Có thể xét nghiệm tóc mà biết bệnh không?

Bệnh tật để lại dấu vết ở nhiều bộ phận cơ thể. Y học đã chẩn đoán được bệnh khi phân tích máu, nước tiểu, phân, nước não tuỷ, tế bào gan, khối u... thì cũng có thể tìm triệu chứng bệnh khi nghiên cứu một sợi tóc.

Việc xét nghiệm tóc sẽ giúp tìm ra bệnh mà chẳng làm bệnh nhân mất một giọt máu nào, cũng không phải chịu đau đớn khi bị mũi kim chọc vào xương thịt. Điều này cũng rất tiện lợi cho người làm xét nghiệm vì tóc có thể giữ nguyên các tính chất sau một thời gian rất dài chứ không bị phân hủy như các bộ phận khác.

Sở dĩ có thể chẩn đoán bệnh qua tóc là do các nguyên tố vi lượng đã được đưa vào cơ thể thường tập trung ở tóc với nồng độ cao gấp hàng chục lần so với trong nước tiểu và huyết thanh. Thực nghiệm cho thấy các chất ma túy như amphetamin, bacbiturat bắt đầu xuất hiện trên tóc vào khoảng 3 tháng sau khi được đưa vào cơ thể bằng đường uống hay tiêm. Vì vậy, một người nghiện ma tuý thường khó mà giấu nổi bác sĩ tật xấu của mình.

Không chỉ "gọi tên" các hóa chất có trong sợi tóc, các nhà khoa học còn có thể biết chất đó đã vào cơ thể từ bao giờ dựa vào việc nó được tìm thấy ở đoạn nào của sợi tóc. Chẳng hạn, dựa vào kết quả xét nghiệm từng đoạn tóc một người nghiện, thầy thuốc có thể biết được anh ta đã dùng ma túy trong bao lâu.

Những người đầu tiên nghĩ ra phương pháp định bệnh tiện lợi và hiệu quả này là các bác sĩ pháp y. Kẻ tội phạm để lại hiện trường một sợi tóc. Bác sĩ pháp y soi tiêu bản tóc dưới kính hiển vi và phân chất, đối chiếu để tìm ra thủ phạm. Từ chỗ chỉ dùng trong việc lĩnh vực hình sự, phương pháp xét nghiệm tóc đã được ứng dụng để chẩn đoán bệnh tật, đo mức ô nhiễm môi trường, đánh giá bộ óc học giỏi hay dốt…

Sợi tóc biết nói

Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do các kim loại nặng (chì, thạch tín, thuỷ ngân, cadimi…), bác sĩ vệ sinh phòng dịch chỉ cần xác định hàm lượng các chất này trong tóc. Ví dụ, tóc dân chài ở một vùng nước Pháp chứa nhiều thuỷ ngân có nghĩa là vùng biển này chứa nhiều thủy ngân do các cơ sở công nghiệp thải ra. Cá ở đây ăn phải thủy ngân và chất này được đưa vào cơ thể dân chài khi họ ăn cá. Hiện tượng có nhiều chì trong tóc công nhân in, thợ đúc... cũng có thể được lý giải tương tự.

Còn nếu như trong sợi tóc của một người có nhiều canxi? Điều đó chứng tỏ vôi không ở yên trong xương, mà chạy lung tung sang các bộ phận khác, một dấu hiệu tuổi già đến sớm. Hàm lượng kẽm giảm trong tóc cho biết con người đó đã phải chịu nhiều sự công kích, bị suy nhược và tóc cũng hay rụng.

Trong tóc của người bị phù tích đọng nhiều natri. Trẻ em bị bệnh ỉa chảy mỡ thì tóc có dấu hiệu tăng natri và giảm canxi rõ rệt (đây là một bệnh di truyền, do rối loạn tuỵ tạng khiến dịch nhầy tiết nhiều, có thể gây tắc ruột ở trẻ sơ sinh dẫn đến tử vong). Còn những người bị chứng đái ra chất pheninxeton (một bệnh bẩm sinh khác) thì hàm lượng canxi và thuỷ ngân trong tóc rất thấp.

Hai bác sĩ Canada là R. Phin và A. Godot đã phân chất một số nguyên tố hoá học trong tóc trẻ em và nhận thấy, tóc người học dốt thì thừa chì, cadimi, man gan và thiếu liti, crom, trong khi tóc học sinh giỏi thì nhiều kẽm, đồng mà ít chì, iốt, cadimi.

Nếu như trước đây, pháp y chỉ phân chất được khoảng 10 nguyên tố hoá học có trong tóc thì ngày nay, y học đã định lượng được trên bốn chục nguyên tố hoá học. Tuy nhiên, tóc nhuộm hoặc sau khi được gội bằng hoá chất không thể dùng để xét nghiệm được. Khi đó phải dùng lông để phân tích. Ngày nay, người ta có thể dùng quang phổ nguyên tử để phân tích tóc, lông hay râu.

Pháp Y

'Khoảng trống' trong giám định pháp thương tật
Bác sĩ pháp y và hành trình tìm sự thật các vụ án
Bác sĩ pháp y và những điều chưa kể
Bí ẩn về một kho xương người ở Hà Nội
Bộ môn Pháp Y
Có thể nhờ người nước ngoài giám định tư pháp
Có thể xét nghiệm tóc mà biết bệnh không?
Cô gái bị bệnh "thích đàn ông"
Dấu vết cũng biết nói
Khám nghiệm pháp y bằng giòi: Nhiều bất cập
Khó khăn trong việc sao hồ sơ bệnh án
Nghề Pháp y
Nghệ thuật của pháp y (phần I)
Nghệ thuật của pháp y (phần II)
Nghệ thuật của pháp y (phần III)
Nghệ thuật của pháp y (phần IV)
Nghệ thuật của pháp y (phần V)
Nghệ thuật của pháp y - (phần cuối)
Những người làm việc với xác chế
Những người đi nhặt tử thi
Những người đi tìm câu trả lời từ tử thi
Những người “khiến” bộ xương lên tiếng
Phá án bằng công nghệ ADN
Sống cùng tử thi
Sự kiện "Hysteria tập thể" dưới con mắt các nhà khoa học
Sự phân rã phóng xạ công cụ mới cho các nhà pháp y
Trái tim Louis 17 : Cuộc hành trình dài hơn 200 năm
Viện Pháp y quân đội - những người làm sáng tỏ sự thật
Vụ tự sát lạ lùng nhất trong lịch sử
Xét nghiệm ADN lật mặt hung thủ 13 vụ hiếp dâm

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ