếng, nấm rửa sạch, thái phiến, tỏi giã nát.

Cho đậu phụ, nấm, tôm và muối vào nồi nước dùng đun sôi, vớt bọt, vặn nhỏ lửa đun kỹ rồi cho tỏi và gia vị vào, dùng làm canh ăn.

Công dụng: Bổ khí sinh tân, kiện tỳ ích vị. Thích hợp cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, các chứng ung thư.

ThS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống

 

DƯỢC THIỆN
6 nguyên tắc ăn uống cho người già
Cháo thuốc chữa các bệnh về gan
Chữa bệnh cao huyết áp bằng ăn uống
Chữa bệnh cao huyết áp bằng ăn uống
Các món ăn bài thuốc cho đàn ông vô sinh
Các món ăn bài thuốc dành cho phụ nữ
Các món ăn bài thuốc từ não động vật
Cách chế biến thịt bò, thịt dê, mật lợn thành thuốc chữa bệnh
Dược thiện cho người bị di chứng tai biến mạch máu não
Dược thiện cho người viêm loét dạ dày
Dược thiện cho sản phụ thiếu sữa 
Dược thiện chống viêm mũi dị ứng
Dược thiện dành cho người bị ung thư phổi
Dược thiện dành cho người huyết áp thấp mạn tính
Dược thiện dưỡng thai
Dược thiện phòng chống táo bón
Dược thiện phòng chống tảo tiết
Dược thiện phòng chống đái dầm ở trẻ
Dược thiện phòng chống đái dầm ở trẻ em
Kiêng ăn khi uống Trung dược
Luơn, thức ăn và vị thuốc
Món ăn bài thuốc cho người béo phì
Món ăn bài thuốc cho người bị táo bón mạn tính
Món ăn bài thuốc cho người mắc bệnh đường tiết niệu
Món ăn trị tăng huyết áp
Mùa đông chọn rượu thuốc như thế nào để tẫm bổ?
Một số món ăn - bài thuốc từ củ cải
Một số món ăn bài thuốc từ đậu phụ
Những bài thuốc quý từ “Cây ổi sau nhà”
Nước uống thích nghi với mùa hạ
Phòng ngừa bệnh bằng ăn uống
Rau và trái cây tốt hơn thuốc bổ
Rượu thực phẩm
Tác dụng chữa bệnh của một số thực phẩm
Ăn gạo lứt muối vừng chữa bệnh

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y