Phổi tắc nghẽn mạn tính - căn bệnh rất dễ gây tử vong

Cần đi khám ngay nếu có dấu hiệu khó thở khi gắng sức.

Khả năng gây tử vong của căn bệnh này chỉ đứng sau bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não. Hiện chưa có phương pháp nào giúp chữa khỏi bệnh. Y học mới chỉ có thể phòng ngừa và làm chậm quá trình diễn biến của nó.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý của phổi, do tình trạng tắc nghẽn đường thở trong phổi gây ra. Tại Việt Nam, có khoảng 5 triệu người đang mắc COPD. Nguyên nhân gây ra COPD gồm:

- Hút thuốc lá: Đây là nguyên nhân chủ yếu nhất, chiếm 80-90% trường hợp COPD. Tuy nhiên, chỉ 10-15% người hút thuốc lá bị COPD.

- Môi trường nghề nghiệp: Tiếp xúc với khói hóa chất, bụi vô cơ, bụi coton, bụi gỗ hay bụi hầm mỏ...

- Ô nhiễm không khí: Có thể làm tăng độ nặng của COPD ở những người hút thuốc lá.

- Các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp không được điều trị đúng.

- Cơ thể thiếu men alpha 1 antitrypsin (bẩm sinh)...

- Các bệnh viêm phế quản mạn, khí phế thũng và hen phế quản nặng cũng có thể dẫn đến COPD.

Triệu chứng chủ yếu của COPD là khó thở khi gắng sức, kết hợp với ho đờm và khò khè. Các dấu hiệu này diễn tiến rất chậm chạp và hầu như không nhận thấy. Đầu tiên, bệnh nhân chỉ khó thở nhẹ khi chơi thể thao, có thể chỉ ho nhiều vào buổi sáng. Dần dần, các triệu chứng trên sẽ tăng nặng và kéo dài hơn. Bệnh nhân khó thở khi đi bộ, thay đồ, cả khi ăn uống, xoay trở. Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân thường có những đợt suy hô hấp cấp, dẫn đến tử vong nhanh chóng. Bệnh cần được điều trị ngay khi có các dấu hiệu sau:

- Lượng đờm tăng hơn thường ngày hoặc giảm một cách bất thường.

- Đờm trở nên đặc hơn và nhầy hơn.

- Đờm thay đổi màu sắc như vàng hoặc xanh.

- Trong đờm có lẫn máu.

- Khó thở nhiều hơn.

- Cảm giác không khỏe ngày càng tăng.

- Phù nề gia tăng.

- Tăng hoặc giảm cân mà không giải thích được.

- Khi nằm cần phải kê đầu cao hơn.

- Người bệnh hay nằm nghỉ hơn thường ngày.

- Thường xuyên nhức đầu hay chóng mặt, mất ngủ, giảm khoái cảm tình dục.

- Lơ mơ, nói nhảm hoặc lú lẫn.

Bạn có bị COPD không?

Hãy đến bác sĩ để xác định xem mình có bị COPD không nếu bạn trên 40 tuổi và trả lời “có” 2 lần cho các câu hỏi dưới đây:

- Bạn đã hút thuốc lá trong nhiều năm?

- Bạn có bị các đợt bệnh như hen hay viêm phế quản không?

- Bạn có bị ho lâu ngày và hay khạc đờm thường xuyên không?

- Bạn có thường ho vào buổi sáng không?

- Đợt cảm lạnh vừa rồi của bạn kéo dài nhiều tuần hoặc mỗi khi trời lạnh bạn có ít nhất một đợt cảm kéo dài?

- Bạn có bị khó thở khi gắng sức? Hoặc bạn có cảm thấy không khỏe, dễ bệnh không?

- Bạn có cảm thấy các cơn ho của mình thay đổi không? Có ho nông hơn hoặc đôi khi cảm giác ho ứ trong ngực?

- Bạn có cảm thấy tình trạng hô hấp của mình gần đây bị thay đổi không?

Phòng ngừa và giảm triệu chứng bệnh

Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Đức, Trung tâm Lao và Bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch TP HCM, có thể phòng ngừa và làm chậm quá trình diễn tiến của bệnh bằng các biện pháp sau:

- Ngừng hút thuốc lá: Đây là biện pháp đầu tiên và bắt buộc. Nếu vẫn tiếp tục hút, bệnh sẽ nhanh chóng diễn tiến đến mức độ nặng.

- Tránh các yếu tố độc hại trong môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá. Cần giữ ấm khi trời lạnh và giữ không khí thoáng mát khi trời nóng.

- Điều trị các đợt nhiễm trùng hô hấp một cách nhanh chóng và hiệu quả: Khi đã mắc COPD, cơ chế tự bảo vệ đường thở đã bị hư hỏng. Vì vậy, chỉ một nhiễm trùng nhẹ cũng cần điều trị ngay lập tức. Nếu nghi ngờ có nhiễm trùng hô hấp, hãy đến bác sĩ ngay.

Điều trị

Thuốc giãn phế quản: Có tác dụng giúp người bệnh dễ thở hơn. Dạng thuốc hít được xem là an toàn và hiệu quả hơn cả, thường được chỉ định dài hạn. Các dạng thuốc uống có khả năng gây ngộ độc cao nên phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Corticoid: Làm giảm viêm, giảm phù nề và tiết đờm. Thuốc có tác dụng tốt cho một số ít trường hợp. Có ba dạng: uống, tiêm và hít. Dạng thuốc uống và tiêm không thể dùng dài hạn vì có các tác dụng phụ rất nguy hại như: mục xương, rối loạn kinh nguyệt, tiểu đường, loét dạ dày, huyết áp cao.

Thuốc kháng sinh: Được bác sĩ chỉ định khi có dấu hiệu nhiễm trùng; ngừng thuốc khi hết nhiễm trùng.

Người bệnh nặng cần được thở oxy liều thấp dài hạn, 15 đến 18 giờ/ngày (tốt nhất là 24/24 giờ). Họ có thể dùng máy tạo oxy để thở tại nhà, giá 5.000 đến 7.000 USD/máy.

Người Lao Động

Bệnh đường hô hấp

Bơi lội có thể gây phù phổi
Bạn đã biết thở đúng cách chưa
Bệnh cúm
Bệnh hen phế quản
Bệnh phổi nghề nghiệp dễ mắc
Bệnh u nấm phổi
Cách sử dụng máy phun khí dung
Hãy cảnh giác với bệnh phổi tắc nghẽn mãn
Hút thuốc lại sau khi cai có hại cho phổi
Nhạc vũ trường có thể gây thủng phổi
Nên kiêng hút thuốc 6 tuần trước khi mổ
Phổi tắc nghẽn mạn tính - căn bệnh rất dễ gây tử vong
Viêm phế quản mạn tinh
Viêm phổi
Viêm phổi cấp không điển hình dễ gây tử vong
Đang hút thuốc hay đã bỏ thuốc đều có thể bị suyễn
Để không bị chết vì hen

Bệnh hen phế quản

Bệnh COPD dễ bị chẩn đoán nhầm với suyễn
Bệnh hen - Những số liệu thực tế
Bệnh hen hoàn toàn có thể kiểm soát được
Bệnh hen phế quản
Bệnh nhân chưa hiểu đúng về bệnh hen
Chẩn đoán một số ca Bệnh suyễn đặc biệt nhờ hô hấp ký  Tác giả
Chứng hen và thuốc điều trị
Hen đang là gánh nặng cho xã hội
Hướng dùng các thuốc chữa hen mới
Hướng dùng thuốc chữa hen mới
Kiểm soát hen phế quản toàn cầu: thực tế và hoài vọng
Làm thế nào để kiểm soát tốt bệnh hen
Người mắc bệnh suyễn không nên dùng bếp gas
Nhận thức sai khiến hen phế quản tăng mạnh
Những lưu ý trong việc luyện tập ở bệnh nhân hen
Những quan điểm mới về hen phế quản
Phát hiện loại protein giúp tìm ra liệu pháp chữa hen suyễn
Phòng ngừa suyễn
Thuốc dạng phối hợp cải thiện tốt triệu chứng hen
Tại sao có ngày hen toàn cầu
Tự ý ngưng thuốc dễ khiến trẻ hen bị bệnh suốt đời
Đang hút thuốc hay đã bỏ thuốc đều có thể bị suyễn
Để không bị chết vì hen
Đừng để chết oan vì hen

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ