Hút thuốc lại sau khi cai có hại cho phổi

Những người hút thuốc trở lại sau hơn một năm cai thuốc sẽ bị giảm chức năng phổi nhiều hơn so với những người chưa bao giờ bỏ thuốc. Đó là kết luận mà các nhà khoa học Thụy Điển mới đưa ra trong một cuộc hội thảo tiến hành tại Berlin vào tuần trước.

Giáo sư Bo Lundback, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, nói: "Điều này không có nghĩa là người hút thuốc đừng bao giờ bỏ thuốc. Trái lại, tất cả những người hút thuốc lá phải cố gắng bỏ thuốc và nếu thành công thì đừng có hút trở lại".

Trong nghiên cứu kéo dài 10 năm, các tác giả đã phân tích chức năng phổi và thói quen hút thuốc của hơn 1.100 người cả nam và nữ, ở độ tuổi 35-68.

Họ được chia làm 5 nhóm:

- Nhóm 1: Chưa bao giờ hút thuốc.

- Nhóm 2: Đã bỏ thuốc 10 năm trước khi nghiên cứu bắt đầu.

- Nhóm 3: Bỏ thuốc trong thời gian nghiên cứu.

- Nhóm 4: Đã bỏ thuốc trước đó nhưng hút lại trong thời gian nghiên cứu.

- Nhóm 5: Hút thuốc liên tục.

Nghiên cứu này không tính đến những người bỏ thuốc dưới 1 năm. Người ta tiến hành so sánh chỉ số suy giảm chức năng phổi hằng năm ở tất cả các nhóm. Kết quả cho thấy:

- Chỉ số này là thấp nhất ở những người không hút thuốc lá bao giờ (nhóm 1).

- Những người hút lại sau ít nhất 1 năm bỏ thuốc có chỉ số cao nhất (hơi cao hơn so với những người hút thuốc liên tục trong vòng 10 năm).

Không thể lấy lại cái đã mất

Giáo sư Lundback nói: "Những người hút thuốc không bao giờ lấy lại được cái mà họ đã mất. Phần phổi mà họ có thể sử dụng sẽ nhỏ đi. Và trong vòng một vài năm sau khi hút thuốc trở lại, chức năng phổi sẽ giảm nhiều".

Các tác giả cho rằng nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do những người bỏ thuốc đã mất sức đề kháng với sự ô nhiễm khói thuốc (vốn đã được tạo nên trong thời gian hút thuốc kéo dài), và vì vậy mà phổi của họ trở nên dễ tổn thương hơn khi bắt đầu hút trở lại.

Một nghiên cứu khác của Mỹ tiến hành vào giữa những năm 1990 cũng cho kết quả tương tự.

Thu Thủy (theo Reuters)

Bệnh đường hô hấp

Bơi lội có thể gây phù phổi
Bạn đã biết thở đúng cách chưa
Bệnh cúm
Bệnh hen phế quản
Bệnh phổi nghề nghiệp dễ mắc
Bệnh u nấm phổi
Cách sử dụng máy phun khí dung
Hãy cảnh giác với bệnh phổi tắc nghẽn mãn
Hút thuốc lại sau khi cai có hại cho phổi
Nhạc vũ trường có thể gây thủng phổi
Nên kiêng hút thuốc 6 tuần trước khi mổ
Phổi tắc nghẽn mạn tính - căn bệnh rất dễ gây tử vong
Viêm phế quản mạn tinh
Viêm phổi
Viêm phổi cấp không điển hình dễ gây tử vong
Đang hút thuốc hay đã bỏ thuốc đều có thể bị suyễn
Để không bị chết vì hen

Bệnh hen phế quản

Bệnh COPD dễ bị chẩn đoán nhầm với suyễn
Bệnh hen - Những số liệu thực tế
Bệnh hen hoàn toàn có thể kiểm soát được
Bệnh hen phế quản
Bệnh nhân chưa hiểu đúng về bệnh hen
Chẩn đoán một số ca Bệnh suyễn đặc biệt nhờ hô hấp ký  Tác giả
Chứng hen và thuốc điều trị
Hen đang là gánh nặng cho xã hội
Hướng dùng các thuốc chữa hen mới
Hướng dùng thuốc chữa hen mới
Kiểm soát hen phế quản toàn cầu: thực tế và hoài vọng
Làm thế nào để kiểm soát tốt bệnh hen
Người mắc bệnh suyễn không nên dùng bếp gas
Nhận thức sai khiến hen phế quản tăng mạnh
Những lưu ý trong việc luyện tập ở bệnh nhân hen
Những quan điểm mới về hen phế quản
Phát hiện loại protein giúp tìm ra liệu pháp chữa hen suyễn
Phòng ngừa suyễn
Thuốc dạng phối hợp cải thiện tốt triệu chứng hen
Tại sao có ngày hen toàn cầu
Tự ý ngưng thuốc dễ khiến trẻ hen bị bệnh suốt đời
Đang hút thuốc hay đã bỏ thuốc đều có thể bị suyễn
Để không bị chết vì hen
Đừng để chết oan vì hen

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ