Tại khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai, hiện có đến 30% bệnh nhân điều trị nội trú liên quan đến hen phế quản.

Nhận thức sai khiến hen phế quản tăng mạnh

Theo bác sĩ Đỗ Trương Thanh Lan - Khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, thời điểm giao mùa như hiện nay, bệnh nhân hen sẽ phảiđối diện với những cơn khó thở cấp, rất khó chịu và nguy hiểm nếu bệnh không được kiểm soát, giữ gìn tốt.

55% bệnh nhân hen chưa được chẩn đoán

Ngày 30/10, tại khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) có đến 30% số bệnh nhân điều trị nội trú là bệnh nhân hen. “Lượng bệnh nhân thực tế trong 2 năm trở lại đây không nhiều đột biến nhưng số nhập viện vào thời điểm giao mùa vẫn tăng đều là do các trường hợp bệnh nhân hen nặng vẫn chiếm một con số khá lớn” - bác sĩ Lan phân tích.

Hiện nay, tại VN có khoảng 5% dân số, tức khoảng 4 triệu người, mắc bệnh hen phế quản. Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Bạch Mai, phần lớn người bệnh (70,8%) có tiền sử dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, viêm mũi dị ứng, chàm; 20% bệnh nhân hen có tiền sử hen từ nhỏ hoặc mang dấu ấn đậm nét của yếu tố gia đình khi trong nhà có ông bà, bố mẹ, anh chị em mắc hen.

TS Nguyễn Đạt Anh - trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai - cho biết: Điều đáng tiếc là phần lớn những ca bệnh nặng được đưa vào viện cấp cứu hiện nay đều không được nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ từ bệnh nhân và gia đình. Người bệnh đôi khi không nhận thấy rõ sự khác thường trong chính cơ thể mình.

Các bác sĩ cũng thừa nhận do biểu hiện ban đầu của bệnh nhiều khi không rõ ràng nên hiện vẫn có khoảng 1/3 trường hợp hen được phát hiện sau ba năm và có tới 55% bệnh nhân hen chưa được chẩn đoán tại cộng đồng.

Tử vong vì dùng thuốc bừa bãi

Khoa cấp cứu đã chứng kiến nhiều ca tử vong do hen mà nguyên nhân ban đầu là do dùng kháng sinh và thuốc chống viêm bừa bãi. Các loại thuốc bệnh nhân tự mua về dùng phần lớn thuộc nhóm thuốc tễ nên gần như không có tác dụng gì với những cơn hen kịch phát.

Các bác sĩ cũng cảnh báo về hiện tượng nhiều người vẫn tin tưởng vào những bài thuốc chữa hen “rất khó hiểu” như sử dụng mèo đen. Bài thuốc này không những không thể khống chế bệnh mà còn làm hạn chế khả năng tiếp cận của bệnh nhân với hình thức chăm sóc y tế hiệu quả ở các bệnh viện!

Giảm hen qua đường ăn uống

Theo bác sĩ Đinh Thị Kim Liên - trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai, có nhiều người mắc hen phế quản bị dị ứng khá nặng sau khi ăn hải sản. Một phần là do cơ địa dị ứng của bệnh nhân hen, bệnh nhân có thể hấp thu cả những protein chưa tiêu hóa của loại hải sản đó, phần khác do các loại hải sản đều có mùi tanh nên dễ làm người bệnh lên cơn hen vì cơ thể dễ bị dị ứng với những mùi mạnh, mùi khó chịu.

Do đó, bệnh nhân cần biết chọn lựa thức ăn phù hợp để biết kiêng trừ, tránh tạo ra những cơn khó thở cấp. Khi thăm dò thức ăn, nên ăn với liều lượng ít và tăng dần những lần sau nếu thấy an toàn.

Trong khi sơ chế làm sạch thức ăn, cần loại bỏ các chất chứa trong bộ phận tiêu hóa của con vật vì ở đó có thể chứa các chất gây dị ứng ngoại lai khác từ thức ăn do nó ăn vào.

Có khi hen đã lên cơn kịch phát, thở gấp, nhịp tim nhanh, chỉ nói được những câu ngắn, người bệnh vẫn ung dung chữa tại nhà. Dựa vào những đơn thuốc cũ để tự mua, tự uống trong một số trường hợp có thể đem lại hiệu quả nhất thời, nhưng không ít người vì thói quen “tự chỉ định” này mà khiến cơn hen vẫn tiếp tục duy trì và trở thành kháng trị. Có nhiều biến chứng cho thấy cơn hen đã kháng trị như tràn khí màng phổi, hen nặng tối cấp...

Theo Ngọc Hà

Tuổi trẻ

Bệnh đường hô hấp

Bơi lội có thể gây phù phổi
Bạn đã biết thở đúng cách chưa
Bệnh cúm
Bệnh hen phế quản
Bệnh phổi nghề nghiệp dễ mắc
Bệnh u nấm phổi
Cách sử dụng máy phun khí dung
Hãy cảnh giác với bệnh phổi tắc nghẽn mãn
Hút thuốc lại sau khi cai có hại cho phổi
Nhạc vũ trường có thể gây thủng phổi
Nên kiêng hút thuốc 6 tuần trước khi mổ
Phổi tắc nghẽn mạn tính - căn bệnh rất dễ gây tử vong
Viêm phế quản mạn tinh
Viêm phổi
Viêm phổi cấp không điển hình dễ gây tử vong
Đang hút thuốc hay đã bỏ thuốc đều có thể bị suyễn
Để không bị chết vì hen

Bệnh hen phế quản

Bệnh COPD dễ bị chẩn đoán nhầm với suyễn
Bệnh hen - Những số liệu thực tế
Bệnh hen hoàn toàn có thể kiểm soát được
Bệnh hen phế quản
Bệnh nhân chưa hiểu đúng về bệnh hen
Chẩn đoán một số ca Bệnh suyễn đặc biệt nhờ hô hấp ký  Tác giả
Chứng hen và thuốc điều trị
Hen đang là gánh nặng cho xã hội
Hướng dùng các thuốc chữa hen mới
Hướng dùng thuốc chữa hen mới
Kiểm soát hen phế quản toàn cầu: thực tế và hoài vọng
Làm thế nào để kiểm soát tốt bệnh hen
Người mắc bệnh suyễn không nên dùng bếp gas
Nhận thức sai khiến hen phế quản tăng mạnh
Những lưu ý trong việc luyện tập ở bệnh nhân hen
Những quan điểm mới về hen phế quản
Phát hiện loại protein giúp tìm ra liệu pháp chữa hen suyễn
Phòng ngừa suyễn
Thuốc dạng phối hợp cải thiện tốt triệu chứng hen
Tại sao có ngày hen toàn cầu
Tự ý ngưng thuốc dễ khiến trẻ hen bị bệnh suốt đời
Đang hút thuốc hay đã bỏ thuốc đều có thể bị suyễn
Để không bị chết vì hen
Đừng để chết oan vì hen

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ