Những hiểm họa đằng sau viên vitamin

Trái cây tươi là nguồn bổ sung vitamin tốt và an toàn nhất.

Sự lạm dụng vitamin được xếp vào hàng báo động thứ 3 sau kháng sinh và steroid. Lượng vitamin được đưa vào nếu cao quá so với nhu cầu và khả năng hấp thụ của cơ thể sẽ tích lũy lại ở gan và gây ngộ độc. Về mặt này, vitamin nguy hiểm hơn ta tưởng rất nhiều.

Vitamin cũng là một loại thuốc chữa bệnh, vì vậy, không nên sử dụng bừa bãi. Với các vitamin tan trong nước như C, nhóm B, PP…, nếu lượng cung cấp cao hơn nhu cầu một chút thì cơ thể tự đào thải qua bài tiết hoặc tiêu hoá. Nhưng cơ thể sẽ bị ngộ độc nếu các vitamin tan trong dầu bị thừa hoặc lượng vitamin tan trong nước quá cao so với nhu cầu. Việc dùng vitamin liều cao lâu ngày có thể gây ra các triệu chứng sau:

- Vitamin A: Gây ngứa da vẩy nến, tóc khô, xơ xác, dễ gãy, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, gan to, nhức đầu, đau khớp chi, tăng áp lực nội sọ, thiếu máu…

- Vitamin C: Gây tổn thương thận, dễ bị sỏi oxa, sỏi urat.

- Vitamin D: Gây tổn thương thận, chán ăn, tăng canxi trong máu.

- Vitamin E: Gây rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm ruột hoại tử…

- Vitamin PP: Gây giãn mạch ngoại vi, bốc hoả, buồn nôn, ngứa, đánh trống ngực.

Riêng với vitamin B1: Nếu dùng để tiêm, có thể gây sốc Thiamin, còn nếu uống liều cao thì lượng thừa sẽ được bài tiết qua mồ hôi.

Nên dùng vitamin khi nào?

Vitamin thiên nhiên phân bố rất nhiều trong các loại rau quả, thực phẩm. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý bao gồm đủ cơm, thịt, mỡ, cá, trứng, rau quả... có thể bảo đảm cung cấp đủ vitamin cho cơ thể. Tuy vậy, những người ăn kiêng rất có thể thiếu một số loại vitamin, chẳng hạn những người kiêng ăn chất béo sẽ thiếu vitamin A và D (nếu kiêng tuyệt đối sẽ làm giảm khả năng hấp thụ hai chất này của cơ thể). Những người thiếu vitamin do chế độ dinh dưỡng không hợp lý này cần được bổ sung vitamin.

Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung vitamin bằng thuốc khi có các triệu chứng bệnh lý điển hình do thiếu vitamin nào đó. Chẳng hạn khi có triệu chứng scorbut (chảy máu chân răng, chảy máu dướu da, mệt mỏi, vết thương khó lành) thì phải bổ sung vitamin C. Khi bị phù thũng, ăn chậm tiêu, hãy bổ sung vitamin B1. Nếu khô da, khô mắt thì phải uống vitamin A. Trẻ bị còi xương phải được uống vitamin D.

Một số trường hợp sau phải được bổ sung vitamin:

- Sốt cao kéo dài.

- Lao động gắng sức, suy nghĩ căng thẳng, bị các stress.

- Trong mùa nắng nóng phải làm việc, đi lại nhiều ngoài trời, mất nhiều mồ hôi.

- Suy nhược cơ thể, sút cân nhanh.

- Sau ốm, sau phẫu thuật.

- Bị các bệnh mạn tính như viêm loét dạ dày, hành tá tràng, tiêu chảy, bệnh đường ruột, cường tuyến giáp, bỏng, ung thư, nghiện rượu, thuốc lá, suy thận.

- Trẻ đẻ non.

DS Hoàng Hà, SK&ĐS, 6/2001

Vitamin

"Siêu vitamin D" trị loãng xương
Bùn cống, một nguồn thuốc bổ 
Bảo vệ vitamin C trong rau xanh
Bệnh tê phù do thiếu vitamin B1
Calcium chống béo phì hiệu quả
Dùng thuốc kiểu vitamin đẩy ngược bệnh Parkinson
Dùng vitamin B1 để điều trị viêm gan
Hạn chế xơ vữa động mạch bằng vitamin E và aspirin
Hỗn hợp vitamin chống mù lòa ở người cao tuổi
Không nên dùng quá nhiều vitamin
Khẳng định khả năng chống ung thư vú của vitamin D
Lạm dụng vitamine, ngoài ngộ độc, còn bệnh gì ? - DS  Nguyễn Hữu Ðức
Món ăn - bài thuốc chữa thiếu vitamin A
Mối liên quan giữa vitamin và bệnh Alzheimez
Một số vitamin không phải là... vitamin
Ngược dòng thời gian để tìm hiểu về vitamin
Những câu chuyện về vitamin
Những hiểm họa đằng sau viên vitamin
Những phát hiện mới nhất về vitamin A và D
Những vitamin giảm nguy cơ cho tim
Những Vitamin và muối khoáng có trong thực phẩm - tạp chí Elle
Những điều cần biết khi dùng vitamin
Nên dùng vitamin B12 thường xuyên
Nước quả để lâu sẽ bị mất vitamin
Nỗi lo ngại quanh việc sử dụng vitamin c
Quá nhiều vitamin A cũng có thể gây nguy hiểm
Quá nhiều vitamin C không tốt cho bệnh nhân viêm khớp
Selen làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang
Sẽ thêm vitamin vào bia?
Thiếu và thừa vitamin A
Thừa và thiếu vitamin D đều nguy hiểm
Trẻ đang bú mẹ cần được bổ sung vitamin D
Trời cho nắng, sao ta chưa phơi!
Tác dụng của vitamin E
Tác hại của thiếu và thừa vitamin A
Uống vitamin không được ăn gan lợn và tôm
Uống đủ vitanmin sẽ không sinh non
Vai trò của vitamin
Vai trò của vitamin & khoáng chất đối với mái tóc của bạn
Vitamin a và chức nắng hàng rào miễn dịch
Vitamin B Ngăn Ngừa Bệnh Tim Mạch
Vitamin B ngăn ngừa gãy xương
Vitamin B ngừa gãy xương sau đột quỵ
Vitamin B12
Vitamin B9 giúp ngăn ngừa chứng đột quỵ và bệnh tim
Vitamin C giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể ở phụ nữ
Vitamin C kích thích hoạt động tình dục
Vitamin C làm giảm biến chứng của thai kỳ
Vitamin C thiên nhiên tốt hơn tổng hợp
Vitamin C thiên nhiên tốt hơn tổng hợp
Vitamin có phải là thuốc bổ
Vitamin D - ''chiếc gậy chống'' của người già
Vitamin D - nguồn 'năng lượng mặt trời'
Vitamin D và việc đánh răng giúp giảm nguy cơ bệnh tim
Vitamin E - 'thần dược' cho đàn ông
Vitamin E giúp giảm đau bụng khi hành kinh
Vitamin E giúp người già phòng cảm lạnh
Vitamin E giúp người già tránh được cảm lạnh
Vitamin E không chống được ung thư
Vitamin E: hại nhiều hơn lợi
Vitamin giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với cảm lạnh
Vitamin kiềm chế sự phát triển của HIV
Vitamin thực sự có lợi cho tim
Vitamin và người có tuổi
Vitamin và vần đề dinh dưỡng
Về việc bổ sung nước và vitamin trong mùa rét


Danh mục thuốc theo tên hóa học
Khái niệm thuốc
Kiến thức Dược
Thuốc kháng sinh
Thuốc men và cách dùng thuốc
Thuốc ngừa thai và hệ sinh dục
Thận trọng và cách dùng thuốc
Tra cứu dược phẩm
Trang chủ thuốc, dược phẩm, thực phẩm, dinh dưỡng
Vaccine và chủng ngừa