RƯỢU THỰC PHẨM
BS. NGUYỄN VĂN DƯƠNG
Trong quá trình công tác điều trị về y học cổ truyền ở Bệnh viện Y học Dân tộc, tôi có hướng dẫn cho một người lớn tuổi làm và sử dụng một số thuốc rượu thông thường. Ai cũng có thể làm được, uống để phòng bệnh, chữa một số bệnh thông thường và tăng cường sức khỏe đối với những người lớn tuổi có bệnh kinh niên.
1. Rượu tỏi
Công dụng an thần, tăng sức dẻo dai. Tên gọi là "Đại toán tửu".
Tính vị, quy kinh: Vị cay, tính ôn, hơi có độc. Vào 2 kinh can và vị.
- Tác dụng dược lý: Thanh nhiệt giải độc, sát trùng tiêu tích, huyết lî, tẩy uế, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đờm, tiêu đầy trướng, tiểu tiện khó khăn, trừ sốt rét, đau đầu, huyết áp cao và rắn cắn.
- Nguyên liệu: Tỏi lột vỏ, bổ đôi 400g.
Đường 350g.
Rượu 35o 1,8l.
- Cách làm: 400g tỏi đã bóc vỏ, bổ đôi hoặc ngang. Cho vào lọ cùng đường, rượu ngâm sau một tháng. Dùng vải sạch lọc bỏ xác lấy nước trong cho vào chai để uống lâu ngày.
- Cách uống: Mỗi ngày uống 30-40ml. Mùi hôi khó chịu. Vì thế cho chanh thái mỏng vào để uống không lo về mùi hôi của tỏi. Thường xuyên ăn tỏi rất tốt, khi chế thành rượu thì mùi hôi bớt đi, vì thế không lo khi uống làm người khác khó chịu. Có đường và không có đường đều tốt như nhau.
- Uống về lâu dài: Công hiệu: thần kinh được nghỉ ngơi. Tăng cường hoạt động của não, dạ dày, ruột, lợi tiểu, diệt ký sinh trùng đường ruột, ăn ngon phòng bệnh.
2. Rượu ớt
Chữa ớn lạnh.
- Công dụng: Tính vị, quy kinh: Vị cay nóng, tính ôn vào vị kinh.
- Tác dụng: Sát độc, tiêu độc, kích thích tiêu hóa. Khu phong trừ thấp, đau lưng, đau khớp, phong thấp, ăn ngon tiêu hóa tốt.
Công hiệu đặc biệt với chứng ớn lạnh của phụ nữ, đau thần kinh.
- Nguyên liệu: Ớt chín đỏ 15 trái.
Đường 400g.
Rượu 30o 1,8l.
- Cách làm: Ngâm cả 3 thứ vào lọ, khi rượu lên màu hồng thì bỏ ớt ra ngay.
- Cách dùng: Mỗi ngày uống độ 30ml, sau đó tăng dần lên 40ml. Theo độ quen của cơ thể.
- Công hiệu của ớt: Nói chung ớt là loại gia vị ăn phổ biến của dân tộc ta. Nhưng trên thế giới ăn nhiều ớt nhất là người Nam và Bắc Triều Tiên, nhất là món ngâm bắp cải (củ cải, ớt, giấm.). Độ cay của món này gắt hơn của người Nhật, ăn vào miệng nóng bỏng, và vị ngon cũng khác. Người Triều Tiên có bị chứng béo phì, người ta cho đó là tại thói quen ăn ớt. Ngoài ra, ớt còn có tác dụng tăng cường sức sống (giàu vitamin), cho cơ thể giữ được thân nhiệt.
3. Cách làm rượu chanh
- Nguyên liệu: Chanh to vừa phải 10 trái.
Đường 500g.
Rượu 30o 1,8l
- Cách làm: Bổ đôi trái chanh lấy 6 trái vắt lấy nước cùng với 4 trái còn lại cho vào lọ ngâm với rượu và đường. Bảo quản chỗ khô và mát trong 20 ngày thành rượu chanh.
- Tác dụng: Tính vị, quy kinh: Vị cay, chua, tính ấm bình, không độc vào kinh can. Trị nhuận phế, chữa khát, tiêu trĩ mạch lươn, trị dạ dày, ho gió, sốt trừ phong, thông huyết mạch. Trị đau mắt, u nhọt v.v.
- Liều dùng: Mỗi ngày uống 30-40ml, trước bữa ăn độ 30'-40'.