Bệnh nhân chưa hiểu đúng về bệnh hen

Một trong những nguyên nhân khiến việc điều trị hen chưa hiệu quả là nhiều người bệnh còn hiểu lơ mơ về căn bệnh này và không biết bệnh có thể kiểm soát được bằng những phác đồ điều trị thích hợp.

Theo các bác sĩ, đa số bệnh nhân không thừa nhận hen suyễn phải điều trị lâu dài, họ chỉ điều trị một vài ngày và khi bệnh ngưng lại không tiếp tục theo dõi nên dễ tái phát. Nhiều người lại cho rằng thuốc uống và chích tốt hơn thuốc xịt hoặc sử dụng bình xịt không đúng...

Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Đức, Trưởng Khoa khám của Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP HCM, tại Việt Nam có khoảng 5% dân số mắc bệnh hen (suyễn), tương đương 4 triệu người. Riêng ở TP HCM, mỗi năm mất đi gần 300.000 ngày công cùng 4 tỷ đồng cho các phương pháp điều trị không hiệu quả.

Ông Đức cho biết, ngoài các thuốc đã sử dụng phổ biến từ lâu như Ventolin, Bricanyl, Pulmicort… hiện nay có hai dạng phối hợp mới là Fluticasone + Salmetarol (Seritide), loại này khi dùng phải có thuốc cắt cơn đi kèm; và loại Budesonide + Formotarol (Symbicort).

Các bác sĩ cũng lưu ý bệnh nhân cần phải được đưa đi cấp cứu ngay khi thấy một trong các dấu hiệu nguy hiểm: thuốc cắt cơn không hiệu quả chút nào, hoặc hiệu quả kéo dài không lâu, bệnh nhân vẫn thở nhanh và khó khăn; nói khó; môi hoặc móng tay tím tái; cánh mũi nở rộng khi bệnh nhân thở; co kéo xương sườn và hõm ức khi thở; nhịp tim hoặc mạch rất nhanh; đi lại khó khăn.

T.P.

Bệnh đường hô hấp

Bơi lội có thể gây phù phổi
Bạn đã biết thở đúng cách chưa
Bệnh cúm
Bệnh hen phế quản
Bệnh phổi nghề nghiệp dễ mắc
Bệnh u nấm phổi
Cách sử dụng máy phun khí dung
Hãy cảnh giác với bệnh phổi tắc nghẽn mãn
Hút thuốc lại sau khi cai có hại cho phổi
Nhạc vũ trường có thể gây thủng phổi
Nên kiêng hút thuốc 6 tuần trước khi mổ
Phổi tắc nghẽn mạn tính - căn bệnh rất dễ gây tử vong
Viêm phế quản mạn tinh
Viêm phổi
Viêm phổi cấp không điển hình dễ gây tử vong
Đang hút thuốc hay đã bỏ thuốc đều có thể bị suyễn
Để không bị chết vì hen

Bệnh hen phế quản

Bệnh COPD dễ bị chẩn đoán nhầm với suyễn
Bệnh hen - Những số liệu thực tế
Bệnh hen hoàn toàn có thể kiểm soát được
Bệnh hen phế quản
Bệnh nhân chưa hiểu đúng về bệnh hen
Chẩn đoán một số ca Bệnh suyễn đặc biệt nhờ hô hấp ký  Tác giả
Chứng hen và thuốc điều trị
Hen đang là gánh nặng cho xã hội
Hướng dùng các thuốc chữa hen mới
Hướng dùng thuốc chữa hen mới
Kiểm soát hen phế quản toàn cầu: thực tế và hoài vọng
Làm thế nào để kiểm soát tốt bệnh hen
Người mắc bệnh suyễn không nên dùng bếp gas
Nhận thức sai khiến hen phế quản tăng mạnh
Những lưu ý trong việc luyện tập ở bệnh nhân hen
Những quan điểm mới về hen phế quản
Phát hiện loại protein giúp tìm ra liệu pháp chữa hen suyễn
Phòng ngừa suyễn
Thuốc dạng phối hợp cải thiện tốt triệu chứng hen
Tại sao có ngày hen toàn cầu
Tự ý ngưng thuốc dễ khiến trẻ hen bị bệnh suốt đời
Đang hút thuốc hay đã bỏ thuốc đều có thể bị suyễn
Để không bị chết vì hen
Đừng để chết oan vì hen

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ