PHÒNG NGỪA UNG THƯ BẰNG CÁCH ĂN UỐNG

HUYÊN THẢO

(Theo "Trung Quốc Thực liệu đại điển"

và Gia đình Thực liệu hiệu phương")

Đối với bệnh ung thư, hiện tại y học vẫn chưa có những phương pháp điều trị thật có hiệu quả, cho nên việc dự phòng vẫn là thượng sách. Dự phòng ung thư có nhiều cách, song phương pháp đơn giản nhất có lẽ là sử dụng các thức ăn hàng ngày. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong bản thân khá nhiều loại thức ăn có chứa những chất có tác dụng chống ung thư (ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt tế bào ung thư); một số thức ăn khác có tác dụng hỗ trợ tốt cho việc điều trị bằng phóng xạ và hóa chất, đồng thời còn có khả năng hạn chế và giảm nhẹ các tác dụng phụ có hại. Chính vì vậy phương pháp sử dụng thức ăn để chống lại ung thư hiện tại đang rất được chú ý. Dưới đây là một số món ăn - bài thuốc tương đối dễ áp dụng.

            Trà sung

Quả sung 2 trái, chè xanh 10g. Cả hai thứ cho vào nồi, thêm nước vào đun trong 15 phút. Uống thay nước trà trong ngày.

Tác dụng: Trong quả sung có nhiều chất dinh dưỡng quý, nhiều loại đường và nhiều acid hữu cơ. Đặc biệt là, trong quả sung đã chiết suất được những thành phần có tác dụng chống ung thư. Còn trong lá chè có tác dụng ức chế và dự phòng sự sinh sản của tế bào ung thư. Kết hợp quả sung và lá chè thành bài thuốc, sẽ tạo nên tác dụng nhuận phế, thanh tràng, ngăn cản sự sinh trưởng của tế bào ung thư. Tại Trung Quốc, thứ nước trà này thường áp dụng đối với người bị ung thư trong thời kỳ đầu.

            Trà thổ phục linh

Thổ phục linh 30g, chè xanh 3g. Cả hai thứ cho vào nồi, thêm nước vào đun trong 30 phút. Uống thay nước trà trong ngày.

Tác dụng: Thổ phục linh vốn là thứ thuốc thanh nhiệt giải độc quan trọng trong YHCT, đã được áp dụng từ ngàn xưa trong chữa trị các chứng tương ứng với bệnh ung thư trong YHHĐ. Trong nghiên cứu lâm sàng gần đây tại Trung Quốc đã có nhiều báo cáo về kết quả ứng dụng thổ phục linh trong điều trị ung thư bàng quang, ung thư tuyến giáp, ung thư màng não. Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thích ứng với bệnh ung thư bàng quang, đi tiểu ra máu.

            Cơm thổ phục linh

Thổ phục linh 20g, nấm hương 10g, hoàng kỳ 10g, bạch truật 10g, gạo tẻ 200g. Trước hết đem thổ phục linh, nấm hương, hoàng kỳ, bạch truật sấy khô, tán thành bột mịn, sau đó trộn vào gạo, thêm nước để nấu thành một thứ "cơm độn thuốc". Chia thành hai bữa ăn thay cơm.

Tác dụng: Món cơm này có tác dụng tăng cường chính khí của cơ thể, phòng và chống ung thư. Thích hợp với những người có thể chất suy yếu mà phải điều trị bằng phóng xạ hoặc hóa chất làm giảm bạch huyết cầu.

            Ý dĩ bạch hoa xà thiệt thảo thang

Ý dĩ 50g, bạch hoa xà thiệt thảo 60g. cả hai thứ cho vào nồi, thêm nước vào cho ngập trên mặt thuốc khoảng 2 - 3cm, sau khi sôi đun nhỏ lửa trong 30 phút. Chia thành 3 lần uống trong ngày.

Tác dụng: Ý dĩ vừa là thức ăn vừa là thuốc. Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng thực tác dụng chống ung thư và tăng cường chức năng miễn dịch của ý dĩ. Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy: phạm vi chống ung thư của ý dĩ khá rộng - có thể áp dụng trong trường hợp ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư tụy, ung thư kết tràng, ung thư cổ tử cung. Còn bạch hoa xà thiệt thảo vốn là vị thuốc thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc trong YHCT, nhưng những năm gần đây đã được vận dụng để phòng chống ung thư và thu được một số kết quả tốt. Bài thuốc này có tác dụng trong trường hợp ung thư thực quản, ung thư dạ dày và đặc biệt thích hợp với ung thư trực tràng.

            Bột ý dĩ củ ấu

Ý dĩ 200g, củ ấu tươi 300g. Hai thứ đem sấy khô, tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 30g: dùng nước sôi đổ vào bột thuốc, trộn đều, đặt lên bếp đun nhỏ lửa khoảng 4 - 5 phút, thêm chút đường vào uống như uống sữa bột.

Tác dụng: Ích khí kiện tỳ; Dùng trong trường hợp ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung, đặc biệt thích hợp với ung thư vú.

            Lưu ý: Củ ấu, thực ra là "quả" của thứ cây sống ở dưới nước (ấu nước), được trồng ở các ao đầm khắp nơi trong nước ta. Tại Trung Quốc gọi là "lăng thực" hoặc "lăng giác". Xin chớ lẫn với củ "ấu tầu" là thứ thuốc rất độc, phải biết cách chế biến mới dùng được.

DƯỢC THIỆN
6 nguyên tắc ăn uống cho người già
Cháo thuốc chữa các bệnh về gan
Chữa bệnh cao huyết áp bằng ăn uống
Chữa bệnh cao huyết áp bằng ăn uống
Các món ăn bài thuốc cho đàn ông vô sinh
Các món ăn bài thuốc dành cho phụ nữ
Các món ăn bài thuốc từ não động vật
Cách chế biến thịt bò, thịt dê, mật lợn thành thuốc chữa bệnh
Dược thiện cho người bị di chứng tai biến mạch máu não
Dược thiện cho người viêm loét dạ dày
Dược thiện cho sản phụ thiếu sữa 
Dược thiện chống viêm mũi dị ứng
Dược thiện dành cho người bị ung thư phổi
Dược thiện dành cho người huyết áp thấp mạn tính
Dược thiện dưỡng thai
Dược thiện phòng chống táo bón
Dược thiện phòng chống tảo tiết
Dược thiện phòng chống đái dầm ở trẻ
Dược thiện phòng chống đái dầm ở trẻ em
Kiêng ăn khi uống Trung dược
Luơn, thức ăn và vị thuốc
Món ăn bài thuốc cho người béo phì
Món ăn bài thuốc cho người bị táo bón mạn tính
Món ăn bài thuốc cho người mắc bệnh đường tiết niệu
Món ăn trị tăng huyết áp
Mùa đông chọn rượu thuốc như thế nào để tẫm bổ?
Một số món ăn - bài thuốc từ củ cải
Một số món ăn bài thuốc từ đậu phụ
Những bài thuốc quý từ “Cây ổi sau nhà”
Nước uống thích nghi với mùa hạ
Phòng ngừa bệnh bằng ăn uống
Rau và trái cây tốt hơn thuốc bổ
Rượu thực phẩm
Tác dụng chữa bệnh của một số thực phẩm
Ăn gạo lứt muối vừng chữa bệnh

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y