BÀN VỀ KIÊNG ĂN KHI UỐNG TRUNG DƯỢC
BS. NGÔ QUANG THAI
Theo Ẫm thưc bách kỵ - Trung Quốc
Trung y truyền thống rất chú ý đến các thức ăn kiêng khi uống thuốc. Trong cuốn "ẩm thiện chính yếu" của Trung Quốc có một loạt bài nói về những thức ăn kiêng khi uống thuốc Trung dược. Nguyên tắc kiêng kỵ trong ăn uống nói chung khi uống thuốc như sau:
1. Kiêng thức ăn sinh lạnh: Những thức ăn sinh lạnh phần nhiều là tính hàn lương (lạnh, mát), khó tiêu hóa, như khi uống các loại thuốc ôn kinh thông lạc, khử trừ hàn thấp, hoặc các vị thuốc kiện tì noãn vị (làm khỏe lá lách, ấm dạ dày) thì không thể nào không kiêng kỵ trong ăn uống được, nếu không, sẽ giảm hiệu quả của thuốc, kéo dài bệnh trình.
2. Kiêng ăn thức ăn cay đắng: Những thức ăn cay đắng, phần nhiều tính ông nhiệt, hao khí, động hỏa, nếu uống các loại thci , thanh lương bại độc (làm mát và trừ độc), dưỡng âm thăng dịch, hoặc những loại thuốc lương huyết tư âm (mát máu bổ âm), thì cũng không thể không kiêng kỵ trong ăn uống được, nếu không, sẽ chống lại và làm mất hiệu quả của thuốc, thúc đẩy phát sinh các chứng bệnh viêm nhiễm, làm thương âm động huyết. Cả hai điều nói trên cũng có nghĩa là "dụng hàn viễn hàn, dụng nhiệt viễn nhiệt". Cổ nhân đã sớm nhắc nhở và khuyên nhủ ta điều này, cần ghi nhớ lấy.
3. Kiêng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ: Những thức ăn có nhiều dầu mở thường là trợ thấp sinh đàm, hoạt tràng trệ khí, lại khó tiêu hóa, trong thời gian uống thuốc, nếu làm cho các thức ăn có nhiều chất béo đầy ắp dạ dày và ruột, tất sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc uống vào. Không chỉ những bệnh bị tiêu chảy đàm thấp khá nặng, tì vị hư nhược phải kiêng kỵ những thức ăn loại này, mà tất cả những người uống Trung dược đều không nên ăn loại thức ăn như vậy.
4. Kiêng các loại thức ăn tanh, gây, hoi: Đa số các loại Trung dược đều có các mùi vị thơm, dễ chịu của nó, đặc biệt là những loại thuốc có mùi thơm hóa thấp (làm cho hết thấp ta, bằng cách cho ra theo đường mồ hôi, hoặc đường tiểu tiện) hoặc mùi thơm lý khí (điều chỉnh là cho phần khí trong cơ thể trở lại bình thường), đều có lượng lớn các loại dầu thơm có tính bốc hơi, nhờ vào tính chất bốc hơi của nó để gây tác dụng chữa trị bệnh. Các chất thơm có tính bốc hơi đó không thể nào dung hòa được với các mùi vị tanh hôi được. Nếu trong thời gian uống Trung dược mà không tránh ăn những thức ăn tanh hôi thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Như mùi tanh của cá, tôm, cua, mùi gây hoi của thịt trâu, bò, ngựa, dê, cừu v.v... đối với những người hay bị dị ứng sẽ sinh hen suyễn, viêm mũi, mẩn ngứa, nổi mề đay, da ngứa ngáy khó chịu, khi uống Trung dược, đặc biệt cần phải kiêng kỵ các loại thức ăn này.