Nghề Pháp y

Người dân chỉ được nghe nguyên nhân lây nhiễm HIV là tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục, họa hoằn mới nói về phơi nhiễm của cảnh sát, nhân viên y tế... Tuyệt nhiên chưa ai nói về nguy cơ lây nhiễm cao ở nghề Pháp y.

Ngày 2/11/2006, Viện Pháp y quốc gia chính thức được thành lập sau gần bốn năm  chuẩn bị kể từ khi được Bộ Chính trị ra Nghị quyết 08-NQ/TƯ (ngày 2/1/2003) về cải cách tư pháp, trong đó có nội dung chỉ đạo việc quan trọng, cần kíp này.

Vậy là sau hơn 60 năm  từ ngày lập nước, chúng ta đã có Viện Pháp y của cả nước, một cơ quan chuyên môn cao nhất về một công việc phức tạp nhất, có nhiều kiện tụng dai dẳng nhất trong các loại giám định tư pháp (GĐTP) mà mọi quốc gia phải thường xuyên đối mặt, bởi loại GĐ này liên quan tới tính mạng, sức khỏe và nhân phẩm con người.

Sau hơn 60 năm tồn tại và phát triển (năm 1945 Chính phủ đã ban hành sắc lệnh đầu tiên về công tác pháp y) của loại GĐ quan trọng bậc nhất này, chúng ta mới thành lập được Viện Pháp y Quốc gia có thể nói là chậm nhưng vẫn đáng mừng.

Trước năm 1988 - Nhà nước ban hành Nghị định 117/HĐBT về GĐTP nói chung - đã hình thành ba lực lượng Pháp y trong cả nước thuộc ba ngành Công an, Quân đội và Y tế do đòi hỏi bức thiết của hoạt động tố tụng. Từ năm 1988 trở đi, định hình lực lượng Pháp y càng rõ nét ở ba ngành trên và xu hướng theo tập quán quốc tế là: Pháp y Quân đội, phục vụ các cơ quan tiến hành tố tụng (THTT) trong quân đội; Pháp y Công an và Y tế phục vụ các cơ quan THTT ngoài quân đội, trong đó Pháp y Quân đội và Công an làm chuyên nghiệp và Pháp y Y tế làm kiêm nhiệm.

Cùng với quyết nghị thành lập Viện Pháp y Quốc gia của Bộ Chính trị, ngày 1/1/2005 Nhà nước có Pháp lệnh Giám định Tư pháp (PLGĐTP) tiến bộ hơn thay thế cho NĐ 117/HĐBT còn nhiều bất cập. Theo pháp lệnh này, giám định Pháp y không còn mô hình kiêm nhiệm mà bắt buộc phải làm chuyên nghiệp.

Với Pháp y Công an và Quân đội do đã làm chuyên nghiệp từ lâu nên không phải lo việc chuyển đổi. Với Pháp y ngành Y tế, ngoài cấp trung ương đã chuyển sang chuyên nghiệp từ năm 2002, còn lại toàn bộ hệ thống địa phương (trừ hai tỉnh) đều làm GĐ kiêm nhiệm  nên việc xây dựng hệ thống tổ chức cùng với thay đổi phương thức hành nghề của cả hệ thống này rất nan giải.

Theo pháp lệnh, các tỉnh, thành phố có trên 3 giám định viên (GĐV) Pháp y thành lập Trung tâm Giám định Pháp y trực thuộc Sở Y tế, nếu có 3 GĐVPháp y thì thành lập phòng Pháp y thuộc bệnh viện tỉnh. Cho đến nay, sau gần hai năm PLGĐTP có hiệu lực thi hành, số trung tâm và phòng Giám định Pháp y được thành lập chưa đáng là bao mà nguyên nhân là những vấn đề rất cũ, nhiều ngành, nhiều người biết từ lâu nhưng chưa có cách nào khắc phục.

Những vấn đề này làm khó Pháp y cả nước chứ không riêng gì ngành Y tế. Trước hết, “cánh cửa” ngăn cản việc tuyển dụng người làm Pháp y là tâm lý sợ tử thi thâm căn cố đế của người Á Đông mà các bác sĩ (BS) cũng không phải là ngoại lệ.

Họ sợ tử thi từ trực giác lạnh lẽo của sự chết chóc đến mùi tử khí, sau đó là khía cạnh tâm lý, bởi người dân hay cán bộ sợ tử thi đến nỗi sợ cả BS Pháp y, rồi đến khía cạnh tâm linh. Sợ đến nỗi có BS, bố mẹ mất cũng không dám tắm rửa, thay quần áo cho các cụ. Vì thế ở tỉnh Gia Lai - Kon Tum (cũ) BS Pháp y y tế đứng xa tử thi cả trăm mét, cử kỹ thuật viên (y tá) vào mổ nên kết luận sai phải khai quật tử thi để GĐ lại. Ở Đắk Lắk, Khánh Hòa BS Pháp y y tế cho kỹ thuật viên đến hiện trường mổ, còn mình thì ở nhà và sau đó viết kết luận GĐ (?!).

Nghề Y có hai chuyên khoa thường phải tiếp xúc với xác chết là Giải phẫu bệnh lý (GPBL) và Pháp y. Ngay khi còn ở Trường Y, nếu năm cuối cùng bị phân học một trong hai chuyên khoa này thì gần như 100% sinh viên tìm mọi cách để thoái thác. Thậm chí khi phải miễn cưỡng học chuyên khoa này, ra trường cũng tìm mọi cách để “sang số” như đi học rồi làm chuyên khoa khác hoặc bỏ nghề. Hiếm hoi vài cá nhân chấp nhận làm  công việc này để đổi lấy nơi công tác là thị xã, thành phố, không phải đi vùng sâu vùng xa, tiếp tục nuôi chí bền tìm cơ hội “sang số”.

Các trường đại học y đều có bộ môn Pháp y nhưng từ khi có đến nay không được đào tạo BS chuyên khoa mới vì không ai chịu học nên chỉ đào tạo lại. Thứ đến là điều kiện làm việc, ở các quốc gia phát triển, nếu có người chết mà phải điều tra, khám nghiệm hiện trường xong, họ chở xác về Cơ quan GĐPháp y, BS Pháp y đến khám nghiệm và mổ tử thi trong giờ hành chính, có đầy đủ phương tiện cần thiết, nhất là được đứng mổ, tư thế thoải mái.

Ở ta thì khám nghiệm và mổ tại hiện trường trên mọi loại địa hình, ở mọi tư thế, bất kể thời gian, thời tiết, mọi lúc mọi nơi. Đó là chưa kể chế độ đãi ngộ cộng với phương tiện kỹ thuật phục vụ công việc thì lạc hậu. Trước đây, do mô hình kiêm nhiệm, nên khoa GPBL bệnh viện tỉnh là xương sống của Pháp y tỉnh. Các BS này vừa mổ người chết bệnh trong bệnh viện, vừa mổ tử thi trong các vụ Giám định Pháp y.

Nhưng từ khi có Bộ luật Dân sự, với điều 32 quy định: Muốn mổ tử thi phải được sự đồng ý của người quá cố hay thân nhân họ (trừ trường hợp cơ quan chức năng cần phải mổ tử thi), nên công việc này ở các khoa GPBL không còn nữa vì người dân không cho mổ thân nhân họ.

Khoa này hiện chủ yếu chỉ làm xét nghiệm mô người sống để phục vụ chẩn đoán bệnh (viêm, u...). Cũng từ lâu, các Tổ chức Giám định Pháp y y tế địa phương khi cần xét nghiệm mô người chết phải dựa vào khoa GPBL, lâu nay không hiểu sao họ rất ít khi làm việc này vì thế, chất lượng giám định không cao, bởi không phải mọi chẩn đoán Pháp y đều có thể dùng mắt thường mà Pháp y gọi là GĐ “chay”. 100% tổ chức Giám định Pháp y y tế địa phương chưa có phòng xét nghiệm máu, lông, tóc, tinh dịch, vải sợi... một phòng thí nghiệm  chuyên môn rất cần thiết của Giám định Pháp y (trong khi Lực lượng Công an đã triển khai lĩnh vực GĐ này và phân cấp cho địa phương từ mấy năm nay; một số công an tỉnh, thành phố đang xúc tiến xây dựng bộ phận kiểm nghiệm độc chất phủ tạng). Thậm chí không có ngay cả một chiếc tủ lạnh để bảo quản phủ tạng, mẫu vật.

Xin nói thêm  vì chi phí phương tiện tốn kém lớn nên hiện tại chỉ có các cơ quan Giám định Pháp y trung ương Công an, Quân đội và Y tế mới có phòng thí nghiệm độc chất phủ tạng. Vì thế khi có yêu cầu, cơ quan điều tra các tỉnh, huyện chỉ còn cách lên đường đi Hà Nội hay TP HCM với hành trang là một phích đá ướp mẫu giám định và phải chờ đợi rất lâu mới có kết quả kiểm nghiệm độc chất. Điều kiện làm việc gian khổ, thiếu thốn phương tiện cần thiết nhưng chế độ đãi ngộ hiện tại lại chưa động viên được những người làm nghề Pháp y. 

Chế độ bồi dưỡng GĐV TP theo vụ việc căn cứ Quyết định 160/TTg ngày 15/3/1995 và Thông tư liên Bộ 355/TTLB ngày 15/3/1996 với mức cao nhất 150.000đ cho trường hợp khai quật tử thi, đã quá thấp so với mức trượt giá sinh hoạt thế nhưng ở tất cả những nơi có Pháp y không phải từ trước đến nay đã hoặc đều thực hiện nghiêm chỉnh. Còn lại các chế độ khác do Nhà nước ban hành như chế độ bồi dưỡng độc hại môi trường (4.500đ/ngày làm việc độc hại); bồi dưỡng do công việc thường xuyên tiếp xúc với người HIV/AIDS; phụ cấp đặc thù nghề nghiệp (GPBL, Pháp y...), chế độ nghỉ mát hàng năm theo tiêu chuẩn độc hại thực hiện không thống nhất.

PV CAND.COM.VN

Pháp Y

'Khoảng trống' trong giám định pháp thương tật
Bác sĩ pháp y và hành trình tìm sự thật các vụ án
Bác sĩ pháp y và những điều chưa kể
Bí ẩn về một kho xương người ở Hà Nội
Bộ môn Pháp Y
Có thể nhờ người nước ngoài giám định tư pháp
Có thể xét nghiệm tóc mà biết bệnh không?
Cô gái bị bệnh "thích đàn ông"
Dấu vết cũng biết nói
Khám nghiệm pháp y bằng giòi: Nhiều bất cập
Khó khăn trong việc sao hồ sơ bệnh án
Nghề Pháp y
Nghệ thuật của pháp y (phần I)
Nghệ thuật của pháp y (phần II)
Nghệ thuật của pháp y (phần III)
Nghệ thuật của pháp y (phần IV)
Nghệ thuật của pháp y (phần V)
Nghệ thuật của pháp y - (phần cuối)
Những người làm việc với xác chế
Những người đi nhặt tử thi
Những người đi tìm câu trả lời từ tử thi
Những người “khiến” bộ xương lên tiếng
Phá án bằng công nghệ ADN
Sống cùng tử thi
Sự kiện "Hysteria tập thể" dưới con mắt các nhà khoa học
Sự phân rã phóng xạ công cụ mới cho các nhà pháp y
Trái tim Louis 17 : Cuộc hành trình dài hơn 200 năm
Viện Pháp y quân đội - những người làm sáng tỏ sự thật
Vụ tự sát lạ lùng nhất trong lịch sử
Xét nghiệm ADN lật mặt hung thủ 13 vụ hiếp dâm

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ