THUỐC CHỐNG ĐÀO THẢI TRONG PHẪU THUẬT GHÉP NỘI TẠNG

Tác giả : DS. TRƯƠNG TẤT THỌ (Theo Doctissimo)

Ngày 10/2/2004, bệnh viện 115 (TP.HCM) đã thành công trong ca ghép thận của người cho là anh Trần Quang Khải và người nhận là chị Trần Thị Ngọc Phượng sau 4 giờ phẫu thuật. Ê kíp phẫu thuật có sự góp sức của các chuyên viên thuộc đại học Lìege (Bỉ) cùng các bác sĩ khoa Thận - Niệu Bệnh viện 115. Kỹ thuật cấy ghép các cơ quan nội tạng hiện đang rất phổ biến trên thế giới. Nhưng việc duy trì được một mầm lạ trong cơ thể người nhận là cả một tiến trình nghiên cứu nhiều chông gai.

SỰ ĐÀO THẢI MÔ ĐƯỢC CẤY GHÉP

Một trong những giới hạn của việc cấy ghép là sự đào thải cấp tính của mầm ghép. Nguyên nhân do cơ thể và hệ miễn nhiễm không nhận ra mô hoặc cơ quan lạ cấy ghép, xem đó như “kẻ thù” xâm nhập và hành động để chống lại kẻ xâm lăng như chống lại vi khuẩn, virus hay nấm bệnh. Một số phản ứng miễn nhiễm xảy ra và dẫn đến sự tiêu diệt mầm ghép. Đây là vấn đề cần giải quyết để ngăn ngừa việc đào thải.

Điều trớ trêu là các loại thuốc chống sự đào thải các cơ quan cấy ghép mà bệnh nhân phải sử dụng khi phẫu thuật lại là nguyên nhân chính làm thận không hoạt động. Tuy các báo cáo khoa học không nêu rõ vấn đề này nhưng bác sĩ Colin Magee, một chuyên viên tiết niệu tại Bệnh viện Phụ khoa Boston cho rằng: Nguyên nhân chủ yếu gây các bệnh thận chính là những thuốc chống đào thải cơ quan cấy ghép.

THUỐC CHỐNG ĐÀO THẢI

Song song với các tiến bộ của ngành phẫu thuật, cùng với sự khám phá và phát triển của nhiều dược phẩm mới cho phép phòng ngừa vấn đề đào thải, ngày nay việc duy trì các mô cấy ghép vào bệnh nhân cũng ngày càng được cải thiện.

Thuốc làm giảm các phản ứng miễn dịch

Sau khi ghép, để phòng ngừa hiện tượng đào thải, người ta đã sử dụng các thuốc ức chế hoặc ít ra cũng hạn chế các phản ứng miễn dịch. Về phương diện này, các nhà khoa học đang chuẩn bị nhiều phân tử tác động lên nhiều giai đoạn của các phản ứng miễn dịch để giới hạn sự phát triển các phản ứng này. Đó chính là các chất loại bỏ phản ứng miễn dịch (immunosuppresseurs = IMS).

Hai nhóm thuốc đầu tiên sử dụng trong lĩnh vực này là corticoid và azathioprine (thường được phối hợp với nhau). Từ lâu người ta đã biết corticoid là chất kháng viêm mạnh đồng thời cũng có tác dụng IMS. Điều bất lợi là nếu dùng nhóm corticoid lâu dài sẽ dẫn đến các tác dụng phụ bất lợi cho người bệnh, dù việc kết hợp với azathioprine cho phép giảm liều mà vẫn duy trì được tác dụng.

Thập niên 80: ciclosporine - một chất diệu kỳ

Thuốc Ciclosporine A (Sandimum) bắt đầu được sử dụng để phòng ngừa sự đào thải trong các ca ghép thận kết hợp với corticoid hoặc với azathioprine (Imurel). Chất này được ly trích từ một vi nấm cho phép giảm bớt liều dùng corticoid, đồng thời cho phép kéo dài sự sống của mô ghép trong cơ thể người được ghép. Nhưng ciclosporine cũng có những tác dụng phụ, đặc biệt là trên thận. Độc tính ấy giờ đây đã được kiểm soát nhờ việc giảm liều qua theo dõi định lượng máu 2 giờ sau khi dùng thuốc. Ngoài ra, phân tử này còn một tác dụng phụ khác là làm tăng huyết áp và sự phát triển nang lông, dẫn đến chứng rậm lông.

Thập niên 90: phong phú và đa dạng hóa các thuốc IMS

Đến thập niên 90, tacrolimus (Prograf) có mặt trên thị trường và trở thành chất dùng xen kẽ với ciclosporine nhờ được trình bày dưới dạng dễ hấp thu hơn (Neoral). Rồi acide mycophénolique (Cellcept dưới dạng cải tiến để bảo vệ đường tiêu hóa với tên Myfortic) được các nhà chuyên môn sử dụng để tạo nên cơ chế chống đào thải hiệu quả nhất. Sự kết hợp nhiều loại dược phẩm nhóm này cho phép bệnh nhân có thể theo đuổi việc điều trị chống đào thải mô ghép, đồng thời kéo dài tuổi thọ của mô ghép. Cuối thập niên 90, những chất kháng thể mới như basiliximab (Simulect) và daclizumab (Zenapax) được tung ra thị trường, góp phần hoàn thiện nhóm thuốc IMS, đạt được tác dụng chống đào thải mô ghép thật hiệu quả trong những ngày đầu sau khi cấy ghép.

CÁC NGHIÊN CỨU VẪN ĐANG TIẾP TỤC

Từ năm 2000, nhiều phương pháp điều trị mới đã xuất hiện như sirolimus (Rapamune), éverolimus (Certican), sắp sửa được tung ra để góp phần mang lại hiệu quả trong việc ghép tim.

Hiện nay, các viện nghiên cứu dược phẩm đang tiến hành tìm kiếm những phân tử mới thật đặc biệt, có thể vừa trung hòa các mục tiêu liên hệ trong cơ chế phòng ngự miễn dịch để tăng tác dụng chống đào thải của thuốc IMS, vừa làm giảm độc tính của thuốc.

Do tính phức tạp của hệ miễn dịch trong cơ thể con người, nên mục đích nghiên cứu là nhằm tìm ra những phương pháp điều trị mới, cho phép đạt được một sự cân bằng tối ưu giữa hiệu quả điều trị và khả năng dung nạp của bệnh nhân, giúp họ có thể theo đuổi lâu dài liệu pháp cấy ghép và nâng cao chất lượng sống của mình.

Ngoại khoa

Bít lỗ thông liên nhĩ bẳng dụng cụ qua đường ống thông
Bệnh nhân mới phẫu thuật không nên du lịch xa
Chụp cộng hưởng từ giúp mổ u não triệt để
Chữa khỏi bệnh ra mồ hôi tay bằng phẫu thuật nội soi
Cẩn trọng khi phẫu thuật bằng laser
Cứu sống một bệnh nhân bị vỡ tim
Dị tật lỗ tiểu lệch cao
Ghép mô, bộ phận cơ thể người tốc ðộ quá chậm, nhưng.
Ghép thận - khi nào? ở đâu?
Khi bị thương nặng, người béo phì dễ tử vong hơn
Khói thuốc làm vết thương lâu lành
Kéo dài chân: dễ hay khó
Lây sỏi thận qua da
Mổ tách một ca song sinh đặc biệt
Nghe nhạc khi phẫu thuật giúp bệnh nhân chóng hồi phục
Nàng Kiều được điều trị về ngoại thương như thế nào
Nên bồi bổ trước khi phẫu thuật
Nối thành công bàn tay đứt lìa sau 13 giờ
Nối thành công cánh tay bị đứt lìa, dập nát
Phát hiện và điều trị phình đại tràng bẩm sinh
Phương pháp mới phẫu thuật, dùng máy tán sỏi trong ống gan
Phẫu thuật cứu sống một bệnh nhân có 3 khối u tủy thượng thận
Phẫu thuật lồng ngực qua ngả nội soi một tiến bộ mới của y học việt nam
Phẫu thuật não không vết mổ bằng dao GAMMA
Phẫu thuật nội soi bướu cổ
Phẫu thuật thành công một ca bệnh hiếm gặp
Rò hậu môn - căn bệnh khó nói
Thuốc chống đào thải trong phẫu thuật ghép nội tạng
Thành công bước đầu trong mổ bắc cầu mạch vành tại Việt Nam
Thực hiện thành công ca ghép thận tự thân đầu tiên
Triệu chứng của viêm ruột thừa
Trị giun chui ống mật
Tạo hình niệu quản
Vỡ thể hang dương vật
Điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân
Điều trị thoát vị rốn lớn bằng kỹ thuật mới
Ấn tượng về một ca ghép thận

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ