Chẩn đoán một số ca Bệnh suyễn đặc biệt nhờ hô hấp ký

Tác giả : TS. BS. LÊ THỊ TUYẾT LAN (Trường Đại học Y Dược – TPHCM)

Chẩn đoán “suyễn giấu mặt” nhờ hô hấp ký

Một bệnh nhân nữ 29 tuổi bị ho khan và nặng ngực đã nhiều tháng, cổ họng ngứa ngáy, ho liên tục. Có những cơn ho làm cô thức giấc khoảng 2 giờ sáng mỗi ngày và khi thức dậy càng ho nhiều hơn. Mỗi khi gặp lạnh hay hít phải bụi, khói hoặc các loại mùi nồng như dầu thơm, cơn ho lại khởi phát. Cô đã đi khám bệnh nhiều nơi, uống nhiều loại kháng sinh lẫn thuốc ho, nhưng cơn ho và cảm giác nặng ngực vẫn không thuyên giảm. Phim phổi không phát hiện được điều gì bất thường. Sau khi hỏi bệnh và khám lâm sàng, bác sĩ cho cô làm hô hấp ký. Hô hấp đồ cho thấy có dấu hiệu nghẽn tắc đường thở ở mức trung bình và đáp ứng rất tốt với thuốc giãn phế quản.

Tổng hợp các ghi nhận trên, đặc biệt là việc đáp ứng rất tốt với thuốc giãn phế quản, bác sĩ chẩn đoán cô mắc bệnh suyễn và cho điều trị theo phác đồ của Tổ chức Y tế Thế giới. Hai tuần sau, bệnh nhân cho biết cơn ho đã chấm dứt mặc dù vẫn đi xe gắn máy, vẫn làm việc trong phòng lạnh. Kết quả hô hấp ký kiểm tra cho thấy các dấu hiệu nghẽn tắc đã biến mất. Chẩn đoán suyễn được xác định một cách chắc chắn.

Lợi ích của hô hấp ký đối với người đã biết mình bị suyễn

Trên đây là một trong nhiều trường hợp suyễn không điển hình - suyễn giấu mặt - được bác sĩ khoa phổi chẩn đoán, phát hiện dựa trên triệu chứng lâm sàng và nhờ hô hấp ký. Ngoài ra, hô hấp ký còn có nhiều lợi ích đối với người đã biết mình bị suyễn.

Bệnh nhân nữ 43 tuổi, ở Đồng Tháp, đã bị suyễn từ nhỏ. Là người quan tâm đến sức khỏe, cô đã đi khám và điều trị bệnh nhưng không hết, vẫn lên cơn suyễn ít nhất mỗi tuần một lần và phải dùng corticoid dạng uống. Cô lên TPHCM khám và được bác sĩ giới thiệu đi đo hô hấp ký. Khi đến phòng đo, bề ngoài trông cô khỏe mạnh, tươi tắn nhưng khi nghe phổi thì có tiếng ran rít. Sau khi đo hô hấp ký thì kết quả thật ngoài sức dự đoán. Đường thở của cô bị chít hẹp trầm trọng, khí bị nhốt lại trong phổi nên lượng khí thổi ra cũng giảm nặng và khi thử thuốc giãn phế quản, hô hấp đồ cho thấy các đường dẫn khí nở ra rất tốt.

Cô được điều trị suyễn ở mức độ nặng nhất theo phác đồ của Tổ chức Y tế Thế giới. Tái khám sau 2 tuần lễ, các triệu chứng suyễn đã được kiểm soát, cô không còn thở khò khè hoặc lên cơn nữa. Hô hấp đồ đo lại cho thấy sự thông thoáng của đường dẫn khí đã được cải thiện gấp 3 lần, lượng khí tối đa có thể thổi ra từ phổi tăng gấp 2 lần và bệnh nhân không còn bị tắc nghẽn đường thở.

Nếu được bác sĩ theo dõi và điều trị lâu dài dựa trên những thông tin lâm sàng và hô hấp ký, bệnh nhân hoàn toàn có thể sống chung với suyễn “một cách hòa bình” và làm việc hiệu quả như bao người bình thường khác.

Chú thích ảnh: Một bệnh nhân đang được đo hô hấp ký.

 

Bệnh đường hô hấp

Bơi lội có thể gây phù phổi
Bạn đã biết thở đúng cách chưa
Bệnh cúm
Bệnh hen phế quản
Bệnh phổi nghề nghiệp dễ mắc
Bệnh u nấm phổi
Cách sử dụng máy phun khí dung
Hãy cảnh giác với bệnh phổi tắc nghẽn mãn
Hút thuốc lại sau khi cai có hại cho phổi
Nhạc vũ trường có thể gây thủng phổi
Nên kiêng hút thuốc 6 tuần trước khi mổ
Phổi tắc nghẽn mạn tính - căn bệnh rất dễ gây tử vong
Viêm phế quản mạn tinh
Viêm phổi
Viêm phổi cấp không điển hình dễ gây tử vong
Đang hút thuốc hay đã bỏ thuốc đều có thể bị suyễn
Để không bị chết vì hen

Bệnh hen phế quản

Bệnh COPD dễ bị chẩn đoán nhầm với suyễn
Bệnh hen - Những số liệu thực tế
Bệnh hen hoàn toàn có thể kiểm soát được
Bệnh hen phế quản
Bệnh nhân chưa hiểu đúng về bệnh hen
Chẩn đoán một số ca Bệnh suyễn đặc biệt nhờ hô hấp ký  Tác giả
Chứng hen và thuốc điều trị
Hen đang là gánh nặng cho xã hội
Hướng dùng các thuốc chữa hen mới
Hướng dùng thuốc chữa hen mới
Kiểm soát hen phế quản toàn cầu: thực tế và hoài vọng
Làm thế nào để kiểm soát tốt bệnh hen
Người mắc bệnh suyễn không nên dùng bếp gas
Nhận thức sai khiến hen phế quản tăng mạnh
Những lưu ý trong việc luyện tập ở bệnh nhân hen
Những quan điểm mới về hen phế quản
Phát hiện loại protein giúp tìm ra liệu pháp chữa hen suyễn
Phòng ngừa suyễn
Thuốc dạng phối hợp cải thiện tốt triệu chứng hen
Tại sao có ngày hen toàn cầu
Tự ý ngưng thuốc dễ khiến trẻ hen bị bệnh suốt đời
Đang hút thuốc hay đã bỏ thuốc đều có thể bị suyễn
Để không bị chết vì hen
Đừng để chết oan vì hen

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ