Bệnh COPD dễ bị chẩn đoán nhầm với suyễn

Hai bệnh này có một số biểu hiện giống nhau như gây khó thở, ho, nhiều đờm. Nhưng khác với suyễn, những tổn thương ở phổi và sự rối loạn hô hấp trong COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) một khi đã xuất hiện thì không thể hồi phục được.

Lá phổi của bệnh nhân COPD giai đoạn cuối.

Bác sĩ Hoàng Thị Quý, Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, cho biết như vậy tại hội thảo cập nhật thông tin chẩn đoán và điều trị COPD sáng nay. Theo bà Quý, trong khi bệnh suyễn được ghi nhận là do dị ứng và có nguồn gốc di truyền thì COPD liên quan đến những người hút thuốc hoặc hít khói thuốc thụ động trong thời gian dài.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Đức, Trưởng Khoa Quản lý và điều trị Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, lưu ý COPD có cơ chế viêm khác so với suyễn. Nó dẫn đến sự phá huỷ vĩnh viễn đường dẫn khí và các túi phế nang. Một khi đã bị tắc nghẽn đường khí do COPD, tình trạng này sẽ kéo dài dai dẳng, ít thay đổi và tiến triển chậm trong những năm sau đó.

Ở người bị suyễn, các cơn khó thở thường diễn ra từng cơn và bệnh nhân dễ dàng tham gia vào các hoạt động hằng ngày sau đó. Nhưng bệnh nhân COPD thường không có cơ hội này. Các cơn khó thở diễn ra gần như thường xuyên và bất kể lúc nào. Một sự khác nhau nữa là suyễn thường được phát hiện ở độ tuổi nhỏ, còn COPD thường xuất hiện ở độ tuổi sau 45.

Bác sĩ Đức nhấn mạnh, mặc dù 2 bệnh trên có nhiều khác biệt về nguyên nhân, triệu chứng, cơ chế sinh bệnh nhưng các bác sĩ vẫn dễ nhầm lẫn trong chẩn đoán. Vì vậy, bệnh nhân cần trực tiếp đến các phòng khám để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

Thiên Phúc

 

Bệnh đường hô hấp

Bơi lội có thể gây phù phổi
Bạn đã biết thở đúng cách chưa
Bệnh cúm
Bệnh hen phế quản
Bệnh phổi nghề nghiệp dễ mắc
Bệnh u nấm phổi
Cách sử dụng máy phun khí dung
Hãy cảnh giác với bệnh phổi tắc nghẽn mãn
Hút thuốc lại sau khi cai có hại cho phổi
Nhạc vũ trường có thể gây thủng phổi
Nên kiêng hút thuốc 6 tuần trước khi mổ
Phổi tắc nghẽn mạn tính - căn bệnh rất dễ gây tử vong
Viêm phế quản mạn tinh
Viêm phổi
Viêm phổi cấp không điển hình dễ gây tử vong
Đang hút thuốc hay đã bỏ thuốc đều có thể bị suyễn
Để không bị chết vì hen

Bệnh hen phế quản

Bệnh COPD dễ bị chẩn đoán nhầm với suyễn
Bệnh hen - Những số liệu thực tế
Bệnh hen hoàn toàn có thể kiểm soát được
Bệnh hen phế quản
Bệnh nhân chưa hiểu đúng về bệnh hen
Chẩn đoán một số ca Bệnh suyễn đặc biệt nhờ hô hấp ký  Tác giả
Chứng hen và thuốc điều trị
Hen đang là gánh nặng cho xã hội
Hướng dùng các thuốc chữa hen mới
Hướng dùng thuốc chữa hen mới
Kiểm soát hen phế quản toàn cầu: thực tế và hoài vọng
Làm thế nào để kiểm soát tốt bệnh hen
Người mắc bệnh suyễn không nên dùng bếp gas
Nhận thức sai khiến hen phế quản tăng mạnh
Những lưu ý trong việc luyện tập ở bệnh nhân hen
Những quan điểm mới về hen phế quản
Phát hiện loại protein giúp tìm ra liệu pháp chữa hen suyễn
Phòng ngừa suyễn
Thuốc dạng phối hợp cải thiện tốt triệu chứng hen
Tại sao có ngày hen toàn cầu
Tự ý ngưng thuốc dễ khiến trẻ hen bị bệnh suốt đời
Đang hút thuốc hay đã bỏ thuốc đều có thể bị suyễn
Để không bị chết vì hen
Đừng để chết oan vì hen

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ