Dược thiện cho sản phụ thiếu sữa

Tác giả : Thạc sĩ HOÀNG KHÁNH TOÀN

Tuy chưa có những con số thống kê chính thức, nhưng trong vòng mươi năm gần đây, người ta dễ dàng nhận thấy là: tình trạng sản phụ không có sữa hoặc ít sữa đã trở nên khá phổ biến. Mặc dù hiện nay các chủng loại sữa nhân tạo dành cho trẻ em hết sức phong phú, nhưng không ai có thể phủ định một điều: sữa mẹ vẫn là thứ thức ăn quý giá và tối cần thiết cho con trẻ trong những năm tháng đầu đời. Bởi vậy, việc tìm ra và thực thi các biện pháp nhằm giúp cho người mẹ có và đủ sữa cho con bú là hết sức cần thiết.

Trong Y học cổ truyền, tình trạng không có sữa hoặc ít sữa thuộc phạm vi các chứng Nhũ chấp bất hành, Khuyết nhũ, Nhũ chấp bất túc... do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng tựu trung không ngoài hai yếu tố là huyết và khí. Theo quan niệm của cổ nhân, sữa được tạo ra từ huyết và do khí vận hành, nếu huyết thiếu hoặc khí trệ thì sẽ phát sinh bệnh chứng Khuyết nhũ. Để giải quyết tình trạng này, y học cổ truyền sử dụng nhiều biện pháp như châm cứu, bấm huyệt, dùng thuốc theo biện chứng hoặc kinh nghiệm dân gian... trong đó có một phương thức phối hợp các thực phẩm và vị thuốc chế biến thành những món ăn có tác dụng chữa bệnh hết sức độc đáo. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức điển hình để độc giả có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

Với thể bệnh khí huyết hư nhược

Chứng trạng

Sản phụ thiếu sữa hoặc hoàn toàn không có sữa, nếu có thì sữa trong và nhạt, bầu vú nhỏ và mềm nhẽo, không có cảm giác căng tức, cơ thể mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, ăn kém, chậm tiêu, hay có cảm giác khó thở, tiểu tiện trong dài, đại tiện nát hoặc lỏng, miệng nhạt, chất lưỡi nhợt...

Món ăn - bài thuốc

Bài 1: Móng giò lợn 2 cái, lạc 200g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Móng giò làm sạch, chặt miếng, rồi đem hầm với lạc cho thật nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.

Bài 2: Cá diếc 1 con (nặng chừng 100-150g), làm sạch, rán qua rồi hầm nhừ ăn hàng ngày, 7 ngày là một liệu trình. Hoặc đem hầm cùng với móng giò lợn 2 cái cho thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày.

Bài 3: Móng giò lợn 2 cái, lạc 200g, hoàng kỳ 100g, gia vị vừa đủ. Móng giò làm sạch, chặt miếng; hoàng kỳ gói vào túi vải; hai thứ đem hầm với lạc cho thật nhừ rồi bỏ bã hoàng kỳ, chế đủ gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày.

Bài 4: Nhau thai 1 cái, thịt lợn 250g, gừng tươi 9g, gia vị vừa đủ. Nhau thai rửa sạch, thái miếng; thịt lợn thái chỉ ướp gừng. Hai thứ cho vào nồi hầm lửa nhỏ cho thật nhừ rồi chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Bài 5: Chân giò lợn 1 cái, làm sạch, chặt miếng rồi đem hầm nhừ với xuyên sơn giáp 15g và thiên hoa phấn 15g, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Với thể can uất khí trệ

Chứng trạng

Sữa không thông, bầu vú căng hoặc đau tức, ngực sườn đầy chướng, không muốn ăn, thậm chí phát sốt, tinh thần căng thẳng bực bội khó chịu, rêu lưỡi vàng mỏng...

Món ăn - bài thuốc

Bài 1: Rau diếp 400g, rửa sạch, thái nhỏ, nấu canh ăn trong ngày, 5 ngày là một liệu trình.

Bài 2: Móng giò lợn 2 cái, mộc thông 5g, phật thủ 10g, lậu lô 15g, hành 2 củ. Móng giò làm sạch, chặt miếng; các vị thuốc cho vào túi vải buộc kín. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ rồi bỏ bã thuốc, chế thêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày.

Bài 3: Móng giò lợn 2 cái, củ niễng non 100g, gia vị vừa đủ. Móng giò làm sạch, chặt miếng rồi đem hầm với củ niễng cho thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Bài 4: Xương lợn 500g, thông thảo 6g, gừng tươi 10g, gia vị vừa đủ. Xương lợn rửa sạch, chặt nhỏ, đem hầm với thông thảo cho thật kỹ rồi chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn hàng ngày.

Bài 5: Rau hoàng kỳ khô 30g, thịt lợn nạc 250g. Hoàng kỳ rửa sạch, thái nhỏ, thịt lợn rửa sạch thái chỉ. Hai thứ nấu thành canh ăn trong ngày.

Ngoài ra, thực đơn của sản phụ thiếu sữa nên trọng dụng các thực phẩm như chân giò lợn, thịt dê, cá diếc, cá chép, vừng đen, lạc, hạt bí ngô, xích tiểu đậu, củ niễng, rau diếp, đậu phụ, sữa đậu nành, mạch nha, nhau thai... và đặc biệt là móng giò lợn. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, móng giò lợn, còn gọi là trư đề, trư cước, trư tứ túc... vị ngọt mặn, tính bình, có công dụng thúc sữa, bổ huyết, thường dùng làm thức ăn cho sản phụ ít hoặc không có sữa. Sách Tùy tức cư ẩm thực phổ viết: “Trư đề điền thận tinh nhi kiện yêu cước, tư vị dịch dĩ hoạt bì phu, trường cơ nhục, trợ huyết mạch năng sung nhũ chấp, giảo nhục ưu bổ” (móng giò lợn có thể làm tăng thận tinh, làm mạnh lưng và chân, bồi bổ vị dịch mà làm da dẻ sáng nhuận, cơ bắp vững chắc, dưỡng huyết mà làm tăng tiết sữa nhiều hơn so với thịt thường). Những thực phẩm cần kiêng kỵ là hạt tiêu, nhục quế, ớt, tỏi, đinh hương, rượu, trà đặc, cà phê, thuốc lá, mướp đắng, dưa hấu, dưa chuột, chuối tiêu, thị, ốc, cua...  

 

DƯỢC THIỆN
6 nguyên tắc ăn uống cho người già
Cháo thuốc chữa các bệnh về gan
Chữa bệnh cao huyết áp bằng ăn uống
Chữa bệnh cao huyết áp bằng ăn uống
Các món ăn bài thuốc cho đàn ông vô sinh
Các món ăn bài thuốc dành cho phụ nữ
Các món ăn bài thuốc từ não động vật
Cách chế biến thịt bò, thịt dê, mật lợn thành thuốc chữa bệnh
Dược thiện cho người bị di chứng tai biến mạch máu não
Dược thiện cho người viêm loét dạ dày
Dược thiện cho sản phụ thiếu sữa 
Dược thiện chống viêm mũi dị ứng
Dược thiện dành cho người bị ung thư phổi
Dược thiện dành cho người huyết áp thấp mạn tính
Dược thiện dưỡng thai
Dược thiện phòng chống táo bón
Dược thiện phòng chống tảo tiết
Dược thiện phòng chống đái dầm ở trẻ
Dược thiện phòng chống đái dầm ở trẻ em
Kiêng ăn khi uống Trung dược
Luơn, thức ăn và vị thuốc
Món ăn bài thuốc cho người béo phì
Món ăn bài thuốc cho người bị táo bón mạn tính
Món ăn bài thuốc cho người mắc bệnh đường tiết niệu
Món ăn trị tăng huyết áp
Mùa đông chọn rượu thuốc như thế nào để tẫm bổ?
Một số món ăn - bài thuốc từ củ cải
Một số món ăn bài thuốc từ đậu phụ
Những bài thuốc quý từ “Cây ổi sau nhà”
Nước uống thích nghi với mùa hạ
Phòng ngừa bệnh bằng ăn uống
Rau và trái cây tốt hơn thuốc bổ
Rượu thực phẩm
Tác dụng chữa bệnh của một số thực phẩm
Ăn gạo lứt muối vừng chữa bệnh

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y