Kiểm soát hen phế quản toàn cầu: thực tế và hoài vọng

ThS Đào Duy An  - YKHOANET upload 01/5/2007

Lược sử

Hen suyễn hay hen suyễn [1] là tình trạng viêm mạn tính niêm mạc đường hô hấp [2-6], do các kích ứng (dị nguyên) bên trong hoặc bên ngoài gây ra các đợt co thắt phế quản, biểu hiện lâm sàng là cơn khó thở, thường xảy ra về đêm, ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là trẻ em và người lớn dưới 45 tuổi [3]. Từ hen (asthma) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp aazein nghĩa là thở hổn hển (sharp breath) [2, 6]; bệnh được nhắc sớm nhất trong tác phẩm Iliad của Homer (thế kỷ VIII trước công nguyên); Hippocrates và trường phái của ông (năm 460-360 trước công nguyên) có mô tả sơ lược tình trạng này; Aretaeus (thế kỷ I) và Galen (năm 130-200) nêu đầy đủ về hen nhất [6].

Thực trạng hen toàn cầu

Biểu đồ 1. Tỷ lệ bệnh và tử vong hen các nước.

Nguồn: tài liệu tham khảo [8]

 

Toàn thế giới có hơn 300 triệu người bị hen [ 5, 7-9], ước tính 15 triệu/năm lao động bị mất, chiếm 1% tổng bệnh tật toàn cầu, tương đương gánh nặng do xơ gan và tâm thần phân liệt [5, 8]. Tỷ lệ hen cao thấp tùy quốc gia (Biểu đồ 1) nhưng không ngừng gia tăng trên toàn thế giới, đặc biệt ở trẻ em: (1) ở Tây Âu, tỷ lệ bệnh hen tăng gấp đôi trong vòng một thập niên [10]; trung bình cứ 20 năm, tỷ lệ mắc hen ở trẻ em tăng 2-3 lần [11]; (2) Tổ chức Y tế Thế giới ước tính khoảng 8%-10% trẻ em dưới 15 tuổi trên thế giới bị hen; (3) 9% trẻ dưới 8 tuổi ở Mỹ năm 2001 bị hen so với 3,6% năm 1980, còn Việt Nam thì 10% trẻ em bị hen, gần gấp đôi người lớn [11] và trung bình mỗi năm khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng I có khoảng 10.000 lượt trẻ bị hen đến khám [12] và (4) Ấn Độ có 15-20 triệu người bị hen, các nước Châu Phi tỷ lệ hen là 11%-18% [10]. Hàng năm có 180.000 người chết do hen trên toàn cầu [10], trong đó trẻ em chiếm 25.000 người [12] và ước tính cứ 250 người chết thì có một người do hen [5]. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ năm 1997 ước tính hàng năm có 500.000 lượt người bệnh vào cấp cứu do hen và chết khoảng 5000 người [4]. Ước tính tại TP Hồ Chí Minh mỗi năm mất đi gần 300.000 ngày công cùng 4 tỷ đồng cho các phương pháp điều trị không hiệu quả [13]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chi phí năm 1998 cho chăm sóc bệnh hen còn cao hơn bệnh lao và HIV/AIDS cộng lại [10]; tính riêng nước Mỹ, mỗi năm mất trên 6 tỉ đô la cho chi phí trược tiếp và gián tiếp chữa hen [7]. Chi phí cho hen chiếm 1%- 3% chi phí về y tế ở nhiều quốc gia [9].

Bệnh hen hoàn toàn có thể kiểm soát được

Hiện nay, cách chữa hen đã thay đổi lớn gồm thuốc điều trị cắt cơn và kiểm soát hen với dược chất là corticoid (fluticasone,
triamcinolone), thuốc kích thích giao cảm beta (albuterol dạng uống hoặc khí dung), thuốc can thiệp về góc độ sinh lý bệnh (như montelukast, omalizumab) [4] chứ không chờ dùng thuốc tiêm (adrenaline, aminophyllin) như 20 năm trước nữa. Tuy nhiên, thực tế từng vùng quê, nơi từng người bệnh hen đang sinh sống thì không như “tiến bộ y học”, hen là nỗi kinh hoàng, là “bệnh không thể chữa được”  hoặc là bệnh “tự chữa”.

GS Nguyễn Năng An, Chủ tịch Hội Hen, Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng Việt Nam cho biết khả năng kiểm soát được bệnh hen là 84%, trong đó 40% triệt để; 44% ở mức độ tốt [14]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về thực trạng kiểm soát hen châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, cho thấy thực trạng kém, thực tế quá xa vời so với nội dung khuyến cáo và hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kiểm soát hen theo Tổ chức Phòng chống Hen Toàn cầu là không có triệu chứng hằng ngày; không dùng thuốc cắt cơn; không phải khám cấp cứu; không thức giấc ban đêm; không có cơn kịch phát; không thay đổi điều trị vì tác dụng phụ của thuốc; chức năng phổi bình thường. Thế nhưng, một thống kê tại Việt Nam trong một năm cho thấy có 50% các bệnh nhân hen vẫn còn triệu chứng; 43% thức giấc về đêm; nhập viện cấp cứu 44%; nghỉ học 37%, nghỉ làm 27% [14]. Hiện nay, Việt Nam chưa có phác đồ điều trị hen áp dụng cho cả nước [9].

Giáo dục sức khỏe quan trọng như thế nào?

Logo của ngày hen thế giới 1/5/2007 [17].

 

Bệnh lý mạn tính rất cần giáo dục sức khỏe. Tổ chức Y tế Thế giới từ năm 1978 tại Atlanta đã ghi rõ giáo dục sức khỏe là nhiệm vụ đầu tiên của thầy thuốc. Hen là bệnh mạn tính, phải quản lý và điều trị lâu dài. Mức độ nặng, nhẹ của hen tùy theo mỗi người, tùy theo thời gian và thời điểm đồng thời hen có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Quyết định điều trị tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Người bệnh hoàn toàn có thể dự phòng các triệu chứng hen ban đêm và ban ngày; dự phòng các cơn hen nặng; sử dụng ít đi hoặc không cần dùng thuốc cắt cơn; có cuộc sống thoải mái, hoạt động thể lực bình thường; có chức năng hô hấp gần như bình thường [11]. Một trong những nguyên nhân điều trị hen chưa hiệu quả là nhiều người bệnh còn hiểu lơ mơ về căn bệnh này và không biết bệnh có thể kiểm soát được bằng những phác đồ điều trị thích hợp [13]. Đa số bệnh nhân không thừa nhận hen phải điều trị lâu dài, họ chỉ điều trị một vài ngày và khi hết cơn thì không tiếp tục điều trị. Nhiều người lại cho rằng thuốc uống và chích tốt hơn thuốc xịt (chuyện này phổ biến với nhiều bệnh mạn tính khác) hoặc bệnh nhân hen dùng bình xịt không đúng [13].Và, thực tế buồn với thầy thuốc nội khoa Việt Nam: chỉ có 5% bệnh nhân hen suyễn kiểm soát được [15]. Theo PGS-TS Phạm Long Trung, Chủ nhiệm Bộ môn Lao và Bệnh phổi - Đại học Y Dược TPHCM, mức độ kiểm soát hen tại Việt Nam hiện nay là quá thấp so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới là 44% [15]. Thực trạng này xuất phát từ việc bệnh nhân chưa hiểu đúng về bệnh, dẫn đến thái độ cam chịu; thầy thuốc không được cập nhật những quan điểm điều trị mới [15]. Các bác sĩ cũng thừa nhận do biểu hiện ban đầu của bệnh nhiều khi không rõ ràng nên hiện vẫn có khoảng 1/3 trường hợp hen được phát hiện sau ba năm và có tới 55% bệnh nhân hen chưa được chẩn đoán tại cộng đồng [16]. Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai đã chứng kiến nhiều ca tử vong do hen mà nguyên nhân ban đầu là do dùng kháng sinh và thuốc chống viêm tự ý. Các loại thuốc bệnh nhân tự mua về dùng phần lớn thuộc nhóm thuốc tễ nên gần như không có tác dụng gì với những cơn hen kịch phát. Các bác sĩ cũng cảnh báo về hiện tượng nhiều người vẫn tin tưởng vào những bài thuốc chữa hen “rất khó hiểu” như mèo đen [16] (bài thuốc này không những không thể khống chế bệnh mà còn làm hạn chế khả năng tiếp cận của bệnh nhân với hình thức chăm sóc y tế hiệu quả ở các bệnh viện). Đáng lưu ý nhất là việc kiểm soát bệnh hen ở nước ta còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ bệnh nhân hen cần được điều trị dự phòng theo khuyến cáo còn rất thấp, có tới 90% bệnh nhân hen chưa được điều trị dự phòng [9].

Người bệnh là người bệnh, nỗi niềm thực tế Việt Nam đáng để giới y tế ngẫm nghĩ. Tổ chức Hành động Hen toàn cầu ra đời ngót ngét 20 năm [5] nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và thầy thuốc, nhằm cải thiện tình trạng hen thế giới nhưng có lẽ sinh viên y khoa và thầy thuốc Việt Nam chưa rõ tổ chức này lắm.

Vì vậy, thế giới mới có ngày hen thế giới 1/5/2007 lần thứ X trên toàn thế giới, chủ đề: ”Bạn có thể kiểm soát tình trạng hen!’ [17]; giáo dục sức khỏe là khâu quan trọng góp phần thực hiện nội dung này.

Và, các thầy thuốc đã làm gì?

Tài liệu tham khảo

[1] Hoàng Phê (chủ biên). Từ điển tiếng Việt. Nhà Xuất bản Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển tiếng Việt; Hà Nội – Đà Nẵng; 2005:432.

[2] Asthma[http://en.wikipedia.org].

[3] International Union Against Tuberculosis and Lung Disease. Management of asthma-A Guide to the Essentials of Good Clinical Practice; Second Edition  2005. [http://www.iuatld.org.

[4] Morris MJ, Perkins PJ. Asthma (Last Updated: February 13, 2007 ) [http://www.emedicine.com].

[5] Masoli M, Fabian D, Holt S, et al. Global Burden of asthma [http://www.ginasthma.com]

[6] Marketos SG, Ballas CN. Bronchial asthma in the medical literature of Greek antiquity. J Asthma. 1982;19(4):263-9 [http://www.allergy.org.gr].

[7] Asthma[http://www.worldlungfoundation.org].

[8] Global Strategy for Asthma Management and Prevention. Revised 2006 [http://www.who.int].

[9] Hen - một căn bệnh cũ nhưng vẫn thời sự [http://www.suckhoedoisong.vn].

[10] Bệnh hen - Những số liệu thực tế [http://www.ykhoa.net] (Truy cập ngày 2/4/2007).

[11] Những quan điểm mới về hen phế quản [http://www.binhdinh.gov.vn] (Truy cập ngày 2/4/2007).

[12] Tự ý ngưng thuốc dễ khiến trẻ hen bị bệnh suốt đời. [http://vnexpress.net] (Truy cập ngày 2/4/2007).

[13] Bệnh nhân chưa hiểu đúng về bệnh hen. [http://www.ykhoa.net] (Truy cập ngày 2/4/2007).

[14] Bệnh hen hoàn toàn có thể kiểm soát được [http://www.ykhoa.net] (Truy cập ngày 2/4/2007).

 [15] Chỉ có 5% bệnh nhân hen suyễn VN kiểm soát được bệnh [http://www.nld.com.vn]

[16] Nhận thức sai khiến hen phế quản tăng mạnh [http://www.dantri.com.vn].

[17] World Asthma Day 2007: You Can Control Your Asthma!  [http://www.ginasthma.com].

Quần Anh thượng, Hải Hậu, Nam Định-ngày mở hội chùa Lương-29/4/2007;Đ.D.A

Bệnh đường hô hấp

Bơi lội có thể gây phù phổi
Bạn đã biết thở đúng cách chưa
Bệnh cúm
Bệnh hen phế quản
Bệnh phổi nghề nghiệp dễ mắc
Bệnh u nấm phổi
Cách sử dụng máy phun khí dung
Hãy cảnh giác với bệnh phổi tắc nghẽn mãn
Hút thuốc lại sau khi cai có hại cho phổi
Nhạc vũ trường có thể gây thủng phổi
Nên kiêng hút thuốc 6 tuần trước khi mổ
Phổi tắc nghẽn mạn tính - căn bệnh rất dễ gây tử vong
Viêm phế quản mạn tinh
Viêm phổi
Viêm phổi cấp không điển hình dễ gây tử vong
Đang hút thuốc hay đã bỏ thuốc đều có thể bị suyễn
Để không bị chết vì hen

Bệnh hen phế quản

Bệnh COPD dễ bị chẩn đoán nhầm với suyễn
Bệnh hen - Những số liệu thực tế
Bệnh hen hoàn toàn có thể kiểm soát được
Bệnh hen phế quản
Bệnh nhân chưa hiểu đúng về bệnh hen
Chẩn đoán một số ca Bệnh suyễn đặc biệt nhờ hô hấp ký  Tác giả
Chứng hen và thuốc điều trị
Hen đang là gánh nặng cho xã hội
Hướng dùng các thuốc chữa hen mới
Hướng dùng thuốc chữa hen mới
Kiểm soát hen phế quản toàn cầu: thực tế và hoài vọng
Làm thế nào để kiểm soát tốt bệnh hen
Người mắc bệnh suyễn không nên dùng bếp gas
Nhận thức sai khiến hen phế quản tăng mạnh
Những lưu ý trong việc luyện tập ở bệnh nhân hen
Những quan điểm mới về hen phế quản
Phát hiện loại protein giúp tìm ra liệu pháp chữa hen suyễn
Phòng ngừa suyễn
Thuốc dạng phối hợp cải thiện tốt triệu chứng hen
Tại sao có ngày hen toàn cầu
Tự ý ngưng thuốc dễ khiến trẻ hen bị bệnh suốt đời
Đang hút thuốc hay đã bỏ thuốc đều có thể bị suyễn
Để không bị chết vì hen
Đừng để chết oan vì hen

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ