CÁCH SỬ DỤNG MÁY PHUN KHÍ DUNG TRONG BỆNH PHỔI

Tác giả : BS. ÐỖ THỊ TƯỜNG OANH (BV. Phạm Ngọc Thạch)

Hiện nay, máy phun khí dung được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, là một dụng cụ không thể thiếu tại các phòng cấp cứu, sơ cứu, các khoa điều trị bệnh hô hấp. Ngoài ra nó cũng đã được dùng khá phổ biến tại các gia đình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một số hiểu biết cơ bản về cách sử dụng loại máy này.

MÁY PHUN KHÍ DUNG LÀ GÌ?

Máy phun khí dung là máy đưa thuốc vào cơ thể dưới dạng những hạt sương nhỏ li ti. Các hạt này sẽ theo hơi thở hít thẳng vào phổi và tạo tác dụng tại đây. Máy phun khí dung tạo ra các hạt sương có kích thước khác nhau: Những hạt sương có kích thước lớn # 8mm chỉ đọng lại ở vùng hầu họng, còn các hạt sương nhỏ # 3-5mm sẽ vào sâu trong các phế quản nhỏ và có thể đến tận các phế nang, đây chính là vị trí thuốc phát huy tác dụng tốt nhất. Những hạt quá nhỏ, có kích thước 0,3-0,5mm sẽ được bệnh nhân thở ra ngoài. Vì vậy, khi chọn mua máy phun khí dung, chúng ta cần lưu ý: Chỉ các loại máy phun khí dung tạo hạt sương có kích thước 3-5mm mới được sử dụng trong điều trị suyễn, còn các máy khí dung tạo hạt lớn hơn thường được sử dụng trong các bệnh lý tai - mũi - họng.

TẠI SAO PHẢI DÙNG THUỐC BẰNG ÐƯỜNG HÍT?

Ưu điểm của việc dùng thuốc bằng đường hít là có thể đưa thuốc trực tiếp đến vị trí cần gây tác dụng, đó là các phế quản và phế nang. Nhờ đó, thuốc sẽ có tác dụng rất nhanh trong vòng 5 phút kể từ khi bắt đầu xông và rất hữu ích khi dùng để cấp cứu cắt cơn suyễn. Trong khi dùng thuốc bằng đường tiêm phải mất từ 15-30 phút và đường uống từ 30-60 phút mới có tác dụng.

Dùng thuốc bằng đường hít còn có ưu điểm là hạn chế được những tác dụng phụ toàn thân của thuốc, nhất là với các thuốc có nguồn gốc corticoid. Như ta đã biết, sử dụng corticoid dài ngày bằng đường tiêm hoặc uống sẽ đem lại rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như loét dạ dày, loãng xương, mục xương, béo phì, nứt da, làm nặng thêm các bệnh tiểu đường, cao huyết áp... Dùng corticoid bằng đường hít đã được chứng minh là rất an toàn, hoàn toàn không gây các tác dụng phụ kể trên. Ngoài ra dùng các thuốc giãn phế quản bằng đường hít cũng làm giảm bớt phần nào những tác dụng phụ thường có khi uống hoặc tiêm như run tay, hồi hộp, nhịp tim nhanh...

MÁY PHUN KHÍ DUNG VÀ BÌNH HÍT ÐỊNH LIỀU TRỊ SUYỄN (ỐNG BƠM XỊT)

Cả 2 loại đều có chung công dụng là dùng để đưa thuốc vào cơ thể bằng đường hít. Tuy nhiên mỗi loại có những ưu khuyết điểm khác nhau:

1/Bình hít định liều (ống bơm xịt)

Có ưu điểm là nhỏ gọn, dễ mang theo bên mình nhưng phải biết sử dụng đúng cách thì lượng thuốc hít vào mới đạt yêu cầu. Người sử dụng bình hít định liều phải biết cách phối hợp nhuần nhuyễn động tác bơm thuốc và động tác hít sâu để đưa thuốc vào phổi. Người cao tuổi, trẻ em, người lú lẫn hay rối loạn tâm thần, người có khiếm khuyết khi thực hiện các động tác bằng tay... rất khó sử dụng tốt bình hít định liều. Với những bệnh nhân rơi vào cơn suyễn nặng, suyễn ác tính... không còn đủ sức để hít sâu, việc sử dụng bình hít định liều cũng ít đem lại hiệu quả.

2/ Máy phun khí dung

Có khuyết điểm là cồng kềnh và giá thành cao, tuy nhiên lại dễ sử dụng và dễ đạt hiệu quả điều trị hơn so với bình hít định liều. Vì vậy máy phun khí dung thường được sử dụng trong các phòng cấp cứu cho trẻ em, người cao tuổi và những bệnh nhân không sử dụng được bình hít định liều.

CÁC BƯỚC SỬ DỤNG MÁY PHUN KHÍ DUNG

1. Dùng ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm sạch để lấy một lượng nước muối sinh lý 0,9% (theo liều lượng đã được bác sĩ quy định) cho vào cốc đựng thuốc. Nếu dùng loại thuốc đã pha sẵn thì không cần dùng nước muối.

2. Dùng ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm sạch để lấy một lượng thuốc (theo liều lượng đã được bác sĩ quy định) cho vào cốc đựng thuốc cùng với nước muối. Có thể dùng loại đã phân sẵn từng liều nhỏ trong ống nhựa.

3. Nối mặt nạ hoặc ống thở miệng vào cốc đựng thuốc.

4. Ðặt mặt nạ lên mặt và chỉnh dây cột cho vừa khít hoặc đưa ống thở lên miệng.

5. Mở công tắc máy.

6. Thở chậm và sâu bằng miệng (hít vào sâu, ngưng lại 1-2 giây rồi thở ra) cho đến khi hết thuốc trong cốc đựng, trung bình khoảng 10-20 phút.

NHỮNG VẤN ÐỀ CẦN LƯU Ý

Mỗi máy phun khí dung đều có kèm theo mặt nạ hoặc ống ngậm. Tùy theo thói quen, ta có thể dùng 1 trong 2 loại dụng cụ trên, nhưng cần biết rằng dùng ống ngậm thì lượng thuốc đến phổi sẽ nhiều hơn khi dùng mặt nạ. Tuy nhiên, việc sử dụng ống ngậm đòi hỏi phải có sự hợp tác tốt của người bệnh, do đó không nên dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Khi sử dụng mặt nạ, thuốc có thể đọng lại trên mặt hoặc thoát ra ngoài nếu mặt nạ không áp sát vào mặt, do đó làm giảm lượng thuốc vào phổi.

Các tác dụng phụ tại chỗ khi sử dụng máy phun khí dung bao gồm ho, khàn giọng, nhiễm nấm vùng hầu họng, kích thích niêm mạc hầu họng hoặc kích thích da mặt nếu sử dụng mặt nạ. Hầu hết các tác dụng phụ này đều có thể tránh được bằng cách súc miệng và rửa mặt bằng xà bông sau khi phun khí dung.

CÁCH BẢO QUẢN MÁY PHUN KHÍ DUNG

Việc bảo quản các dụng cụ sau khi sử dụng cũng là điều rất cần thiết, không những tránh được hư hỏng cho dụng cụ mà còn hạn chế được vấn đề nhiễm vi khuẩn vào phổi do máy móc, dụng cụ kém vệ sinh.

- Sau khi dùng: Tháo mặt nạ hay ống thở miệng và cốc đựng thuốc ra khỏi ống dẫn nhựa. Rửa mặt nạ hay ống thở miệng, cốc đựng thuốc, ống nhỏ giọt hay ống tiêm dưới vòi nước rồi đặt lên khăn sạch để cho khô. Lắp trở lại vào ống dẫn rồi mở công tắc cho máy chạy khoảng 10-20 giây để làm khô phía trong.

Chú ý:

- Không được đặt máy nén khí vào nước.

- Không được rửa ống dẫn bằng nhựa.

- Mỗi tuần: Rửa mặt nạ hay ống thở miệng, cốc đựng thuốc, ống nhỏ giọt hay ống tiêm bằng nước ấm với xà bông, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Làm khô phía ngoài và phía trong như trên. Thỉnh thoảng lau mặt ngoài máy nén khí bằng khăn ẩm.

Chú thích ảnh: Sử dung máy phun khí dung qua mặt nạ ở mũi  

Bệnh đường hô hấp

Bơi lội có thể gây phù phổi
Bạn đã biết thở đúng cách chưa
Bệnh cúm
Bệnh hen phế quản
Bệnh phổi nghề nghiệp dễ mắc
Bệnh u nấm phổi
Cách sử dụng máy phun khí dung
Hãy cảnh giác với bệnh phổi tắc nghẽn mãn
Hút thuốc lại sau khi cai có hại cho phổi
Nhạc vũ trường có thể gây thủng phổi
Nên kiêng hút thuốc 6 tuần trước khi mổ
Phổi tắc nghẽn mạn tính - căn bệnh rất dễ gây tử vong
Viêm phế quản mạn tinh
Viêm phổi
Viêm phổi cấp không điển hình dễ gây tử vong
Đang hút thuốc hay đã bỏ thuốc đều có thể bị suyễn
Để không bị chết vì hen

Bệnh hen phế quản

Bệnh COPD dễ bị chẩn đoán nhầm với suyễn
Bệnh hen - Những số liệu thực tế
Bệnh hen hoàn toàn có thể kiểm soát được
Bệnh hen phế quản
Bệnh nhân chưa hiểu đúng về bệnh hen
Chẩn đoán một số ca Bệnh suyễn đặc biệt nhờ hô hấp ký  Tác giả
Chứng hen và thuốc điều trị
Hen đang là gánh nặng cho xã hội
Hướng dùng các thuốc chữa hen mới
Hướng dùng thuốc chữa hen mới
Kiểm soát hen phế quản toàn cầu: thực tế và hoài vọng
Làm thế nào để kiểm soát tốt bệnh hen
Người mắc bệnh suyễn không nên dùng bếp gas
Nhận thức sai khiến hen phế quản tăng mạnh
Những lưu ý trong việc luyện tập ở bệnh nhân hen
Những quan điểm mới về hen phế quản
Phát hiện loại protein giúp tìm ra liệu pháp chữa hen suyễn
Phòng ngừa suyễn
Thuốc dạng phối hợp cải thiện tốt triệu chứng hen
Tại sao có ngày hen toàn cầu
Tự ý ngưng thuốc dễ khiến trẻ hen bị bệnh suốt đời
Đang hút thuốc hay đã bỏ thuốc đều có thể bị suyễn
Để không bị chết vì hen
Đừng để chết oan vì hen

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ