Nghệ thuật của pháp y (phần II)

Bác sĩ Alphone Bertillon.

Thoạt đầu, nghệ thuật pháp y thường chỉ là việc vẽ lại nhân dạng của tên tội phạm để đăng truy nã trên báo. Sau đó, pháp y được dùng để dựng lại hiện trường vụ án. Bước tiếp theo, pháp y được dùng để dựng lại nhân dạng của kẻ tình nghi theo những gì mà các nhân chứng còn nhớ được.

Trong lịch sử của ngành pháp y, bác sĩ Alphone Bertillon là người có công lớn trong việc phát triển các phương pháp nhận diện mặt người. Tất cả bắt đầu một cách đơn giản từ ý tưởng lưu trữ thông tin để phát hiện ra tỷ lệ tái phạm tội trong những kẻ đã có tiền án. Ông đã tạo ra cả một bộ hoàn chỉnh các tiêu chuẩn đo đạc cơ thể người. Trước khi người ta phát hiện ra đặc điểm dấu vân tay, bộ tiêu chuẩn của ông là hệ thống chính xác nhất trong việc nhận dạng người. Cuốn sách của Bertillon xuất bản năm 1896 về kỹ thuật này với nhiều hình ảnh minh họa đã tạo ra một nền tảng cho khoa nhận diện sau này của ngành pháp y.

Một trong những minh chứng rõ nét cho hiệu quả của nghệ thuật pháp y là vụ án bác sĩ Hawley Harvey Crippen. Năm 1910, khi vợ mất tích, Crippen tuyên bố bà xã đã bỏ nhà đi theo một người đàn ông Mỹ. Tuy nhiên, ngay sau đó, cô thư ký trẻ đẹp của Crippen chuyển tới ở cùng ông ta. Cô ta mặc rất nhiều quần áo và đeo đồ trang sức của người mất tích. Khi một thám tử của Scotland Yard hỏi Crippen về việc này thì ông ta hoảng sợ và chạy trốn. Cảnh sát lục soát nhà Crippen và phát hiện ra thi thể của một người phụ nữ. Dựa vào ảnh chụp cũ của bà Crippen và hộp xương sọ tìm được, các nhà pháp y khẳng định đó chính là xác của bà. Bác sĩ - tên sát nhân Crippen đã phải quay về nước Anh để chịu tội xử tử bằng hình thức treo cổ.

Năm 1935, cảnh sát tìm được ở biên giới Anh - Scotland hai chiếc đầu lâu và nhiều phần thân thể khác bị cắt rời, đang trong giai đoạn phân hủy. Họ ngờ rằng đó là xác của người phụ nữ có tên Isabella Ruxton, đã mất tích cùng với người hầu gái của mình cách đó hai tuần. Dựa vào ảnh chụp chiếc xương sọ và những ảnh cũ của bà Ruxton khi còn sống, cảnh sát khẳng định được nhận định trên là chính xác. Cùng với giám định của pháp y, cảnh sát đã có đủ chứng cứ để kết tội chồng của bà Ruxton và đưa hắn ra xử tử.

Năm 1954, bác sĩ Sam Sheppard cho biết, một kẻ đột nhập đã đánh vợ ông đến chết ngay tại nhà. Cảnh sát sử dụng bản miêu tả của hàng xóm sống xung quanh đó và dựng nên được một bức ảnh về nhân dạng của tên tội phạm. Và chính nhờ bức hình này mà Sheppard thoạt đầu bị kết án là giết vợ nhưng sau đó đã được tha bổng.

Đến giai đoạn những năm 1950, việc nghiên cứu xây dựng hình ảnh của các khuôn mặt từ sự làm chứng của nhiều người đã trở thành một môn khoa học thực thụ. Và các nhà nghiên cứu đã phát triển một bộ dụng cụ dùng để nhận diện, mà phần thứ nhất là một loạt tấm giấy có hình ảnh các loại khuôn mặt (vẽ tay). Căn cứ vào mẫu đó, nhân chứng có thể chọn ra loại hình tóc, mắt kính, miệng, mũi, mắt, xương má, tai, râu, ria, cằm và lông mày của kẻ bị tình nghi. Sau đó, những hình này được xếp chồng lên nhau và cho ra nhân diện tổng quát của kẻ đó. Nhân chứng có thể điều chỉnh khuôn mặt cuối cùng sao cho nó trùng khớp với hình ảnh trong trí nhớ của họ.

Sau này, các bộ nhận diện còn dùng ảnh thể hiện từng khuôn mặt người, nhưng vẫn theo những nguyên lý cổ điển. Các mẫu mặt và bộ phận trên cơ thể người được các nhà khoa học phát triển theo một mẫu chung nào đó và đưa tới đồn cảnh sát để bổ sung vào bộ dụng cụ nhận diện. Chẳng hạn như tại Canada, cảnh sát sử dụng tất cả 7 mẫu khuôn mặt, được coi là tổng hợp tất cả các đặc điểm trong nhân diện người để xác định kẻ tình nghi.

Bộ dụng cụ xác định nhân dạng đã giúp cảnh sát tìm ra và chặn đứng bàn tay của Harvey Glatman, một trong những tên giết người hàng loạt ghê tởm nhất trong lịch sử nước Mỹ. Năm 1950 tại Los Angeles, hắn đóng vai một người thợ chụp ảnh chuyên nghiệp, chuyên quyến rũ những phụ nữ trẻ muốn trở thành người mẫu. Hắn dụ họ ra sa mạc, trói họ lại, hãm hiếp và bóp cổ họ đến chết. Những người ở cùng phòng với nạn nhân đầu tiên đã miêu tả kẻ giết người cho cảnh sát. Dựa vào những lời miêu tả ấy, họ dựng nên bức chân dung của hắn chính xác một cách kỳ lạ. Nạn nhân thứ tư của Glatman tìm cách giật được súng của hắn và khống chế tên đồ tể. Chính những bức ảnh của kẻ tình nghi mà cảnh sát dựng được đã góp phần buộc Glatman phải cúi đầu nhận tội.

Ngày 14/7/1966, Richard Speck dắt súng và dao trong người, tới khu nhà ở của 9 nữ sinh ngành y. Hắn lần lượt hãm hiếp và giết chết 8 người và chuẩn bị tiếp tục gây án thì người thứ 9 may mắn trốn thoát. Cô gái duy nhất còn sống sót đã miêu tả chính xác nhân dạng của kẻ giết người. Khi bức ảnh được đưa ra rộng rãi trên báo chí thì một bác sĩ từng chăm sóc vết thương cho Speck đã nhận ra hắn.

Đến thập niên 1970, các nhà khoa học pháp y chấm dứt việc sử dụng những bộ công cụ nhận dạng, chuyển sang dùng tranh vẽ tổng hợp dựa vào miêu tả của các nhân chứng. Tuy nhiên, bộ công cụ nhận dạng hoàn toàn không rơi vào dĩ vãng. Nó tiếp tục được sử dụng hiệu quả hơn nhờ sự trợ giúp của máy tính. Nhờ công cụ này, nhân chứng được xem một loạt gương mặt theo từng nhóm cụ thể, phù hợp với miêu tả của họ, chứ không phải từng phần khuôn mặt như trước đây. Nhân chứng chỉ ra những đặc tính của khuôn mặt mẫu không giống với bộ mặt của kẻ tình nghi, và các nhà khoa học sẽ thực hiện các thay đổi cho đến khi chúng đạt độ chính xác cao nhất có thể. Hầu như không có hoạt động thay đổi nào liên quan tới nhận dạng người mà lại không thể thực hiện với bộ công cụ mới này.

Tuy nhiên, dù đã có những máy móc tinh vi như vậy, vẫn có những nhà khoa học pháp y tin vào bản vẽ của các họa sĩ hơn. Và ví dụ rõ nét nhất là trường hợp của Jeanne Boylan, người có khả năng tạo ra phác họa về khuôn mặt của kẻ tội phạm từ miêu tả mang tính cảm tính của các nhân chứng. 

Xuân Tùng  dịch

Pháp Y

'Khoảng trống' trong giám định pháp thương tật
Bác sĩ pháp y và hành trình tìm sự thật các vụ án
Bác sĩ pháp y và những điều chưa kể
Bí ẩn về một kho xương người ở Hà Nội
Bộ môn Pháp Y
Có thể nhờ người nước ngoài giám định tư pháp
Có thể xét nghiệm tóc mà biết bệnh không?
Cô gái bị bệnh "thích đàn ông"
Dấu vết cũng biết nói
Khám nghiệm pháp y bằng giòi: Nhiều bất cập
Khó khăn trong việc sao hồ sơ bệnh án
Nghề Pháp y
Nghệ thuật của pháp y (phần I)
Nghệ thuật của pháp y (phần II)
Nghệ thuật của pháp y (phần III)
Nghệ thuật của pháp y (phần IV)
Nghệ thuật của pháp y (phần V)
Nghệ thuật của pháp y - (phần cuối)
Những người làm việc với xác chế
Những người đi nhặt tử thi
Những người đi tìm câu trả lời từ tử thi
Những người “khiến” bộ xương lên tiếng
Phá án bằng công nghệ ADN
Sống cùng tử thi
Sự kiện "Hysteria tập thể" dưới con mắt các nhà khoa học
Sự phân rã phóng xạ công cụ mới cho các nhà pháp y
Trái tim Louis 17 : Cuộc hành trình dài hơn 200 năm
Viện Pháp y quân đội - những người làm sáng tỏ sự thật
Vụ tự sát lạ lùng nhất trong lịch sử
Xét nghiệm ADN lật mặt hung thủ 13 vụ hiếp dâm

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ