CÁCH CHẾ BIẾN THỊT THỎ, THỊT DÊ, MẬT LỢN LÀM THUỐC CHỮA BỆNH
VĂN ĐỨC
(Theo "Diệu dụng và ăn kiêng đối với các loại thịt, trứng" - NXB Khoa học Kỹ thuật - TQ)
1. Thịt thỏ, vừng đen
Công dụng: Bổ huyết nhuận táo, bổ trung ích khí.
Chủ trị: Can thận bất túc, tóc bạc sớm, người gầy còm khô khẳng, bí đại tiện, đau lưng mỏi gối, thần kinh mệt mỏi, tứ chi mềm yếu.
Nguyên liệu: Thịt thỏ 500g, vừng đen 30g, hành, gừng, mì chính, muối tiêu, dầu vừng, nước sốt lượng vừa đủ.
Cách làm và ăn: Thỏ mổ thịt, lột vỏ bỏ da, móng chân, nội tạng. Cho thịt vào trong nồi nhúng cho đi hết máu ở thịt, sau khi sôi, hớt bọt, bỏ vào đó các thứ gia vị nói trên như hành, gừng, muối tiêu, xong đun tiếp cho thịt chín, vớt ra, để hơi nguội đôi chút, lại bỏ vào trong nồi nước sốt, đun nhỏ lửa 1 giờ, vớt ra để nguội. Chặt thành miếng vuông khoảng 2cm bày lên đĩa to. Đem vừng đen vo sạch xong rang chín thấy có mùi thơm. Ở trong bát đã bỏ saün mì chính, dầu vừng, trộn đều, vừa khỏa vừa bỏ vừng đen đã rang chín kỹ vào, sau đó tưới nước sốt đó lên đĩa thịt thỏ đã bày saün ăn kèm với các thứ gia vị kèm theo.
2. Thịt thỏ hầm với bách hợp và tam thất
Công dụng: Thanh nhiệt, nhuận phế, tư âm an thần, tiêu thũng chỉ thống, lương huyết, giải độc, bổ trung ích khí.
Chủ trị: Bị chứng bệnh bội nhiễm do điều trị các loại ung thư bằng tia phóng xạ gây nên, bị bệnh ở mạch vành của tim, bị xơ cứng mạch máu, bị trẹo đau vùng thắt lưng, chân tay tê, mất ngủ và hay mộng mị, cao huyết áp.
Nguyên liệu: Bách hợp 20g, tam thất 15g, thịt thỏ 300g, các gia vị khác như mì chính, muối ăn, xì dầu (ma gi hoặc nước mắm), gừng, hành cho vừa ăn ngon miệng.
Cách làm và ăn: Rửa sạch bách hợp, thái tam thất thành những lát nhỏ. Rửa sạch thịt thỏ, thái thành miếng. Cho cả ba thứ vào trong nồi, cho nước vừa phải vào đun sôi xong để nhỏ lửa cho sôi lăn tăn đến khi thịt chín nhừ, cho các gia vị vào là được món ăn.
Chú ý: Thịt thỏ, theo như các cuốn sách y học cổ có giá trị của Trung Quốc thì thịt thỏ "sau đông chí đến xuân phân, ăn nó sẽ bị tổn thương nhân khí". Ngoài ra, người ta đã tổng kết: Ắn thịt thỏ có khi cũng có tác dụng phụ, có một số người không nên ăn, nhất là những người bị dương hư, bị liệt dương, bị lãnh cảm tình dục. Thịt thỏ không được nấu lẫn, ăn cùng với các loại thịt ba ba, thịt rùa trong một bữa ăn.
3. Đậu xanh, đậu đỏ nhỏ nấu lẫn với mật lợn
Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, trị can nhiệt, làm tan máu độc, thanh đảm ích vị, lợi thủy thông mạch.
Chủ trị: Viêm gan mạn tính, xơ cứng gan.
Cách làm và ăn: Mật lợn 4 cái; đậu xanh 300g, đậu đỏ 300g. Rửa sạch hai loại đậu nói trên, đem ngâm trong nước lạnh nửa giờ, sau đó để ráo nước. Lấy mật lợn còn tươi mới rửa sạch túi mật, lấy nước mật ra đổ vào trong một bát sứ to, xong đổ đậu xanh và đậu đỏ nhỏ vào nước mật đó ngâm trong 3 ngày, mỗi ngày đảo đều lên 2 lần để mật thấm đều vào hạt đậu. Đậy kín bát không để cho hơi nước ở nồi đun lọt vào. Đem đun cách thủy bằng ngọn lửa to trong 3 giờ cho đậu chín nhừ (nếu nước mật còn nhiều, lại dùng lửa nhỏ sao cho thật khô, làm cho nước mật hoàn toàn thấm vào trong đậu, nhưng chú ý không để bị cháy).
Đem đậu mật lợn đã nhừ đó rang lại hoặc phơi khô kiệt rồi nghiền thành bột, bỏ lọ đậy kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g, uống với nước sôi, uống đều trong 2 tháng là 1 liệu trình.
4. Cháo thịt dê với nhục thung dung (vị thuốc trung y)
Công dụng: Bổ thận ích tinh, ôn trung kiện tỳ.
Chủ trị: Thận hư suy, đau vùng thắt lưng, bị liệt dương, di tinh, kinh nguyệt không điều hòa, đau kinh, sợ lạnh, mặt mày mờ xám.
Cách làm và ăn: Nhục thung dung 30g, thịt dê 200g, gạo nếp 250g, hành hoa 2 cây, gừng 3 lát mỏng, muối ăn vừa đủ. Đem rửa nhục thung dung, thái ra thành miếng. Rửa sạch thịt dê, thái miếng mỏng. Dùng nồi đất sắc nhục thung dung, lấy nước bỏ bã, dùng nước này để nấu cháo, cho thịt dê và lượng nước vừa phải cùng gạo nếp vào đun sôi kỹ cho chín nhừ, rồi bỏ muối, gừng, hành, mì chính vào ăn.
Chú ý: Thịt dê tính nhiệt, cho nên những người bệnh có chứng nhiệt không nên ăn. Khi bị ngoại cảm cũng không nên ăn. Thịt dê kî nhất là nấu lẫn, ăn cùng bữa với các vị thuốc và các thức ăn như bán hạ, xương bồ, đan sa (chu sa), giấm, mơ, đậu đỏ nhỏ, tương đậu, kiều mạch.