VITAMIN
Lạm dụng vitamine, ngoài ngộ độc, còn bệnh gì ?
Vitamine không phải là thực phẩm
Tác hại của trận mưa quảng cáo vitamine
Lạm dụng vitamine, ngoài ngộ độc, còn bệnh gì ?
*Nhiều A liều cao gây ngộ độc, thừa D có thể tử vong *Các hãng thuốc thoải mái làm giàu trên sức khoẻ cộng đồng...
Ghé vào một nhà thuốc trên đường Ðinh Tiên Hoàng (Quận 1 - TPHCM) để mua thuốc nhức đầu, tôi được cô bán hàng giới thiệu: "Chị xài Panadol, nhưng mua thêm vitamine uống cho khỏe!". "Nên uống loại vitamine nào?" - tôi hỏi cô bán hàng. "Chị cứ uống nhiều viên C vô là được. ốm ốm như chị nên xài thêm B1, B6, B12 nữa".
Ôi, vitamine" Bao Thanh Thiên"
Thấy tôi gật đầu, cô bán hàng tiếp tục thuyết phục: "Chị cứ để sẵn vài hộp C trong giỏ. Ngậm như kẹo cho đỡ buồn miệng, lại bổ nữa. Hàng VN chỉ có 2.000 đ/hộp 10 viên. Sang thì xài hàng ngoại, không mắc hơn bao nhiêu. Loại này người ta mua "hà rầm", một ngày em bán khoảng năm, bảy chục hộp. Nhưng "thời thượng" bây giờ là xài Sy - vitamine tổng hợp, đủ loại A, B, E, PP, H... Giá 20.000 đ/tube 10 viên. Mỗi ngày dùng một viên là ngăn ngừa nhức đầu, mệt mỏi, căng thẳng thần kinh...". Ðứng ở nhà thuốc khoảng 10 phút, tôi mới thấy hết hiệu quả của "nhà tài trợ cho bộ phim Bao Thanh Thiên": Ba người đến mua thuốc đều mua kèm Sy!
Tại siêu thị Donamart trên đường Ly Tự Trọng, thấy tôi hơi do dự vì giá loại kem dưỡng da B. đắt hơn các loại khác, cô nhân viên quầy mỹ phẩm phân tích: "Chị đừng so đo. B. đắt hơn vì có bổ sung thêm nhiều loại vitamine giúp dưỡng da. Cũng như dầu gội đầu P. có vitamine B5 nuôi dưỡng tóc, tạo sự mềm mại, mịn màng!". Cứ như thế, bài ca "có bổ sung vitamine" được "hát" quảng cáo cho nhiều loại nước giải khát, nước trái cây, vô số thực phẩm chế biến đang bày bán ở khắp nơi".
Dư vitamine: Ngộ độc, có khi tử vong
Bác sĩ Trần Hữu Nhơn - Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Ðồng 2- cho biết: "Ðã có tình trạng lạm dụng vitamine ở trẻ em. Thời gian vừa qua, rất nhiều cháu được đưa vào bệnh viện trong tình trạng bị sốt cao, thiếu máu. Phụ huynh lo lắng vì nghĩ rằng cháu bị nhiễm trùng vội đi chụp hình, xét nghiệm. Nhưng khám cho các cháu, tôi không phát hiện bệnh gì nguy hiểm cả. Hỏi ra mới biết phụ huynh cho cháu sử dụng vitamine A quá nhiều, dẫn đến tình trạng dư thừa, gây bệnh!".
Bác sĩ chuyên về dinh dưỡng Nguyễn Lân Ðính nói thêm: "Nhiều phụ huynh rất hoang mang vì quên không cho con đi uống vitamine theo đúng ngày quy định của các cơ sở y tế quận, huyện. Sợ con mình thiếu hụt vitamine, các phụ huynh đã tự động cho con uống hoặc chích vitamine A ở liều cao (từ 100.000 - 200.000 đơn vị) dẫn đến tình trạng các cháu bị ngộ độc". Bác sĩ Ðỗ Hồng Ngọc kể thêm: các bà mẹ vì ít thời gian chăm sóc, không quan tâm chu đáo đến vấn đề dinh dưỡng cho con đã "mạnh dạn" dùng vitamine thay thế các dưỡng chất trong thực phẩm.
Trẻ làm kinh vì mẹ uống nhiều B6!
Thấy trẻ không khỏe, lại dùng thuốc có chứa nhiều vitamine "bổ sung". Ðến lúc thừa vitamine, các cháu sẽ càng biếng ăn, không lớn, da khô, bứt rứt, ngứa ngáy, dễ rụng tóc! Lại có tình trạng "mẹ thừa, con thiếu" vitamine B6 ở những bà mẹ mang thai uống nhiều B6 để chữa ói mữa. Ðến khi trẻ sinh ra không còn nguồn B6 cung cấp nhiều như lúc trong bụng mẹ sẽ dễ bị làm kinh. Không ít trường hợp các cháu thừa vitamine D gây bỏ ăn, ói mửa, bón, gầy ốm, nhiệt độ tăng, lừ đừ và đôi khi dẫn đến tử vong nếu lượng D quá lớn!
" Trận địa" quảng cáo thuốc, không ai quản lý
Ngay sau bài báo "Tác hại của trận" mư"a quảng cáo vitamin"e (Báo NLÐ ngày 30-7-97), lãnh đạo Sở Y tế TPHCM cũng rất đồng tình và bức xúc trước tình trạng quảng cáo thuốc tràn ngập trên các kênh truyền hình, báo chí... Dược sĩ Huỳnh Văn Ðảm - Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết: "Nhiều nước trên thế giới đã cấm quảng cáo thuốc trên các phương tiện thông tin đại chúng vì đây là loại hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. Tại VN, Bộ Y tế đã nhiều lần nhắc nhở vấn đề này và mới đây, trong Quyết định 322/BYT - QÐ ngày 28-2-1997 về "Quy chế thông tin, quảng cáo thuốc và mỹ phẩm dùng cho người" đã nhấn mạnh thời lượng quảng cáo như sau: "Một đợt quảng cáo trên báo hàng ngày (có chuyên mục dành cho ngành y tế) không được kéo dài quá 5 ngày. Một đợt quảng cáo trên đài truyền hình không được kéo dài quá 8 ngày và không phát sóng quá 5 lần trong ngày. Trên đài phát thanh, không được kéo dài quá 5 ngày. Các đợt cách nhau không dưới 15 ngày". Nhưng trên thực tế, việc quảng cáo thuốc được ghi nhận là quá lố và bị thương mại hóa cao chứ không mang tính hướng dẫn tiêu dùng. Hiện luật lệ của ta còn chưa nghiêm...Không chỉ trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hãng thuốc còn thi nhau quảng cáo trên panô, xe buy t, màn sáo... đầy khắp TP !".
Một cán bộ khác ở Sở Y tế băn khoăn: "Nhiều hãng thuốc thay việc quảng cáo bằng cách tài trợ, tổ chức hội thảo khoa học... nhưng thực chất chỉ nhằm tranh thủ "cướp diễn đàn" quảng cáo cho sản phẩm của hãng mình. Họ xin giấy phép ở đâu Sở Y tế không hề biết!".
Các cán bộ ở Sở Văn hóa Thông tin TPHCM thì lắc đầu khi nghe chúng tôi đặt vấn đề là có sự vi phạm quy định về quảng cáo. Bởi lẽ đó là chuyện: "Biết rồi, khổ lắm nói mãi. Nhưng làm gì được". Cuối cùng chỉ có người tiêu dùng là chịu nhiều thiệt thòi trước các trận "mưa" quảng cáo này thôi!
Xuân Hòa
ý kiến chuyên gia
Dược sĩ Nguyễn Hữu Ðức - Bộ môn Bào chế trường ÐH Dược TPHCM-
Vitamine không phải là thực phẩm
Vitamine là dược phẩm chứ không phải là thực phẩm, không nên sử dụng bừa bãi, nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu ăn uống bình thường, sinh hoạt, nghỉ ngơi đầy đủ, hợp ly ... chắc chắn sẽ không thiếu vitamine. Cần cho các cháu ăn đủ, ăn đúng chứ đừng nên nghĩ đến việc dùng thuốc. Bởi vitamine chỉ có tác dụng phụ trợ chứ không chứa chất đạm, béo, đường, nước, chất khoáng tự nhiên.
Vitamine muốn có tác dụng cao phải được sử dụng thông qua các đường trong như uống, chích để đi trực tiếp vào máu. Các loại mỹ phẩm, kem dưỡng da, dầu gội đầu... có chứa vitamine cũng sẽ hạn chế tác dụng vì tỉ lệ hấp thu của cơ thể rất thấp. Nói chung là lãng phí mà không hiệu quả!
Tác hại của trận mưa quảng cáo vitamine
*Hãy dùng N... mỗi ngày. Con tôi thông minh, mắt sáng hơn nhờ... *Ðêm đêm trên các kênh truyền hình, trận mưa quảng cáo cho các loại vitamine ồ ạt trút xuống đầu của người dân TP
Không chỉ vitamine dưới dạng thuốc, hàng chục, hàng trăm loại thực phẩm giàu vitamine như các loại nước giải khát... và cả dầu gội đầu, kem thoa mặt cũng được quảng cáo "đặc nghẹt" vitamine. Tất cả được tung vào đời sống tiêu thụ thường ngày. Và dường như không có ai đứng ra bảo vệ người tiêu dùng trước trận "mưa bom" quảng cáo này. Sự thật dùng nhiều vitamine lợi hay hại cho sức khỏe? Sở Y tế TP dường như đang nhắm mắt làm ngơ cho các công ty thực phẩm, mỹ phẩm nước ngoài "làm mưa làm gió".
Một kiểu của lối sống Mỹ?
Thật sự đây là lối sống và tiêu thụ kiểu Mỹ. Kết quả điều tra năm 1996 của Trung tâm Nghiên cứu và Thông tin về vitamine thuộc Liên hiệp châu Âu cho thấy doanh số thực phẩm chứa đựng vitamine trên thị trường Mỹ lên đến 14,9 tỉ Franc Pháp một năm. Doanh số này ở Ðức là 2,5 tỉ. ở Anh là 918 triệu và Pháp là 888 triệu. Một thị trường béo bở, nhiều lợi nhuận! Và người Pháp vào đầu năm nay đã lớn tiếng kêu gọi trên các phương tiện truyền thông đại chúng rằng: "Sự lạm dụng vitamine sẽ có hại cho sức khỏe. Một loại sản phẩm từ sữa mang tên Juvamine chứa nhiều vitamine và muối khoáng đã bị cấm bán trong các siêu thị. Sự kiện này gợi lại y tưởng "tạo sự thăng bằng dinh dưỡng tự nhiên bằng các loại thực phẩm thiên nhiên" là điều kiện đảm bảo cho một sức khỏe tốt.
Ranh giới thực phẩm - dược phẩm không được xác định
Thật ra, từ lâu theo quy định chung của thế giới, vitamine được coi là dược phẩm chứ không phải là thực phẩm. Và người ta gọi các sản phẩm được bổ sung nhiều vitamine và chất khoáng là thực phẩm - dược phẩm. Một dược sĩ nói với chúng tôi: "Vấn đề ở đây là các nhà quảng cáo, các kênh truyền hình đã giới thiệu những sản phẩm này một cách bình thường, không tôn trọng những quy tắc về an toàn cho sức khỏe cộng đồng".
Mua và bán: Tự do, thoải mái
Chúng tôi đã thử làm một khảo sát ở 10 nhà thuốc. Người ta mua và bán các loại vitamine một cách thoải mái. Ai mua cũng bán. Cứ có quảng cáo trên truyền hình là có người mua. Những người bán thuốc cũng xác nhận với chúng tôi rằng: Xu hướng tiêu thụ vitamine ngày càng phát triển. Bác sĩ Mai Thu Ðường và bác sĩ Nguyễn Xuân Nghiêm - cộng tác viên của trang GÐXH - nói với chúng tôi: "Cần phải có một chiến dịch thông tin đầy đủ về cái hại của việc sử dụng vitamine quá liều. Và không nên quảng cáo tràn lan nhằm mục đích thương mại hóa các chế phẩm giàu vitaminee như đã nêu. Cần phải trả vitamine lại đúng vị trí của nó".
P.V
Phỏng vấn nhà dinh dưỡng Pháp Jacques Fricker
Vitamine nào gây bệnh não úng thủy, bệnh lùn?
Có phải một số loại vitamine gây nguy hại cho sức khỏe?
- Không. Tất cả ở chỗ liều lượng. Mọi loại vitamine trong thực phẩm đều cần thiết vì cơ thể con người không sản xuất ra nó. Hiện tượng quá liều có thể xảy ra khi người sử dụng không ở trong tình trạng vừa dứt bệnh cần phục hồi sức khỏe hoặc sử dụng đều đặn mỗi ngày mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Cần nhớ mỗi trường hợp như giải quyết cơn mệt mỏi, chống căng thẳng thần kinh, hồi phục sức khỏe... đều có những chỉ dẫn khác nhau chứ không giống nhau. Nếu trong các loại thực phẩm hay thức uống quá giàu vitamine, một vài loại vitamine có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Ðó là những loại nào?
- Loại chứa nhiều nguy cơ nhất là vitamine A. Một phụ nữ mang thai nếu hấp thụ quá liều gấp 5 lần cần thiết có nguy cơ bào thai bị biến dạng. Nó có thể gây ra đau đầu, não úng thủy đối với trẻ nhỏ và gây viêm gan. Ðối với vitamine D, nếu quá liều sẽ hạn chế sự tăng trưởng đối với trẻ nhỏ (bệnh lùn). ở nhiều nước tiên tiến, hai loại này chỉ được bán theo toa bác sĩ. Dùng quá nhiều calci cũng sẽ gây rối loạn việc hấp thụ chất sắt.
Dùng Vitamin C liều cao có hại cho sức khoẻ
Ðó là lời khuyến cáo của nhà khoa học thuộc một trường Ðại học của Anh. Họcho rằng với liều lượng 60 miligam/ngày, vitaminC có tác dụng phòng bệnh ung thư và chống oxy hoá, nhưng khi lên tới 500 miligam/ngày, vitaminC sẽ gây tổn hại về gen và dẫn tới các căn bệnh ung thư, thấp khớp.
Các nhà khoa học đã thử cho 30 người khoẻ mạnh dùng 500 miligam vitaminC/ngày trong thời gian 6 tháng. Sau khi kiểm tra mẫu máu của những người này họ nhận thấy tác dụng chống ung thư của vitaminC đã mất. Tuy nhiên, những thiệt hại do vitaminC gây ra nhỏ hơn nhiều so với thiệt hại mà nó ngăn ngừa.
Nếu uống quá nhiều vitaminC thì sự cân bằng vốn có có thể bị phá vỡ tạo thuận lợi cho các chất oxy hoá phát sinh, làm tăng sự tích tụ những phân tử kép có hại. Chính sự tích tụ này có một vai trò nhất định trong các căn bệnh như ung thư, thấp khớp và xơ vữa động mạch.
VitaminC hoạt động như một chất chống oxy hoá bằng cách tấn công vào một số nguyên tử oxy gọi là gốc tự do. Gốc tự do này do cơ thể sinh ra, có khả năng tăng cường sự phát triển của bệnh ung thư. Thế nhưng khi dìng ở liều lượng cao, chính vitaminC lại sản sinh ra các gốc tự do trong quá trình phản ứng với kim loại trong AND chất di truyền cơ bản của mọi tế bào.
VitaminC có nhiều trong cac loại quả tươi như cam, nho và rau xanh, sữa, thịt, có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, tránh cảm cúm. Thiếu vitaminC có thể dẫn đến bệnh yếu cơ, sưng và viêm lợi, rụng răng.
Một số bệnh nhân ung thư thường dùng vitamin C với liều lượng lên dến 600 miligam/ngày. Tuy nhien, các nhà nghiên cứu cho biết không có bằng chứng khoa học này chứng tỏ tác dụng của vitaminC với liều lượng cao như vậy, đồng thời khuyến cáo không nên dùng quá liều lượng cần thiết bởi vì điều này có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ.
Hiện nay, nhóm các nhà khoa họcnày đang tiến hành một nghiên cứu khác về vitaminC với liều lượng thấp hơn nhằm xác định liều lượng thích hợp nhất.
Theo Reuters, Trần Thắng
Nhân ngày 1.6 Thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em
(FPT-TTVN)- Hiện ở VN tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng vẫn còn tồn tại. Tình trạng thiếu máu dinh dưỡng còn phổ biến: trung bình trên 50% phụ nữ có thai, trên 40% phụ nữ ở tuổi sinh đẻ & 60% trẻ em dưới 2 tuổi bị thiếu máu, nguyên nhân chủ yếu do thiếu sắt. 94 % dân số sống ở vùng có nguy cơ thiếu iốt. PTS Nguyễn Công Khẩn- Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết:
Thiếu vitamin A làm cho trẻ chậm lớn, dễ bị mắc các bệnh và tăng nguy cơ tử vong trầm trọng hơn là một số bệnh nhất là tiêu chảy, sởi, viêm đường hô hấp... Thiếu vitamin A nặng có thể dẫn tới mù loà. Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, giảm khả năng lao động & học tập. Phụ nữ có thai bị thiếu máu dễ sảy thai, đẻ con nhỏ yếu. Thiếu iốt làm chậm quá trình phát trình phát triển thể lực & trí tuệ, có thể gây bướu cổ đần độn.
Vậy ngày Vi chất dinh dưỡng được thực hiện như thế nào, thưa ông ?
- Tổ chức cho uống vitamin A liều cao: đối với trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi, bà mẹ trong vòng một tháng sau khi sinh con
* Một bà mẹ khi uống viên sắt thấy lợm giọng, buồn nôn... nên e ngại. Vậy uống vitamin A và viên sắt có phản ứng phụ gì không ?
- Ðối với vitamin A liều cao: Không dùng quá liều vì có thể gây ngộ độc. Ðặc biệt không cho các bà mẹ đang mang thai uống vitamin A liều cao. Do vậy cần sử dụng theo đúng phác đồ qui định.
- Ðối với viên sắt: Uống viên sắt có tể gây ra một vài tác dụng phụ như lợm giọng, buồn nôn, táo bón nhẹ. Ðiều này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Một số trường hợp có thể đi cầu phân đen, đừng lo ngại, tình trạng trên có thể nhanh chóng ổn định bằng các liều thuốc tăng dần từ thấp đến khi đủ liều: lúc đầu uống cách nhật, sau uống điều đặn hàng ngày
Ðể hạn chế tác dụng phụ và tăng khả năng hấp thu trong cơ thể nên uống viên sắt vào lúc đói trước khi ăn sáng hoặc trước khi đi ngủ.
Ðể phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng mỗi gia đình cần chú ý điều gì, thưa ông?
- Cần cải thiện chất lượng bữa ăn hàng ngày, nhất là bữa ăn của bà me ?à trẻ em. Phối hợp nhiều loại thực phẩm, thay đổi cách chế biến để có bữa ăn ngon và đa dạng. Các vi chất như sắt, vitamin A thường có nhiều trong thức ăn nguồn động vật như thịt, các trứng, tôm cua, trong đậu đỗ, vừng , lạc cá, các loại rau xanh. Hoa quả chín vừa là nguồn cung cấp vitamin A (đu đủ, xoài cam quýt) vừa là nguồn cung cấp vitamin C tăng cường hấp thu sắt từ khẩu phần. Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ bú hoàn toàn trong 4 tháng đầu, bú kéo dài 18-24 tháng. Từ tháng thứ 5, ngoài bú mẹ cần cho trẻ ăn hợp lý. Thường xuyên vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán, nhất là giun móc vì giun móc vừa chiếm đoạt chất dinh dưỡng gây chảy máu, mất máu đường tiêu hoá
Xin cảm ơn ông
(Phương Liên- Báo Lao động 1.6.98)