Hướng dùng thuốc chữa hen mới

Tác giả : DS. BÙI VĂN UY

Trước nay, người bị bệnh hen vẫn thường dùng các thuốc cổ điển như Theophylin, Ephedrin... để điều trị. Đôi khi người bệnh được giới thiệu vài loại thuốc mới nhưng do không dùng theo một liệu trình ổn định nên kết quả hạn chế, thậm chí còn làm bệnh nặng thêm. Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số hướng dùng các thuốc chữa hen mới.

THUỐC GIÃN PHẾ QUẢN

Thuốc giãn phế quản thường dùng có 3 nhóm: Methylxanthin, chủ vận beta-2, biến đổi leucotrien.

Nhóm Methylxanthin: Thường dùng là Theophylin.

Thuốc làm cường giao cảm, đưa đến tác dụng giãn phế quản. Ngoài ra, còn có tác dụng kháng viêm. Tuy nhiên thuốc có nhiều tác dụng phụ như: làm giảm oxygen trong tuần hoàn não (với liều cao có thể lên cơn co giật), làm tim đập nhanh, kích thích hô hấp, gây lợi tiểu, đau bụng, buồn nôn, chán ăn, nhức đầu, khó ngủ; Tuy rất hiếm nhưng có khi làm xuất huyết đường tiêu hóa. Dạng bào chế phóng thích chậm hạn chế được một phần độc tính trên. Nhược điểm bao trùm nhất làm cho việc dùng thuốc khó khăn hơn là khoảng cách giữa liều điều trị và liều có khả năng gây độc rất hẹp. Sự đáp ứng thuốc thay đổi tùy theo từng người bệnh, mức chuyển hóa và độ thanh thải cũng vậy. Với những người cao tuổi, người có bệnh gan, viêm phổi, nhiễm siêu vi thì sự chuyển hóa, độ thanh thải giảm sút. Trong khi đó với trẻ em thì lại nhanh hơn nên phải uống mỗi ngày từ 4-6 lần. Vì lý do này, khi dùng phải dò liều. Nếu có điều kiện, cần theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương sau khi uống 4 giờ, nồng độ khuyến cáo không nên vượt 20mcg/l (để phòng ngộ độc). Theophylin không tốt và an toàn bằng các loại thuốc điều trị hen mới, nhưng do giá rẻ nên vẫn có một bộ phận các nước nghèo còn dùng.

Thuốc chủ vận beta-2

Có 2 nhóm nhỏ:

Nhóm chủ vận beta-2 ngắn: (viết tắt SABA = short acting beta - 2 agonist).

Thường dùng là Salbutamol, Fenoterol, Terbutalin.

Dưới dạng hít, thuốc có tác dụng rất nhanh, được coi là thuốc chủ lực cắt cơn hen. Dạng thuốc hít dùng liều thấp, ít có tác dụng phụ. Dạng thuốc uống phải dùng liều cao, hấp thu chậm, thường có một số tác dụng phụ như kích thích tim mạch, dễ bị kích động, run cơ, nhức đầu. Khi điều chế dưới dạng phóng thích chậm, dạng uống cũng có tác dụng như loại chủ vận beta-2 dài, dùng phòng ngừa cơn hen về đêm. Chúng cũng có thể dùng bổ sung thêm cho Corticosteroid dạng hít khi thuốc này không đủ sức chế ngự cơn hen. Trong nhóm thuốc này, Salbutamol có tính chọn lọc trên thụ thể beta-2 cao, không kích ứng thụ thể beta-1, do đó an toàn hơn. Chỉ nên dùng thuốc một cách ngắt quãng. Dùng thường xuyên thì hiệu quả những lần sau sẽ kém đi, nếu muốn đạt được như trước thì phải tăng liều. Điều này chứng tỏ bệnh đang tiến triển xấu, cần được điều trị dự phòng cẩn thận.

Nhóm chủ vận beta-2 dài: (viết tắt LABA = long acting beta-2 agonist).

Thường dùng là Salmeterol, Formoterol.

Thuốc bắt đầu có tác dụng chậm hơn, do đó không thích hợp để cắt cơn hen. Tuy nhiên, thời gian tác dụng kéo dài (12 giờ) nên chỉ cần dùng mỗi ngày 2 lần, thuận tiện cho việc ngăn ngừa cơn hen về đêm và điều trị dự phòng. Cơ quan nghiên cứu Hoa Kỳ (SMART) đã nghiên cứu độ an toàn của Salmeterol (tên biệt dược Serventer dạng hít, xịt và Advair dạng hít) với quy mô nhóm thử trên 13.179 người dùng thuốc, nhóm chứng 13.179 người dùng giả dược. Kết quả: Ở người Mỹ da trắng không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về tình trạng tử vong hay đe dọa tính mạng giữa nhóm thử và nhóm chứng; Ở người Mỹ gốc Phi thì có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm này. Mặc dù vậy, FDA cho rằng lợi ích mà thuốc đem lại vẫn cao hơn những nguy cơ, và khuyên người bệnh không nên tự ý ngừng Salmeterol đột ngột vì có thể gây nên biến cố nặng nề. Việc dùng Salmeterol phải tuân theo đơn đã được kê trong tổng thể liệu trình điều trị hen.

Formoterol là thuốc thứ hai trong nhóm này. Nó bắt đầu tác dụng nhanh và kéo dài hơn Salmeterol.

Thuốc chủ vận beta-2 dài cũng bị lờn thuốc như thuốc chủ vận beta-2 ngắn. Thêm nữa, nó còn làm giảm hiệu quả cắt cơn hen của thuốc chủ vận beta-2 ngắn nên không thể dùng một cách đơn độc lâu dài để dự phòng hen.

NHÓM BIẾN ĐỔI LEUCOTRIEN

Là một thuốc mới, đối kháng với thụ thể cystenyl leucotrien-1. Ở trẻ hơn 6 tuổi bị hen nặng, thuốc có thể cải thiện chức năng phổi; ở trẻ trên 2 tuổi thuốc có thể kiểm soát được cơn hen. Một số nước đã dùng chế phẩm Montelukast cho trẻ trên 2 tuổi và chế phẩm Zafirlukast cho trẻ trên 12 tuổi. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cho trẻ em là vấn đề đang còn gây tranh cãi. Ngoài ra, thuốc chuyển hóa ở gan, ảnh hưởng đến cytochrome P450 nên có tiềm năng làm tăng enzym gan. Thuốc chủ yếu chỉ dùng cho người lớn.

Tất cả các thuốc giãn phế quản kể trên (trong đó có nhóm chủ vận beta-2) thực chất là những thuốc điều trị cắt và ngừa cơn hen tạm thời.

CORTICOSTEROID DẠNG HÍT (VIẾT TẮT ICS = INHALED CORTICOSTEROID)

Thường dùng là Beclomethason, Budesonid, Fluticason.

Corticosteroid dạng hít (cụ thể là biệt dược Beclomethason dipropionat) làm giảm hẳn tế bào viêm, làm giảm mức độ quá mẫn của phế quản. Về lâm sàng, Corticosteroid dạng hít cải thiện rõ rệt chức năng phổi, làm giảm tần suất và triệu chứng cơn hen kịch phát, giảm tỷ lệ tử vong. Những kết quả này có được khi người bệnh dùng thuốc đều đặn (hàng ngày) và lâu dài. Với một Corticosteroid dạng hít mạnh (như biệt dược nêu trên), chỉ cần dùng liều hàng ngày 100-200mcg (tối đa 500mcg) là đủ để đạt hiệu quả 80-90%. Ở liều này thuốc không gây các phản ứng có hại như khi dùng dạng uống (Holgal Church, 1993; Suissa - NEJM, 2000).

Vì những ưu điểm trên, Corticosteroid được coi là thuốc dự phòng hen chủ yếu. Tại các nước phát triển, có khoảng 70-80% người bị bệnh hen dùng Corticosteroid dạng hít. Trong khi đó, tại các nước đang phát triển khu vực châu Á Thái Bình Dương, mức dùng lại thấp, chỉ vào khoảng 14% (Riêng Việt Nam chỉ khoảng 10%). Điều này giải thích vì sao ở nước ta (và một số nước trong khu vực) có tới 30% bệnh nhân hen phải nhập viện hay cấp cứu, 31% phải nghỉ học, 40% phải nghỉ làm (Phạm Duy Linh, 1996).

PHỐI HỢP CORTICOSTEROID DẠNG HÍT (ICS) VÀ THUỐC CHỦ VẬN BETA-2 DÀI (LABA)

(Xem tiếp kỳ sau)

Chú thích ảnh: Khói bụi ô nhiễm là một trong những tác nhân gây ra bệnh hen.  

Bệnh đường hô hấp

Bơi lội có thể gây phù phổi
Bạn đã biết thở đúng cách chưa
Bệnh cúm
Bệnh hen phế quản
Bệnh phổi nghề nghiệp dễ mắc
Bệnh u nấm phổi
Cách sử dụng máy phun khí dung
Hãy cảnh giác với bệnh phổi tắc nghẽn mãn
Hút thuốc lại sau khi cai có hại cho phổi
Nhạc vũ trường có thể gây thủng phổi
Nên kiêng hút thuốc 6 tuần trước khi mổ
Phổi tắc nghẽn mạn tính - căn bệnh rất dễ gây tử vong
Viêm phế quản mạn tinh
Viêm phổi
Viêm phổi cấp không điển hình dễ gây tử vong
Đang hút thuốc hay đã bỏ thuốc đều có thể bị suyễn
Để không bị chết vì hen

Bệnh hen phế quản

Bệnh COPD dễ bị chẩn đoán nhầm với suyễn
Bệnh hen - Những số liệu thực tế
Bệnh hen hoàn toàn có thể kiểm soát được
Bệnh hen phế quản
Bệnh nhân chưa hiểu đúng về bệnh hen
Chẩn đoán một số ca Bệnh suyễn đặc biệt nhờ hô hấp ký  Tác giả
Chứng hen và thuốc điều trị
Hen đang là gánh nặng cho xã hội
Hướng dùng các thuốc chữa hen mới
Hướng dùng thuốc chữa hen mới
Kiểm soát hen phế quản toàn cầu: thực tế và hoài vọng
Làm thế nào để kiểm soát tốt bệnh hen
Người mắc bệnh suyễn không nên dùng bếp gas
Nhận thức sai khiến hen phế quản tăng mạnh
Những lưu ý trong việc luyện tập ở bệnh nhân hen
Những quan điểm mới về hen phế quản
Phát hiện loại protein giúp tìm ra liệu pháp chữa hen suyễn
Phòng ngừa suyễn
Thuốc dạng phối hợp cải thiện tốt triệu chứng hen
Tại sao có ngày hen toàn cầu
Tự ý ngưng thuốc dễ khiến trẻ hen bị bệnh suốt đời
Đang hút thuốc hay đã bỏ thuốc đều có thể bị suyễn
Để không bị chết vì hen
Đừng để chết oan vì hen

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ