MÙA ĐÔNG CHỌN RƯỢU THUỐC NHƯ THẾ NÀO ĐỂ TẪM BỔ?
NGUYỄN KHẰC KHOÁI
Theo Trà rượu trị bách bệnh -
NXB Văn Hiến KHKT Thượng Hải
Vào "mùa đông tẩm bổ", người già thường thích uống một chút rượu bổ để giữ sức khỏe. Nhưng rượu bổ có rất nhiều loại, mỗi loại có đặc điểm riêng. Theo lý luận Đông y, các loại rượu bổ có đặc tính khác nhau như ích khí, dưỡng huyết, tráng dương, nhuận âm, cơ thể người cũng có thể chất khác nhau như khí hư, huyết hư, dương hư, âm hư. Vì vậy con đường bổ dưỡng, cũng tuân thủ nguyên tắc thiếu cái gì bổ cái đó. Cho nên, khi vào mùa đông uống rượu bổ, phải căn cứ vào tình hình thể chất, hư nhược của mỗi người mà phân biệt đối xử, phải biết chọn lựa và ứng dụng khoa học, mới có thể phát huy được công hiệu của rượu thuốc, đạt được mục đích bổ ích.
Nói chung, người vào mùa đông sợ lạnh, tiểu tiện nhiều, nên chọn loại rượu thuốc ôn thận trợ dương, bổ dương, tốt nhất phải là rượu thuốc có nhung hươu, nó có tác dụng ôn bổ thận dương, ích tinh huyết, hơn nữa ôn mà không khô như rượu sâm nhung. Rượu chu công bách tuế, rượu quy linh, ngoài ra cũng có thể chọn dùng loại rượu trùng thảo bổ, rượu phúc lục bổ, rượu nhân sâm nhung hươu mà chủ yếu chế biến bằng keo sừng hươu.
Người khí hư, đoản hơi, lười nói, sắc mặt không tốt, mệt mỏi vô lực, dễ ra mồ hôi trộm, nên chọn loại rượu thuốc có tác dụng bổ khí, nhân sâm là loại thuốc tốt nhất trong loại thuốc bổ khí, do đó nên chọn loại thuốc có nhân sâm là chính, như rượu bổ nhân sâm, rượu sâm quế, rượu nhân sâm bách tuế, rượu nhân sâm nhung, rượu thập toàn đại bổ.
Người huyết hư, luôn cảm thấy chóng mặt hoa mắt, sắc mặt nhạt trắng và phụ nữ kinh nguyệt kéo dài, lượng ít, màu nhạt, nên chọn loại rượu thuốc có công hiệu bổ ích khí huyết, như rượu thập toàn đại bổ, rượu dâu... Nếu phụ nữ sau khi đẻ huyết hư, sắc mặt vàng hoặc trắng bệch, còn có thể dùng một số rượu bổ thích hợp với đặc điểm của phụ nữ như rượu bổ ô kê (gà ác), rượu bát trân, rượu mao kê, loại rượu này có tác dụng khá tốt đối với việc khôi phục sức khỏe phụ nữ, điều dưỡng khí huyết, chấn phấn tinh thần và khử vón đọng mới sản sinh.
Người tỳ vị yếu, tiêu hóa không tốt, ăn uống kém, có thể chọn loại rượu bổ có tác dụng kiện bổ tỳ vị, như rượu thuốc thập nhị hồng, trúc diệp thanh, rượu tùng linh thái bình xuân, rượu trung quốc dưỡng mệnh.
Đối với người đau lưng, gân cốt yếu, dễ mệt mỏi, có thể chọn loại rượu thuốc có tác dụng thư gân hoạt huyết, cường tráng gân cốt, rượu sử quốc công, rượu nếp đỗ trọng, rượu dưỡng huyết dụ phong, nhưng dược tính của rượu thuốc khá mạnh, người sức khỏe yếu cần thận trọng trong lúc sử dụng rượu thuốc.
Kỳ sau: Tự chế biến rượu thuốc trong gia đình như thế nào?