Điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân 

Tư thế ngồi này không tốt cho các tĩnh mạch chân.

Bạn đã mắc chứng này nếu trên hai bắp chân có nhiều "gân xanh" nổi lên. Đó là những tĩnh mạch nông ở chi dưới bị giãn, phồng lên chằng chịt thành những búi màu xanh nổi cộm dưới da.

Bệnh giãn tĩnh mạch chân có liên quan đến yếu tố di truyền, nữ thường mắc nhiều hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố oestrogen và thai nghén (tử cung bị to ra chèn ép lên thành tĩnh mạch). Bệnh cũng liên quan đến một số yếu tố khác: béo phì, ít hoạt động, nghề nghiệp thường phải đứng lâu, dùng giày không thích hợp, mặc quần áo quá chật, nóng.

Về điều trị, có 3 phương pháp. Phổ biến nhất là dùng băng ép nhằm phục hồi áp suất chênh lệch giữa hai hệ thống tĩnh mạch nông và sâu, giảm đường kính lòng tĩnh mạch để tăng khả năng lưu thông máu. Cách thứ hai là dùng các thuốc làm vững bền thành mạch như: daflon, rutin C, veinamitol... hoặc các thuốc làm xơ hóa lòng mạch, tiêm gây xơ tại chỗ. Phương pháp thứ ba là phẫu thuật lấy bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn.

Để hạn chế giãn tĩnh mạch chân, bệnh nhân cần lưu ý:

- Mang bít tất thun hoặc một loại băng thun có tính đàn hồi nhằm ép tĩnh mạch nông, giúp cho tuần hoàn máu được tốt hơn.

- Tránh những tư thế gây cản trở máu tĩnh mạch chân lưu thông như ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, hoặc đi giày cao gót. Khi nằm nên kê chân cao 10-15 cm.

- Tập hít thở sâu và làm tăng sức bền của thành mạch máu bằng cách tập thể dục.

- Không nên đứng gần nơi có nhiệt độ cao như bếp than, củi cháy to... Không sưởi chân, ngâm chân vào nước nóng (nước lạnh làm co tĩnh mạch, nóng làm giãn tĩnh mạch).

- Nếu quá béo thì cần giảm trọng lượng. Ăn các thực phẩm giàu vitamin, dùng nhiều chất xơ để tránh táo bón.

BS. Vũ Hướng Văn, Sức Khỏe & Đời Sống

Ngoại khoa

Bít lỗ thông liên nhĩ bẳng dụng cụ qua đường ống thông
Bệnh nhân mới phẫu thuật không nên du lịch xa
Chụp cộng hưởng từ giúp mổ u não triệt để
Chữa khỏi bệnh ra mồ hôi tay bằng phẫu thuật nội soi
Cẩn trọng khi phẫu thuật bằng laser
Cứu sống một bệnh nhân bị vỡ tim
Dị tật lỗ tiểu lệch cao
Ghép mô, bộ phận cơ thể người tốc ðộ quá chậm, nhưng.
Ghép thận - khi nào? ở đâu?
Khi bị thương nặng, người béo phì dễ tử vong hơn
Khói thuốc làm vết thương lâu lành
Kéo dài chân: dễ hay khó
Lây sỏi thận qua da
Mổ tách một ca song sinh đặc biệt
Nghe nhạc khi phẫu thuật giúp bệnh nhân chóng hồi phục
Nàng Kiều được điều trị về ngoại thương như thế nào
Nên bồi bổ trước khi phẫu thuật
Nối thành công bàn tay đứt lìa sau 13 giờ
Nối thành công cánh tay bị đứt lìa, dập nát
Phát hiện và điều trị phình đại tràng bẩm sinh
Phương pháp mới phẫu thuật, dùng máy tán sỏi trong ống gan
Phẫu thuật cứu sống một bệnh nhân có 3 khối u tủy thượng thận
Phẫu thuật lồng ngực qua ngả nội soi một tiến bộ mới của y học việt nam
Phẫu thuật não không vết mổ bằng dao GAMMA
Phẫu thuật nội soi bướu cổ
Phẫu thuật thành công một ca bệnh hiếm gặp
Rò hậu môn - căn bệnh khó nói
Thuốc chống đào thải trong phẫu thuật ghép nội tạng
Thành công bước đầu trong mổ bắc cầu mạch vành tại Việt Nam
Thực hiện thành công ca ghép thận tự thân đầu tiên
Triệu chứng của viêm ruột thừa
Trị giun chui ống mật
Tạo hình niệu quản
Vỡ thể hang dương vật
Điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân
Điều trị thoát vị rốn lớn bằng kỹ thuật mới
Ấn tượng về một ca ghép thận

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ