Rau và trái cây tốt hơn thuốc bổ

Để bảo vệ sức khỏe và chống lão hoá, cơ thể cần các chất kháng ôxy hóa như vitamin C, E, caroten, selen... Chúng ngăn chặn sự huỷ hoại tế bào và bù đắp các tổn thương do quá trình đó gây ra. Thay vì uống thuốc bổ, bạn nên ăn nhiều rau quả để bổ sung các chất đó.

Trong cơ thể có những phân tử hoạt tính cao luôn tấn công các tế bào. Đó là các gốc tự do, xuất hiện trong quá trình cơ thể thực hiện "chức năng sống” (hô hấp, tuần hoàn...) và tiếp xúc với môi trường (nắng, khói xăng dầu...). Các chất chống ôxy hoá là khắc tinh của gốc tự do; giúp ngăn chặn những “tổn thương” ở mức tế bào, phòng tránh được ung thư, bệnh tim và nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi tác như suy thoái điểm vàng ở mắt.

Nguồn chất chống ôxy hóa dồi dào và hiệu quả nhất chính là rau và trái cây tươi. Trong nghiên cứu mới đây, những người tình nguyện được ăn theo chế độ giống nhau; mỗi người nhóm 1 được nhận thêm khoảng 6 suất (mỗi suất khoảng 1 chén, 250 ml) trái cây và rau mỗi ngày; còn nhóm 2 được uống thuốc bổ (bổ sung sinh tố, muối khoáng). 25 ngày trước và sau chương trình thực nghiệm, họ được đánh giá hệ thống phòng vệ, mức độ tổn thương tế bào do ôxy hóa, định lượng dưỡng chất kháng ôxy hóa. Kết quả cho thấy, nhóm 1 được các chất kháng ôxy hóa bảo vệ tốt hơn và ít bị tổn thương tế bào hơn so với nhóm 2. Chỉ ở nhóm 1 mới có sự tăng lượng enzym kháng ôxy hóa thiết yếu để bảo vệ cơ thể.

Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ khuyến cáo, bữa ăn với các món nguồn gốc thực vật là chế độ có lợi nhất đối với sức khỏe, là nguồn cung cấp chất kháng ôxy hóa tốt nhất bao gồm: ngũ cốc còn nguyên vẹn các lớp bao ngoài; đậu hạt và quả hạch, gia vị và rau thơm.
Thức ăn thực vật không chỉ có chất kháng ôxy hóa mà còn chứa những chất sinh - hóa thực vật có lợi khác. Các công trình nghiên cứu tại Đại học Cornell Mỹ đã xếp loại được nhiều cây cỏ có khả năng kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư.

Để được cung cấp thật nhiều chất sinh hóa thực vật (có đến hàng trăm chất), nên ăn đa dạng nhiều loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đậu... Còn nếu chỉ uống thuốc bổ thì dù có dùng loại thuốc tốt đến mấy cũng không thể cung cấp đầy đủ những chất có trong thức ăn thiên nhiên.

BS Nguyễn Lân Đính, Sức Khoẻ & Đời Sống

DƯỢC THIỆN
6 nguyên tắc ăn uống cho người già
Cháo thuốc chữa các bệnh về gan
Chữa bệnh cao huyết áp bằng ăn uống
Chữa bệnh cao huyết áp bằng ăn uống
Các món ăn bài thuốc cho đàn ông vô sinh
Các món ăn bài thuốc dành cho phụ nữ
Các món ăn bài thuốc từ não động vật
Cách chế biến thịt bò, thịt dê, mật lợn thành thuốc chữa bệnh
Dược thiện cho người bị di chứng tai biến mạch máu não
Dược thiện cho người viêm loét dạ dày
Dược thiện cho sản phụ thiếu sữa 
Dược thiện chống viêm mũi dị ứng
Dược thiện dành cho người bị ung thư phổi
Dược thiện dành cho người huyết áp thấp mạn tính
Dược thiện dưỡng thai
Dược thiện phòng chống táo bón
Dược thiện phòng chống tảo tiết
Dược thiện phòng chống đái dầm ở trẻ
Dược thiện phòng chống đái dầm ở trẻ em
Kiêng ăn khi uống Trung dược
Luơn, thức ăn và vị thuốc
Món ăn bài thuốc cho người béo phì
Món ăn bài thuốc cho người bị táo bón mạn tính
Món ăn bài thuốc cho người mắc bệnh đường tiết niệu
Món ăn trị tăng huyết áp
Mùa đông chọn rượu thuốc như thế nào để tẫm bổ?
Một số món ăn - bài thuốc từ củ cải
Một số món ăn bài thuốc từ đậu phụ
Những bài thuốc quý từ “Cây ổi sau nhà”
Nước uống thích nghi với mùa hạ
Phòng ngừa bệnh bằng ăn uống
Rau và trái cây tốt hơn thuốc bổ
Rượu thực phẩm
Tác dụng chữa bệnh của một số thực phẩm
Ăn gạo lứt muối vừng chữa bệnh

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y