Bùn cống, một nguồn thuốc bổ

Thế giới vi sinh vật ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu, một trong những điều đó là nó đã giúp con người có thể tổng hợp, sản xuất vitamin B12 từ những nguyên liệu rẻ và sẵn có.

Căn bệnh nan y

 Vitamin B12 - thuốc dùng trong bệnh rối loạn tuần hoàn, thiếu máu ác tính.
Những năm trong và sau Chiến tranh thế giới thứ 2, số người bị bệnh thiếu máu ác tính tăng lên rất nhiều. Người bệnh thường bị lâm vào tình trạng rối loạn chức năng tuần hoàn. Hồng cầu trong máu giảm từ 4 triệu xuống còn 3 triệu, thậm chí ở nhiều người giảm xuống chỉ còn trên 1 triệu. Kèm theo đó là sự rối loạn hệ thống thần kinh, rối loạn tiêu hoá, độ axit của dạ dày giảm rất nhanh, màng dạ dày bị teo. Nhiều bác sĩ tài giỏi nhất thời bấy giờ cũng phải bó tay, nhiều bệnh trở thành nan y, đã có rất nhiều người tử vong vì các căn bệnh nguy hiểm này. 

Trải qua rất nhiều thí nghiệm trên lâm sàng, đến năm 1929, các nhà khoa học mới phát hiện vitamin B12 có thể đẩy lùi được căn bệnh thiếu máu ác tính. Nhưng phải chờ tới 20 năm về sau, năm 1948, những giọt vitamin B12 tinh khiết đầu tiên trên thế giới mới được tách chiết. Tiếp theo đó, những ống thuốc chữa bệnh thiếu máu mang màu hồng tươi đã xuất hiện trên các quầy hàng dược phẩm đem lại nguồn hy vọng tràn trề cho nhiều người đang bị bệnh tật hành hạ.

Nhưng niềm vui chẳng tày gang của người bệnh đã sớm trở thành nỗi thất vọng, vì giá thuốc thời bấy giờ đã vượt xa túi tiền của đại đa số bệnh nhân. Vì sao lúc đó vitamin B12 lại đắt như vậy? Việc lý giải thật đơn giản nhưng để thực hiện lại vô cùng khó khăn đã được dành cho các nhà khoa học! Đó là vì các thực vật loại cao hoàn toàn không có loại vitamin này. Nguồn nguyên liệu sản xuất vitamin B12 hoàn toàn trông mong vào các động vật mà chủ yếu là gan bò.

Nhưng để có thể tách chiết được 10mg vitamin B12 thì cần phải dùng đến những 1.000 kg gan bò, như vậy một xí nghiệp dược phẩm muốn sản xuất 1 kg vitamin B12 thì cần phải dùng đến nguồn nguyên liệu là một số lượng bò khổng lồ, lên tới khoảng... 10 triệu con! Bởi vậy cơ số vitamin B12 được sản xuất ra là rất ít vì bò làm sao sinh sản kịp để có nguyên liệu làm thuốc và chỉ có người rất giàu mới có tiền để dùng loại thuốc thiết yếu này.

Mặc dù sức khỏe không phải là đặc quyền của tầng lớp thượng lưu, nhưng khổ nỗi bệnh tật lại không chừa một ai. Bởi vậy việc tìm ra nguồn nguyên liệu sản xuất vitamin B12 giá rẻ để phục vụ cho bệnh nhân nghèo đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết thời bấy giờ.

Sự kỳ diệu của thế giới vi sinh vật

Vào thời đó các nhà khoa học còn chưa biết tường tận công thức cấu tạo của vitamin B12 thì sự kỳ diệu của tự nhiên đã đến từ thế giới vi sinh vật. Đó là vào năm 1951, hai nhà khoa học Frieric và Berna đã phát hiện ra một kho vitamin B12 khổng lồ giấu ở một nơi bất ngờ nhất: bùn cống - một nguồn nguyên liệu vô cùng rẻ tiền và sẵn có để tổng hợp vitamin B12. Trong bùn cống có rất nhiều vi khuẩn mà chủ yếu là nhóm vi khuẩn thuộc họ me-tan. Những con vi khuẩn này sống hoàn toàn không cần không khí, chúng dùng các hệ thống enzym đặc biệt của mình để phân hủy các nguyên liệu hữu cơ như protein, cellulo, đường, bột... có trong bùn cống để tổng hợp nên các phân tử vitamin B12 và một số vi chất khác.

Chính từ phát hiện khoa học trên mà một số nhà khoa học đã nảy ra ý định sản xuất thuốc bổ máu từ các chất lắng đọng trong toàn bộ hệ thống cống rãnh của thành phố. Tuy nhiên muốn tách chiết được vitamin B12 từ trong bùn thì phải tìm cách để loại bỏ được các tạp chất. Điều này là vô cùng khó khăn và tốn kém!

Qua nhiều lần thí nghiệm các nhà khoa học đã tìm ra cách tổng hợp vitamin B12 mà không hề tốn kém. Đó là, họ mang các con vi khuẩn thuộc họ me-tan từ trong bùn đen đến phòng thí nghiệm, loại bỏ các tạp chất và tìm xem loại vi khuẩn nào có thể tổng hợp được vitamin B12 có số lượng nhiều và trong thời gian nhanh nhất. Sau cùng họ đã lựa chọn ra được một loại vi khuẩn, chúng có cái tên Latinh là Propionnibacterium shermani. Loại vi khuẩn này có hình dạng que ngắn, xếp thành hình cầu, đường kính chừng 5 micromét.

Tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, những con vi khuẩn trên được nuôi trong những thùng lên men khổng lồ, nhiệt độ môi trường luôn luôn đảm bảo ở độ ấm 30oC. Nguyên liệu sản xuất không phải là bùn thối từ cống rãnh nữa mà là những chế phẩm từ đường glucoza, muối đạm, muối cô-ban... Sau 5 - 7 ngày số vi khuẩn trên sinh sôi nảy nở rất nhanh, lúc này chỉ việc cho dịch lên men qua máy li tâm siêu tốc là có thể tách riêng nước và xác vi khuẩn. Qua một công đoạn nữa là chiết rút sẽ thu được thứ dịch màu hồng tươi, rồi đem đóng trong các ống tiêm - đó là vitamin B12. Vitamin B12 được sản xuất theo cách này có giá thành rất rẻ, có thể thoả mãn được nhu cầu của đại đa số tầng lớp lao động nghèo.

Tuy nhiên, sau này các nhà khoa học Nga (từ thời Liên Xô) còn tìm ra cách hạ giá thành vitamin B12 xuống mức thấp hơn nữa nhờ sử dụng loại nguyên liệu phế thải của công nghiệp sản xuất axeton và rượu etylic. Và ngày nay vitamin B12 không chỉ là thuốc chữa cho những người bị bệnh thiếu máu, bệnh rối loạn tuần hoàn và chức năng của gan, bệnh thần kinh... mà nó còn được dùng để tăng hiệu quả và năng suất trong chăn nuôi gia súc. Theo các nhà khoa học, chỉ cần một lượng nhỏ vitamin B12 (khoảng 50mg/tấn thức ăn) thì đàn gia súc tăng trưởng nhanh hơn, hệ số tiêu hoá được nâng cao rõ rệt, khả năng đồng hoá các protein thực vật cũng tăng lên, gia cầm sẽ đẻ nhiều trứng hơn...

Ngoài vitamin B12, vi sinh vật còn tham gia sản xuất trên quy mô công nghiệp hàng loạt các vitamin khác như B2, D2, C, caroten (tiền vitamin A)... Bởi vậy có thể kết luận rằng, sự kỳ diệu của thế giới vi sinh vật trong tự nhiên đã giúp cho con người, kể cả động vật thoát khỏi nạn đói vitamin, nhờ đó mà thoát khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Hoàng Hùng (Sưu tầm)

Vitamin

"Siêu vitamin D" trị loãng xương
Bùn cống, một nguồn thuốc bổ 
Bảo vệ vitamin C trong rau xanh
Bệnh tê phù do thiếu vitamin B1
Calcium chống béo phì hiệu quả
Dùng thuốc kiểu vitamin đẩy ngược bệnh Parkinson
Dùng vitamin B1 để điều trị viêm gan
Hạn chế xơ vữa động mạch bằng vitamin E và aspirin
Hỗn hợp vitamin chống mù lòa ở người cao tuổi
Không nên dùng quá nhiều vitamin
Khẳng định khả năng chống ung thư vú của vitamin D
Lạm dụng vitamine, ngoài ngộ độc, còn bệnh gì ? - DS  Nguyễn Hữu Ðức
Món ăn - bài thuốc chữa thiếu vitamin A
Mối liên quan giữa vitamin và bệnh Alzheimez
Một số vitamin không phải là... vitamin
Ngược dòng thời gian để tìm hiểu về vitamin
Những câu chuyện về vitamin
Những hiểm họa đằng sau viên vitamin
Những phát hiện mới nhất về vitamin A và D
Những vitamin giảm nguy cơ cho tim
Những Vitamin và muối khoáng có trong thực phẩm - tạp chí Elle
Những điều cần biết khi dùng vitamin
Nên dùng vitamin B12 thường xuyên
Nước quả để lâu sẽ bị mất vitamin
Nỗi lo ngại quanh việc sử dụng vitamin c
Quá nhiều vitamin A cũng có thể gây nguy hiểm
Quá nhiều vitamin C không tốt cho bệnh nhân viêm khớp
Selen làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang
Sẽ thêm vitamin vào bia?
Thiếu và thừa vitamin A
Thừa và thiếu vitamin D đều nguy hiểm
Trẻ đang bú mẹ cần được bổ sung vitamin D
Trời cho nắng, sao ta chưa phơi!
Tác dụng của vitamin E
Tác hại của thiếu và thừa vitamin A
Uống vitamin không được ăn gan lợn và tôm
Uống đủ vitanmin sẽ không sinh non
Vai trò của vitamin
Vai trò của vitamin & khoáng chất đối với mái tóc của bạn
Vitamin a và chức nắng hàng rào miễn dịch
Vitamin B Ngăn Ngừa Bệnh Tim Mạch
Vitamin B ngăn ngừa gãy xương
Vitamin B ngừa gãy xương sau đột quỵ
Vitamin B12
Vitamin B9 giúp ngăn ngừa chứng đột quỵ và bệnh tim
Vitamin C giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể ở phụ nữ
Vitamin C kích thích hoạt động tình dục
Vitamin C làm giảm biến chứng của thai kỳ
Vitamin C thiên nhiên tốt hơn tổng hợp
Vitamin C thiên nhiên tốt hơn tổng hợp
Vitamin có phải là thuốc bổ
Vitamin D - ''chiếc gậy chống'' của người già
Vitamin D - nguồn 'năng lượng mặt trời'
Vitamin D và việc đánh răng giúp giảm nguy cơ bệnh tim
Vitamin E - 'thần dược' cho đàn ông
Vitamin E giúp giảm đau bụng khi hành kinh
Vitamin E giúp người già phòng cảm lạnh
Vitamin E giúp người già tránh được cảm lạnh
Vitamin E không chống được ung thư
Vitamin E: hại nhiều hơn lợi
Vitamin giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với cảm lạnh
Vitamin kiềm chế sự phát triển của HIV
Vitamin thực sự có lợi cho tim
Vitamin và người có tuổi
Vitamin và vần đề dinh dưỡng
Về việc bổ sung nước và vitamin trong mùa rét


Danh mục thuốc theo tên hóa học
Khái niệm thuốc
Kiến thức Dược
Thuốc kháng sinh
Thuốc men và cách dùng thuốc
Thuốc ngừa thai và hệ sinh dục
Thận trọng và cách dùng thuốc
Tra cứu dược phẩm
Trang chủ thuốc, dược phẩm, thực phẩm, dinh dưỡng
Vaccine và chủng ngừa