Rò hậu môn - căn bệnh khó nói 

Căn bệnh này nếu không được xử trí sớm và đúng cách sẽ dẫn đến rò dịch mủ kéo dài hoặc biến chứng tiêu són, đi ngoài mất tự chủ... Vì vậy, người bệnh không nên ngại ngùng giấu kín hoặc điều trị ở những địa chỉ không đáng tin.

Xuất phát của bệnh rò hậu môn là một ổ nhiễm khuẩn các tuyến ở hốc hậu môn, dẫn tới tụ mủ ở thành hậu môn dưới niêm mạc và khoang giữa các cơ thắt. Ổ mủ vỡ vào bên trong quanh ống hậu môn, làm thành áp xe, hoặc chảy ra ngoài da quanh lỗ hậu môn, dần tạo thành đường rò cạnh hậu môn. Khi thành rò, bệnh tái đi tái lại nhiều đợt. Người bệnh nếu ngại không đi khám có thể dẫn đến biến chứng áp xe hố ngồi trực tràng, hoặc các loại rò phức tạp như rò hình móng ngựa, rò liên cơ thắt... khó điều trị và phải điều trị kéo dài.

Nguyên nhân gây bệnh là các vi khuẩn của đường ống tiêu hóa mà chủ yếu là E.coli, chiếm trên 90% các vi khuẩn phân lập được từ xét nghiệm mủ đường rò.

Ở giai đoạn cấp tính, sự hình thành áp xe thường khiến bệnh nhân đau nhức liên tục, có thể kèm theo các rối loạn về tiết niệu, tiêu hóa, sốt... nên họ phải đến viện khám và được xử trí cấp cứu. Còn ở giai đoạn rò, ít khi bệnh nhân đến viện sớm do tâm lý ngại đi khám, nhất là phụ nữ.

Biểu hiện của bệnh giai đoạn rò là có những đợt chảy dịch, mủ ở cạnh lỗ hậu môn. Lỗ rò có thể khô một thời gian, sau đó lại vỡ và chảy dịch. Khám có thể thấy lỗ rò đang chảy dịch, mủ ở vùng da lành hoặc chỗ vùng da đã có sẹo chích rạch áp xe trước đó. Có thể thấy một hoặc nhiều lỗ rò. Trường hợp có trên hai lỗ rò nằm ở hai bên tương đối cân xứng được gọi là rò móng ngựa. Thăm trực tràng có thể thấy đường rò xơ cứng.

Cách duy nhất điều trị bệnh là phẫu thuật. Bác sĩ phải khám kỹ để quyết định phương pháp mổ, bảo đảm giữ an toàn cho hệ thống cơ thắt và cấu trúc toàn vẹn của hậu môn. Nếu không, bệnh nhân sẽ bị mất tự chủ khi đại tiện sau phẫu thuật.

BS. Nguyễn Đức Chính, Sức Khỏe & Đời Sống

Ngoại khoa

Bít lỗ thông liên nhĩ bẳng dụng cụ qua đường ống thông
Bệnh nhân mới phẫu thuật không nên du lịch xa
Chụp cộng hưởng từ giúp mổ u não triệt để
Chữa khỏi bệnh ra mồ hôi tay bằng phẫu thuật nội soi
Cẩn trọng khi phẫu thuật bằng laser
Cứu sống một bệnh nhân bị vỡ tim
Dị tật lỗ tiểu lệch cao
Ghép mô, bộ phận cơ thể người tốc ðộ quá chậm, nhưng.
Ghép thận - khi nào? ở đâu?
Khi bị thương nặng, người béo phì dễ tử vong hơn
Khói thuốc làm vết thương lâu lành
Kéo dài chân: dễ hay khó
Lây sỏi thận qua da
Mổ tách một ca song sinh đặc biệt
Nghe nhạc khi phẫu thuật giúp bệnh nhân chóng hồi phục
Nàng Kiều được điều trị về ngoại thương như thế nào
Nên bồi bổ trước khi phẫu thuật
Nối thành công bàn tay đứt lìa sau 13 giờ
Nối thành công cánh tay bị đứt lìa, dập nát
Phát hiện và điều trị phình đại tràng bẩm sinh
Phương pháp mới phẫu thuật, dùng máy tán sỏi trong ống gan
Phẫu thuật cứu sống một bệnh nhân có 3 khối u tủy thượng thận
Phẫu thuật lồng ngực qua ngả nội soi một tiến bộ mới của y học việt nam
Phẫu thuật não không vết mổ bằng dao GAMMA
Phẫu thuật nội soi bướu cổ
Phẫu thuật thành công một ca bệnh hiếm gặp
Rò hậu môn - căn bệnh khó nói
Thuốc chống đào thải trong phẫu thuật ghép nội tạng
Thành công bước đầu trong mổ bắc cầu mạch vành tại Việt Nam
Thực hiện thành công ca ghép thận tự thân đầu tiên
Triệu chứng của viêm ruột thừa
Trị giun chui ống mật
Tạo hình niệu quản
Vỡ thể hang dương vật
Điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân
Điều trị thoát vị rốn lớn bằng kỹ thuật mới
Ấn tượng về một ca ghép thận

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ