KÉO DÀI CHÂN: DỄ HAY KHÓ

Tác giả : BS. HUỲNH BÁ LĨNH (BV. Chấn thương Chỉnh hình - TPHCM)

Sắc đẹp là món quà quý giá của thiên nhiên ban tặng con người. Không chỉ nữ giới (phái đẹp) mà ngay cả nam giới, ai cũng luôn mong muốn có sắc đẹp. Sắc đẹp do nhiều yếu tố qui định nhưng có hai yếu tố chính là khuôn mặt và tầm vóc. Chiều cao cơ thể quyết định yếu tố tầm vóc của một người. Tuy nhiên còn phải tính đến tỷ lệ cân đối giữa đầu, thân và chân. Nếu lấy chiều cao của khuôn mặt là 1, tỷ lệ lý tưởng về mặt thẩm mỹ sẽ phân bố như sau: cổ là 0,5; thân sẽ là 2,5; chân là 5 (đùi 2,5; cẳng chân 2; gót 0,5). Chiều cao được xem là lý tưởng hiện nay với nam giới là 1,7-1,8m, nữ giới từ 1,65-1,70m. Chiều cao và tỷ lệ này có thể thay đổi tùy theo quan điểm của xã hội. Ví dụ có những bộ tộc cho rằng cổ dài là đẹp.

Vấn đề cải thiện chiều cao không chỉ là ước muốn cá nhân mà còn là yêu cầu của xã hội và dân tộc. Ví dụ điển hình là người Nhật. Trong vòng ba mươi năm, từ sau thế chiến thứ hai, họ đã nâng chiều cao trung bình của người dân lên 15cm, và hiện nay thanh niên Nhật có chiều cao không thua kém người châu Âu.

CẢI THIỆN CHIỀU CAO CỘNG ÐỒNG

Tất cả các nghiên cứu di truyền họ? đều kết luận gen qui định chiều cao của người châu Á, châu Âu hay châu Phi đều không có sự khác biệt. Ðiều này có nghĩa là người Việt chúng ta hoàn toàn có thể đạt đến chiều cao trên 1,70m.

Ðể đạt được mục tiêu này, chúng ta phải quan tâm đến hai vấn đề:

1. Dinh dưỡng: Cung cấp một chế độ dinh dưỡng thích hợp ngay từ khi còn là bào thai cho đến tuổi trưởng thành. Hệ xương khớp phát triển từ khi còn là bào thai sẽ tiếp tục phát triển và đạt tốc độ mạnh mẽ nhất vào tuổi dậy thì. Ðây là giai đoạn đặc biệt quan trọng quyết định chiều cao trưởng thành, vì sau tuổi này dù làm gì đi nữa ta cũng chỉ có thể tăng thêm khoảng vài cm. Ở tuổi dậy thì, trung bình có thể làm cho trẻ cao lên từ 5-10cm, cá biệt có thể lên đến 15cm. Nói thế, không có nghĩa là chờ đến tuổi dậy thì chúng ta mới quan tâm đến chiều cao các em, mà phải tạo một nguồn lực dự trữ chuẩn bị sẵn từ trước. Cần có chế độ dinh dưỡng thế nào để giúp trẻ tăng chiều cao? Ðây là vấn đề không dễ trả lời. Bởi vì nếu bắt trẻ ăn uống quá nhiều sẽ dễ gây tình trạng béo phì, ngược lại nếu ít quá thì dễ suy dinh dưỡng. Làm thế nào cho vừa đủ và phù hợp là cả một nghệ thuật. Thật sự đến nay đây vẫn là bài toán khó vì còn có quá nhiều thông số phụ thuộc. Sữa là loại thức ăn rất tốt cho sự phát triển của xương. Người ta thấy những trẻ được uống sữa liên tục, đầy đủ sẽ có chiều cao trung bình cao hơn so với nhóm trẻ không được uống sữa từ nhỏ. Vì vậy hiện nay các nhà dinh dưỡng khuyến khích sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa vì nó có chứa nhiều calcium tự nhiên và các tố chất khác có thể giúp cơ thể cao hơn.

2. Rèn luyện thể chất: Nhiều phụ huynh chỉ chú ý đến vấn đề ăn uống cho trẻ mà không quan tâm đến sự luyện tập thể chất, đây là một sai lầm lớn. Chúng ta cần nhớ sự kích thích tăng trưởng xương là nhờ quá trình vận động, chạy nhảy tạo ra. Ở những trẻ do bệnh tật làm liệt cơ không thể vận động được, xương ở chân đau sẽ ngắn hơn chân lành. Hoặc các phi hành gia sống trong không gian thường sẽ bị loãng xương nặng. Khoa học giải thích do tình trạng mất trọng lực, không có sự tì đè lên các đầu xương chân đã gây ra tình trạng mất calcium trong xương. Vì thế khi về trái đất, họ phải mất một thời gian khắc phục khá dài mới đi lại bình thường được. Ðiều này cho thấy rèn luyện thể chất có ý nghĩa to lớn trong việc cải thiện chiều cao lẫn tâm lý, tinh thần. Những trẻ vận động và tập luyện vừa sức sẽ cao hơn nhóm không vận động từ 3-8cm. Tuy nhiên cũng cần lưu ý với những trẻ có năng khiếu thể dục thể thao (có thể đạt những thành tích cao trong thi đấu), nếu luyện tập thái quá và gặp các chấn thương do thi đấu, tập luyện thì có thể sẽ làm tổn thương các nhân phát triển ở đầu xương hai chân. Hậu quả là gây biến dạng xấu cho hai chân của trẻ như chân vòng kiềng, khập khiễng, đau khớp gối, cổ chân. Nếu tổn thương sụn tiếp hợp có thể làm ngưng sự phát triển của xương.

PHẪU THUẬT TĂNG CHIỀU CAO

Thay đổi chiều cao cơ thể là mục tiêu của nhiều công trình nghiên cứu y học, đặc biệt là với ngành chỉnh hình xương khớp. Có rất nhiều phương pháp. Ðể dễ hiểu, người ta chia thành hai loại chính: điều trị phẫu thuật (ngoại khoa) và điều trị không phẫu thuật (nội khoa). Nội khoa nghĩa là dùng thuốc, thường được áp dụng cho những trường hợp rối loạn nội tiết tố nhưng không hiệu quả khi hệ thống xương khớp đã hình thành. Hiện nay người ta chỉ dùng cách này cho điều trị cộng đồng, ví dụ như cung cấp muối Iod để ngừa suy giáp, suy phó cận giáp. Cho đến nay, phẫu thuật kéo dài chi vẫn là phương pháp duy nhất của y học.

Phẫu thuật kéo dài chân chính thức được ghi nhận là báo cáo của Codivilla, bác sĩ người Mỹ, thực hiện năm 1905. Phương pháp này được hoàn thiện vào thập niên 60-70 gồm 3 công đoạn: Ðầu tiên là cắt xương, kế đến dùng khung kéo giãn chân ra, cuối cùng là ghép xương vào khoảng trống giữa hai đầu xương đã cắt. Tuy nhiên cách này có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, liệt thần kinh, hư mạch máu, khớp giả do xương không liền...

Ở Liên Xô cũ, nhà ngoại khoa Ilizarov (1951) đã tìm ra hiện tượng tạo xương khi cắt xương và kéo giãn từ từ hai đầu xương bằng bộ khung bất động ngoài do ông sáng chế. Với những phát hiện này, Ilizarov đã đưa ra một khái niệm hoàn toàn mới mẻ trong ngành phẫu thuật chỉnh hình: Tạo xương từ xương. Trước đó người ta chỉ biết ép chặt hai đầu xương để tạo sự lành xương hoặc ghép thêm xương tự thân (lấy từ xương chậu người bệnh hay từ xương đồng loại (ngân hàng xương). Vì lý do chính trị và "chiến tranh lạnh" lúc bấy giờ nên phương pháp Ilizarov chỉ được phổ biến ở Liên Xô. Mãi đến năm 1985, thông qua các nhà phẫu thuật chỉnh hình Ý, giới y học phương Tây mới biết đến Ilizarov; và từ đó đến nay phương pháp này chính thức được xem là phẫu thuật chuẩn để kéo dài chân áp dụng trên toàn thế giới. Với phương pháp này, người ta có thể kéo dài chân theo ý muốn và ít gây biến chứng. Chân dài ra sẽ có cấu trúc giống chân bình thường. Ðiều quan trọng là phương pháp vừa đơn giản, ít tốn kém, lại không đòi hỏi những dụng cụ kỹ thuật cao đắt tiền. Người bệnh không cần mổ nhiều lần như phương pháp mà các nhà y học phương Tây trước đó áp dụng.

3. KỸ THUẬT KÉO DÀI CHÂN

(Xem tiếp kỳ sau)

 

Ngoại khoa

Bít lỗ thông liên nhĩ bẳng dụng cụ qua đường ống thông
Bệnh nhân mới phẫu thuật không nên du lịch xa
Chụp cộng hưởng từ giúp mổ u não triệt để
Chữa khỏi bệnh ra mồ hôi tay bằng phẫu thuật nội soi
Cẩn trọng khi phẫu thuật bằng laser
Cứu sống một bệnh nhân bị vỡ tim
Dị tật lỗ tiểu lệch cao
Ghép mô, bộ phận cơ thể người tốc ðộ quá chậm, nhưng.
Ghép thận - khi nào? ở đâu?
Khi bị thương nặng, người béo phì dễ tử vong hơn
Khói thuốc làm vết thương lâu lành
Kéo dài chân: dễ hay khó
Lây sỏi thận qua da
Mổ tách một ca song sinh đặc biệt
Nghe nhạc khi phẫu thuật giúp bệnh nhân chóng hồi phục
Nàng Kiều được điều trị về ngoại thương như thế nào
Nên bồi bổ trước khi phẫu thuật
Nối thành công bàn tay đứt lìa sau 13 giờ
Nối thành công cánh tay bị đứt lìa, dập nát
Phát hiện và điều trị phình đại tràng bẩm sinh
Phương pháp mới phẫu thuật, dùng máy tán sỏi trong ống gan
Phẫu thuật cứu sống một bệnh nhân có 3 khối u tủy thượng thận
Phẫu thuật lồng ngực qua ngả nội soi một tiến bộ mới của y học việt nam
Phẫu thuật não không vết mổ bằng dao GAMMA
Phẫu thuật nội soi bướu cổ
Phẫu thuật thành công một ca bệnh hiếm gặp
Rò hậu môn - căn bệnh khó nói
Thuốc chống đào thải trong phẫu thuật ghép nội tạng
Thành công bước đầu trong mổ bắc cầu mạch vành tại Việt Nam
Thực hiện thành công ca ghép thận tự thân đầu tiên
Triệu chứng của viêm ruột thừa
Trị giun chui ống mật
Tạo hình niệu quản
Vỡ thể hang dương vật
Điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân
Điều trị thoát vị rốn lớn bằng kỹ thuật mới
Ấn tượng về một ca ghép thận

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ