Bộ môn Pháp Y

PGS.TS. Trần Văn Liễu
TS. Đinh Gia Đức

 


Các cán bộ của bộ môn Pháp Y

Ở Việt Nam môn học Y pháp được đưa vào giảng dạy tại Trường Y Đông Dương - tiền thân của Trường Đại học Y Dược khoa Hà Nội sau này và Trường Đại học Y Hà Nội ngày nay - từ 1919 theo quyết định của Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp, do một số thầy thuốc người Pháp đảm nhận, không có bộ môn. Từ năm 1935 nước Pháp cử ông Galliard giáo sư thực thụ của Đại học Paris sang làm hiệu trưởng Trường Y Đông Dương, một số bác sỹ người Việt Nam sau này được bổ nhiệm đứng đầu các Bộ môn, trong đó có Bác sỹ Vũ Công Hoè trưởng Labô kiêm phó trưởng Khoa nội (1937) và sau 1945 phụ trách Labô Ký sinh trùng và Y pháp, sau 1945 phụ trách bộ môn Giải phẫu bệnh Y pháp, sau 1945 phụ trách bộ môn Giải phẫu bệnh - Y pháp; còn bác sỹ Trương Cam Cống trưởng Labô Mô học - Giải phẫu khẳng định bác sỹ Vũ Công Hoè và bác sỹ Trương Cam Cống là những người thầy Việt Nam đầu tiên giảng dạy môn học Y pháp ở Trường Đại học Y Hà Nội, nhưng vẫn kiêm nhiệm, không có Bộ môn Y pháp.

Tiền thân của Bộ môn Y pháp.

Từ những năm 1960 lãnh đạo Trường Đại học Y Hà Nội đã có ý tưởng thành lập Bộ môn Y pháp nên đã giữ lại một số sinh viên tốt nghiệp bác sỹ loại khá giỏi làm cán bộ giảng dạy nòng cốt cho bộ môn như bác sỹ Tưởng Bích Trúc, bác sỹ Nguyễn Văn Quán, v.v... nhưng không thành. Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975, do công tác điều tra, xét xử phạm vi cả nước đòi hỏi, công tác giám định Y pháp phải đáp ứng, nên ngày 24/2/1977 hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Hà Nội ra Quyết định số 34/YK-QĐ thành lập tổ Y pháp trong bộ môn Giải phẫu bệnh gồm có các cán bộ:

- BS. Nguyễn Như Bằng: Chủ nhiệm Khoa Giải phẫu bệnh, bệnh viện Việt Đức - Tổ trưởng.
- BS. Trần Văn Liễu: Cán bộ giảng dạy - Tổ phó.
- BS. Đinh Gia Đức: Cán bộ giảng dạy.
- BS. Nguyễn Văn Tuyển: Cán bộ giảng dạy.
- KTV. Nguyễn Thị Kim Hương.

TỔ Y PHÁP được thành lập mở đầu giai đoạn cho việc giảng dạy môn học Y pháp với chương trình gồm 50 tiết lý thuyết và 32 tiết thực tập, giảng vào học kỳ II năm VI. Tổ đã đào tạo 5 khoá chuyên khoa.

* Khoá I - 1975 - 1976 có 5 sinh viên:
Đinh Gia Đức - Nguyễn Chí Việt - Nguyễn Trọng Hải - Lê Ngọc Hùng.

* Khoá II - 1976 - 1979 gồm 5 sinh viên"
Đào Thế Tân - Nguyễn Ngọc Quý - Đỗ Xuân Soạn - Nguyễn Trọng Lợi (Bộ nội vụ gửi) - Lê Việt Vùng (Bộ nội vụ gửi)

* Khoá V - 1980 - 1981 có 7 sinh viên
Phạm Xuân Toàn - Nguyễn Hữu Mạnh - Ngô Văn Trung - Đặng Văn Thao - Nguyễn Văn Toàn - Nguyễn Đăng Thiên Tích.

Bên cạnh công tác giảng dạy, phục vụ tố tụng, Tổ Y pháp đã quan tâm đào tạo cán bộ đi trước một bước, tạo mọi điều kiện để BS. Đinh Gia Đức thi nghiên cứu sinh thành công và học tập ở Tiệp Khắc về tai nạn giao thông.

Bộ môn Y pháp ra đời.

Công tác điều tra phá án ngày càng mở rộng, xã hội đòi hỏi điều tra, xét xử phải công bằng, khoa học, khách quan, đúng người đúng tội, trong đó vài trò của Y pháp góp phần rất quan trọng, việc đào tạo bác sỹ Y pháp phục vụ tố tụng yêu cầu số lượng lớn, phạm vi chức năng của Tổ Y pháp bị hạn chế, nên ngày 19/5/1983. Bộ Y tế ra Quyết định 388/ BYT-QĐ ngày 25/5/1983 thành lập Bộ môn Y pháp. Tiếp theo Quyết định 388/ BYT-QĐ ngày 25/5/1983 Bộ Y tế có Quyết định 389/ BYT-QĐ bổ nhiệm PTS Trần Văn Liễu làm Phó trưởng Bộ môn.

Trên cơ sở các Quyết định 388, 389/BYT-QĐ của Bộ Y tế, ngày 2/8/1983 quyền Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội TS Nguyễn Năng An ký Quyết định 237/YK-QĐ xác định: Bộ môn Y pháp được tách từ Bộ môn Giải phẫu bệnh là đơn vị trực thuộc Ban Giám hiệu. Biên chế của Bộ môn Y pháp gồm có các cán bộ sau đây chuyển từ Bộ môn Giải phẫu bệnh :

1. PTS Trần Văn Liễu: Phó trưởng Bộ môn.
2. BS Nguyễn Văn Tuyển: Cán bộ giảng dạy.
3. BS Đào Thế Tân: Cán bộ giảng dạy.
4. BS Ngô Hường Dũng: Cán bộ giảng dạy.
5. KTV Nguyễn Thị Kim Hương.
6. KTV Nguyễn Huy Tuấn.

Nhà trường mời BS Nguyễn Như Bằng: Chủ nhiệm Khoa Giải phẫu bệnh , bệnh viện Việt Đức làm trưởng Bộ môn.

Năm học 1983 - 1984 là năm học đầu tiên Bộ môn được thành lập, cán bộ công nhân viên ít, cơ sở vật chất hầu như không có gì, chủ nhiệm Bộ môn là cán bộ kiêm nhiệm, ít có điều kiện chỉ đạo sát sao công việc của Bộ môn, không có cán bộ chuyên sâu về Y pháp, địa bàn hoạt động phân tán. Đặc biệt Bộ môn mới ra đời đã phải đảm nhận vai trò cấp trung ương đầu ngành Y pháp cả nước do GS. Hoàng Đình Cầu Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế giao 5/11/1983. Năm học này Bộ môn đặt tên là "NĂM XÂY DỰNG BỘ MÔN" trên 2 mặt công tác:

1. Xây dựng chính trị tư tưởng: Đoàn kết nội bộ, đoàn kết với Khoa Giải phẫu bệnh, bệnh viện Việt Đức - ý thức tổ chức kỷ luận - tinh thần làm chủ - chống tiêu cực.

2. Xây dựng tổ chức - cơ sở vật chất, bám sát hiện trường - gắn giảng dạy với phục vụ.


Hoạt động của bộ môn Pháp Y

Bộ môn nhận đỡ đầu công tác giám định Y pháp cho Sở Công an Hà Sơn Bình (nay là tỉnh Hoà Bình và Hà Tây) từ năm 1982 -1985, đã giúp cho Hà Sơn Bình làm tốt công tác đấu tranh chống tội phạm hình sự, nhất là trong các vụ án giết người. Đồng thời cũng tích luỹ cho Bộ môn nhiều kinh nghiệm ứng xử pháp lý. Một khó khăn lớn đến với Bộ môn, từ năm 1984 đến 1986 Chủ nhiệm Bộ môn biệt phái giúp Đại học Cần Thơ, 2 cán bộ được động viên vào phục vụ quân đội: (BS Ngô Hường Dũng, BS Lưu Sỹ Hùng), 2 cán bộ đi nghiên cứu sinh nước ngoài (BS Đinh Gia Đức, BS Nguyễn Văn Tuyển), chỉ còn lại PTS Trần Văn Liễu, BS Đào Thế Tân và PTS Nguyễn Phúc Cương giảng viên kiêm nghiệm với kỹ thuật viên Nguyễn Thị Kim Hương, Nguyễn Huy Tuấn đã phải làm việc hết sức mình để hoàn thành nhiệm vị chính trị của Bộ môn.

Giai đoạn ổn định và phát triển:

Từ sau 1988, khó khăn lớn không còn, những thuận lợi căn bản đến với Bộ môn: có chi bộ, có tổ công đoàn và một phân đoàn thành niên. Chủ nhiệm và các cán bộ đi học, biệt phái lần lượt trở về, 4 cán bộ của Bộ môn và 1 giảng viên kiêm nghiệm được bổ nhiệm làm giám định viên, giám định viên trưởng Y pháp trung ương. Bộ Y tế giao cho trọng trách là bộ môn đầu ngành, chủ nhiệm được phong phó giáo sư (3/3/1992) được bầu làm Bí thư Đảng uỷ Nhà trường (1989 - 1991) và giảng viên kiêm nghiệm PTS Nguyễn Phúc Cương cũng được phong phó giáo sư là những yếu tố góp phần làm cho uy tín của Bộ môn được các đơn vị trong và ngoài trường biết đến.

Bộ môn đã xây dựng được chương trình, nội dung giảng dạy cho Y6 đa khoa ổn định cả về lý thuyết và thực tập. Chương trình này được các trường

Đại học Y cả nước áp dụng. Chương trình đào tạo cao học, BS chuyên khoa cấp I, BS chuyên khoa định hướng cũng đã hoàn thành.

Bộ môn đã có tập Bài giảng Y pháp dùng cho Y6 đa khoa xuất bản 1985, tái bản 1991 là tài liệu cơ bản cho sinh viên học tập. Tập thể cán bộ của Bộ môn đã viết cuốn sách tham khảo Y PHÁP VỚI ĐIỀU TRA HÌNH SỰ xuất bản 1989, tái bản 1992.

Đã hỗ trợ giảng và đào tạo cán bộ giảng dạy cho các trường bạn như: Đại học Y Bắc Thái (Thái Nguyên), Y Hải Phòng, Y Thái Bình, Y Tây Nguyên, Y Cần Thơ, Đại học Luật Hà Nội và trường Cao Đẳng Kiểm soát Hà Nội. Giúp Tổ chức giám đinh Y pháp trung ương mở các lớp tập huấn nghiệp vụ Y pháp cho 24 tỉnh thành phố (8 phía Bắc, 16 tỉnh phía Nam).

Đã đào tạo sau đại học: 11 khoá chuyên khoa định hướng, 4 khoá chuyên khoa cấp I, 3 Thạc sỹ và 1 Nghiên cứu sinh.

Nâng cao trình độ cán bộ: 3 cán bộ bảo vệ thành công luận án phó Tiến sỹ ở nước ngoài (Ba Lan, Tiệp), 2 kỹ thuật viên cơ bằng cử nhân và 1 Y công có bằng trung cấp văn thư.

Bám sát hiện trường, bám sát thực tế, bộ môn đã chủ trì và phối hợp hoàn thành 27 đề tàu cấp cơ sở, 3 đề tài cấp Bộ và đã nghiên cứu xây dựng được 8 mô hình quy trình thực nghiệm trên súc vật phục vụ thực tập, minh hoạ cho lý thuyết.

Gắn cán bộ với thực tế bệnh viên - Khoa Giải phẫu bệnh Bệnh viện Việt Đức có nhiều khó khăn nhưng lãnh đạo bộ môn luôn xác định gắn với bệnh viện là sự sống còn và phát triển của Bộ môn. Vì vậy, mọi người coi công việc của bệnh viện, của Khoa như công việc của nhà trường, của Bộ môn, hội nhập với cán bộ viên chức của khoa, nên được khoa ủng hộ giúp đỡ có hiệu quả.

Gắn cán bộ với thực tế phục vụ tố tụng trên tất cả các lĩnh vực giám đinh, giám định người sống, giám định tử thi trên hiện trường, giám định qua hồ sơ... là những mục tiêu mà Bộ môn luôn bám sát thực hiện vô điều kiện. Đã khám nghiệm hàng ngàn tử thi, hàng chục ngàn lượt giám định tổn hại sức khoẻ, qua đó có tư liệu minh hoạ cho bài giảng đồng thời góp phần đắc lực giúp cơ quan điều tra, xét xử giải quyết tốt các vụ án. Trong phục vụ khó khăn gian khổ, không sợ hy sinh, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, đồng cam cộng khổ với cán bộ điều tra vì lợi ích chung là giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội.

BỘ MÔN VỚI SỰ RA ĐỜI VIỆN Y HỌC TƯ PHÁP TRUNG ƯƠNG

Viện Y học Tư pháp Trung ương ra đời là tất yếu của quá trình xây dựng nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Song sự ra đời của Viện không thể không nói đến công lao của cán bộ công chức Bộ môn Y pháp trường Đại học Y Hà Nội, bởi họ là những người gieo hạt "Viện" nảy mầm thành cây. Là bộ môn đầu ngành Y pháp được xác định từ 1983 đã tham gia giải quyết hầu hết các vụ việc liên quan đến tố tụng phạm vi cả nước. Ngày 21/7/1989 Nghị định 117/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra đời, trên cơ sở đó Bộ Y tế ra Quyết định 64/BYT-QĐ và Quyết định 1059/BYT-QĐ bổ nhiệm giám định viên Y pháp trung và thành lập Tổ chức giám định Y pháp trung ương thuộc Bộ Y tế, Bộ môn Y pháp đều có trách nhiệm ở đó. Tất cả các văn bản dự thảo các đề án thành lập Viện dù mô hình lồng ghép hay không lồng ghép, chắp bút, giải trình với cấp trên, nòng cốt vẫn là cán bộ của Bộ môn Y pháp. Viện được thành lập việc sắp xếp tổ chức, nhân sự ban đầu của Viện, con người thuộc Bộ môn cũng được góp phần quan trọng: Viện trưởng là chủ nhiệm Bộ môn PGS.TS Trần Văn Liễu, 1 phó Viện trưởng là phó trưởng Bộ môn (TS Đinh Gia Đức); Trưởng phòng kế hoách là trợ lý giáo tài của bộ môn (BSCKI Ngô Hường Dũng). Phó khoa khám nghiệm từ thi hài cốt trợ lý quản trị của Bộ môn (ThS Lưu Sỹ Hùng); Trợ lý Viện trưởng là trợ lý giáo vụ của Bộ môn (BSCKI Đào Thế Tân) và tất cả các cán bộ viện chức của bộ môn cũng đều kiêm nghiệm, công tác của Viện Trụ sở của Bộ môn đồng thời cũng là trụ sở của Viện. Đặc biệt Viện mới thành lập, khung cán bộ chủ chốt thiếu, theo yêu cầu của Viện, bộ môn sẵn sàng để BS Ngô Hường Dũng và CN Nguyễn Thị Kim Hương chuyển biên chế sang Viện trực tiếp xây dựng Viện lâu dài.

Có thể khẳng định, Bộ môn Y pháp với sự ra đời cỉa Viện Y học Tư pháp Trung ươn đã nói lên phần nào sự đóng góp đáng kêt vào quá trình hình thành Viện, và Bộ môn cũng đã thực hiện được chức năng Bộ môn đầu ngành mà Bộ Y tế giao phó. Đồng thời cũng nhắc nhở cán bộ công chức của Bộ môn, của Viện hiện nay cũng như sau này gắn bó với nhau cả về ý chí cũng như hành động trong sinh hoạt, trong chuyên môn nghiệp vụ giúp đỡ lẫn nhau vì sự nghiệp khoa học Y pháp và sự nghiệp đào tạo của Bộ môn của Trường Đại học Y Hà Nội, xây dựng Viện, xây dựng Bộ môn tiến nhanh, tiến vững chắc trên con đường hiện đại hoá ngành Y pháp Việt Nam, từng bước hội nhập ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Update 2/3/2002

Pháp Y

'Khoảng trống' trong giám định pháp thương tật
Bác sĩ pháp y và hành trình tìm sự thật các vụ án
Bác sĩ pháp y và những điều chưa kể
Bí ẩn về một kho xương người ở Hà Nội
Bộ môn Pháp Y
Có thể nhờ người nước ngoài giám định tư pháp
Có thể xét nghiệm tóc mà biết bệnh không?
Cô gái bị bệnh "thích đàn ông"
Dấu vết cũng biết nói
Khám nghiệm pháp y bằng giòi: Nhiều bất cập
Khó khăn trong việc sao hồ sơ bệnh án
Nghề Pháp y
Nghệ thuật của pháp y (phần I)
Nghệ thuật của pháp y (phần II)
Nghệ thuật của pháp y (phần III)
Nghệ thuật của pháp y (phần IV)
Nghệ thuật của pháp y (phần V)
Nghệ thuật của pháp y - (phần cuối)
Những người làm việc với xác chế
Những người đi nhặt tử thi
Những người đi tìm câu trả lời từ tử thi
Những người “khiến” bộ xương lên tiếng
Phá án bằng công nghệ ADN
Sống cùng tử thi
Sự kiện "Hysteria tập thể" dưới con mắt các nhà khoa học
Sự phân rã phóng xạ công cụ mới cho các nhà pháp y
Trái tim Louis 17 : Cuộc hành trình dài hơn 200 năm
Viện Pháp y quân đội - những người làm sáng tỏ sự thật
Vụ tự sát lạ lùng nhất trong lịch sử
Xét nghiệm ADN lật mặt hung thủ 13 vụ hiếp dâm

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ