Sự kiện "Hysteria tập thể" dưới con mắt các nhà khoa học

Thực tập cấp cứu một trường hợp ngất do Hysteria ở nước ngoài

Khoảng hơn 7 giờ sáng ngày 4/10/2004, một học sinh Trường phổ thông Nguyễn Hiền thuộc phường Hòa Cường, quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng, đang học thì tự nhiên ngất xỉu, bất động hoàn toàn. Như luồng điện lan truyền, một số học sinh trong lớp cũng bị tình trạng tương tự.

Tin này như một phản ứng dây chuyền cả trường, thầy trò hoảng hốt vì chưa hề thấy hiện tượng lạ lùng như thế này bao giờ. Giả thuyết lúc đầu được nhắc đến là ngộ độc tập thể! Có điều các cháu không ói mửa, không có hiện tượng bài tiết phân, nước tiểu. Sau khi được xoa bóp và làm các thủ thuật hồi sức cấp cứu, nhiều cháu dần hồi tỉnh. Còn lại 5-6 cháu vẫn ngất lịm được chuyển lên xe cứu thương đưa đến cơ sở y tế. Cuối cùng, với các biện pháp điều trị, các cháu đã dần trở lại bình thường.

Phần lớn các cháu đều kể lại rằng, triệu chứng đầu tiên là một cơn rùng mình và sau đó bất tỉnh. Tất cả 30 cháu đều là nữ, tuổi từ 14 đến 18, đặc biệt có vài cháu trong  3 tiếng đồng hồ có đến ba lần ngất xỉu. Ngành Y tế nhận định được đây là một cơn “Hysteria tập thể".

Đến ngày  6/12 ở Trường trung học Kinh tế kỹ thuật Phương Đông cách trường Nguyễn Hiền khoảng vài ba trăm mét, 27 học sinh nữ cũng xuất hiện tình trạng tương tự, nhưng có kinh nghiệm xử lý từ Trường Nguyễn Hiền, nên các cháu học sinh Trường Phương Đông nhanh chóng hồi phục khi có sự can thiệp kịp thời của nhân viên y tế chuyên khoa tâm thần học. Tuy nhiên, số lượng các ca bệnh “Hysteria” ở cả hai trường này cộng lại cũng chưa bằng con số các ca bệnh có triệu chứng tượng tự ở Trường trung học Xuân Ái, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, cách đây khoảng  2 tháng, là 130 cháu với tổng số 175 lượt “cơn Hysteria” với các biểu hiện lâm sàng đa dạng hơn vì ngoài cơn ngất lịm còn có một số cháu lên cơn co giật.

"Hysteria" là một bệnh tâm thần có căn nguyên tâm lý. Bản chất chính xác của bệnh đến giờ các nhà tâm thần học thế giới vẫn chưa xác định được. Nhưng các biểu hiện  lâm sàng, đặc điểm nhân cách  (hay loại hình thần kinh)  và yếu tố sang chấn tâm lý là ba vấn đề đã khẳng định được. Bệnh cảnh lâm sàng của loại này rất đa dạng. Người bệnh có một hay vài biểu hiện sau mà các bác sĩ chuyên khoa tâm thần gọi là “cơn Hysteria” như cơn quên, cơn co giật toàn thân, gật, lắc đầu, nháy mắt, múa giật, múa vờn, run toàn thân hay một tay, chân có khi lại sững sờ (bất động); cơn mù mắt hoàn toàn và cơn điếc đột ngột, cơn liệt tay, chân, cơn câm hay nói khó, nói lắp; cơn mất vị giác, khứu giác, mất cảm giác da hay tê bì, cơn co thắt ruột, cơn nôn, cơn nấc, cơn ngủ mà trong cơn, người bệnh thỉnh thoảng lại thở dài, thổn thức hoặc khóc, cười... Lại có cơn tự nhiên vùng chạy, leo trèo, gào thét hoặc kèm theo nói linh tinh, khóc, cười hoặc trốn khỏi nhà.

Trường hợp các cháu ở Đà Nẵng là cơn ngất lịm, với loại cơn này bệnh nhân như thấy cơ thể mềm yếu dần rồi từ từ ngã xuống, nằm thiêm thiếp, mắt chơm chớp. Các cháu ở Hạ Hòa, Phú Thọ lại có những cơn co giật toàn thân mà nhân dân dễ nhầm với cơn động kinh toàn thể (động kinh cơn lớn). Có điều bệnh nhân động kinh đột ngột ngã ở bất kỳ nơi nào kể cả chỗ bẩn, nguy hiểm như lửa, điện, nước... Trong cơn, bệnh nhân không hề biết gì, sau cơn lại quên hoàn toàn sự việc vừa diễn ra (ngay trước và trong cơn), có khi bệnh nhân còn sùi bọt mép, đái dầm. Trái lại bệnh nhân Hysteria, khi ngã bao giờ cũng chọn chỗ sạch, không nguy hiểm, bệnh nhân giãy giụa là chính chứ không hoàn toàn co giật như động kinh, đặc biệt trí óc bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, vẫn dõi theo và biết hết mọi cử động, lời nói của người thân và y, bác sĩ. Sau cơn, bệnh nhân Hysteria nhớ chính xác toàn bộ sự việc vừa xảy ra, đặc biệt họ không bao giờ đái dầm.

Từ trước Công nguyên, Hypocrates, ông tổ của y học đã mô tả rất đầy đủ các triệu chứng của bệnh mà người đời sau không phát hiện được gì thêm. Ông chỉ chưa phân biệt bệnh này với động kinh mà thôi. Sau đó Plato thấy bệnh xuất hiện chỉ ở phụ nữ nên cho rằng bệnh xuất phát từ tử cung và do tử cung di chuyển trong cơ thể... qua não, vì thế bệnh mới có tên “Hysteria” - tiếng Hy Lạp nghĩa là tử cung. Đến thế kỷ XVII, một thầy thuốc danh tiếng là Charles Lepois tuyên bố bệnh xuất phát từ não, không phải do tử cung vì ông đã phát hiện được bệnh này ở nam giới tuy số người mắc ít hơn nhiều so với nữ...

Ngày nay các nhà tâm thần học đều thống nhất rằng: Bệnh tâm căn Hysteria phát sinh ở những người có loại hình thần kinh yếu, không thăng bằng, không linh hoạt. Ngoại trừ một số rất ít trường hợp bệnh Hysteria có nguyên nhân sinh học là thiếu sót ở não thì phần lớn não của các bệnh nhân này đều bình thường và nhân cách yếu được hình thành từ thời thơ ấu do yếu tố giáo dục, môi trường sống. Những đứa trẻ thường được chiều chuộng  quá mức, chúng muốn gì được nấy nên hình thành tính vị kỷ cao. Cảm giác của chúng rất nhạy, đặc biệt là các giác quan, nhưng tư duy thường nông cạn, thiên về cụ thể, hình tượng. Hay nói về bản thân mình, trong khi trí tưởng tượng lại phong phú nên thường bịa đặt để câu chuyện của mình thêm ly kỳ.  Khi lớn dần lên, nhân cách này càng trở nên đậm nét. Vì thế nếu đòi hỏi không được đáp ứng sẽ phát sinh những phản ứng tức giận quá mức, thất vọng nặng nề hay lo sợ cao độ... và triệu chứng Hysteria sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, điều kiện môi trường có thể làm phát sinh những cơn Hysteria (mặc dù hiếm hoi) ở những người có loại hình thần kinh mạnh, thăng bằng. Chẳng hạn sự gian khổ, thiếu thốn kéo dài, căng thẳng thần kinh triền miên hay những chấn thương cơ thể có thể làm phát sinh những cơn Hysteria.

Nói chung Hysteria là kết quả cảm ứng những nét tiêu cực của các nhân cách trong cùng một môi trường do có sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Vì thế, trong một thời gian ngắn có thể lôi cuốn nhiều người trong cùng một “nhóm” vào một trạng thái bệnh lý giống nhau. Hysteria không gây hậu quả nghiêm trọng cho não, không gây di hại về tâm thần nhưng không vì thế mà không quan tâm và có cách phòng chống ở tuổi trung niên trở đi, số người có bệnh này giảm hẳn nhưng hậu quả của nó không nhỏ. Với các bác sĩ, người viết xin phép được dùng tên cũ Hysteria, nếu dùng tên gọi theo loại bệnh quốc tế hiện hành (rối loạn phân ly hay chuyển di) người đọc khó hiểu. Đúng ra khi khẳng định bệnh này xuất phát từ não, Charles Lepois đã “khai tử” chữ Hysteria rồi

Liên Hương

Pháp Y

'Khoảng trống' trong giám định pháp thương tật
Bác sĩ pháp y và hành trình tìm sự thật các vụ án
Bác sĩ pháp y và những điều chưa kể
Bí ẩn về một kho xương người ở Hà Nội
Bộ môn Pháp Y
Có thể nhờ người nước ngoài giám định tư pháp
Có thể xét nghiệm tóc mà biết bệnh không?
Cô gái bị bệnh "thích đàn ông"
Dấu vết cũng biết nói
Khám nghiệm pháp y bằng giòi: Nhiều bất cập
Khó khăn trong việc sao hồ sơ bệnh án
Nghề Pháp y
Nghệ thuật của pháp y (phần I)
Nghệ thuật của pháp y (phần II)
Nghệ thuật của pháp y (phần III)
Nghệ thuật của pháp y (phần IV)
Nghệ thuật của pháp y (phần V)
Nghệ thuật của pháp y - (phần cuối)
Những người làm việc với xác chế
Những người đi nhặt tử thi
Những người đi tìm câu trả lời từ tử thi
Những người “khiến” bộ xương lên tiếng
Phá án bằng công nghệ ADN
Sống cùng tử thi
Sự kiện "Hysteria tập thể" dưới con mắt các nhà khoa học
Sự phân rã phóng xạ công cụ mới cho các nhà pháp y
Trái tim Louis 17 : Cuộc hành trình dài hơn 200 năm
Viện Pháp y quân đội - những người làm sáng tỏ sự thật
Vụ tự sát lạ lùng nhất trong lịch sử
Xét nghiệm ADN lật mặt hung thủ 13 vụ hiếp dâm

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ