Bệnh sỏi tiết niệu

Ba vị trí mà sỏi tiết niệu thường bị kẹt lại.
Sỏi tiết niệu là bệnh thường gặp và hay tái phát, do sự kết thạch của một số thành phần trong nước tiểu. Các khối sỏi có thể gây đau, tắc đường tiết niệu và nhiễm khuẩn, rất nguy hại cho sức khỏe người bệnh.

Bệnh gây ra do nhiều yếu tố: di truyền, các dị dạng bẩm sinh đường niệu, nhiễm khuẩn, chế độ ăn uống - sinh hoạt không hợp lý, người bệnh nằm lâu ít vận động... Sỏi tiết niệu thường gặp trong độ tuổi lao động, ở nam nhiều hơn ở nữ.

Triệu chứng

- Cơn đau quặn thận: Sỏi được hình thành một cách âm thầm và thường chỉ được phát hiện lần đầu bởi cơn đau quặn. Bệnh nhân lên cơn đau đột ngột, dữ dội ở vùng thắt lưng, lan xuống vùng hạ vị, đến vùng bẹn và cơ quan sinh dục. Cơn đau thường xuất hiện sau khi vận động mạnh (chạy nhảy, đi xe trên đường xấu...), khiến sỏi di chuyển tới chỗ chít hẹp, gây tắc đường niệu. Triệu chứng sẽ lui dần sau khi nghỉ ngơi và đi tiểu được.

- Đái buốt, nước tiểu có máu: Tùy theo mức độ tổn thương đường niệu, nước tiểu sẽ có màu từ hồng nhạt đến đỏ toàn bãi.

- Viêm đài bể thận do ứ nước tiểu: Bệnh nhân bị đái đục, đau vùng lưng - thắt lưng. Đại đa số trường hợp có sốt cao, rét run; nếu muộn có thể có phù, nôn mửa, ăn không ngon miệng ...Vì khả năng hoạt động bù trừ của thận rất tốt, nên có trường hợp chỉ phát hiện ra bệnh sỏi khi có dấu hiệu của viêm đài bể thận.

Tiến triển

Sỏi tiết niệu gây tắc đường niệu nên có thể dẫn tới nhiều biến chứng: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, choáng nhiễm khuẩn.... Bệnh nhân có thể tử vong. Bệnh thường phát triển ở cả 2 bên và hay tái phát. Nếu không được điều trị kịp thời, chức năng thận sẽ bị suy giảm, gây tăng huyết áp.

Xử trí

Cơn đau quặn đồng nghĩa với việc đường niệu bị tắc và căng giãn, tạo nên cơn co thắt để tống viên sỏi đi. Bệnh nhân cần cố gắng nghỉ ngơi ở tư thế dễ chịu nhất, giảm đau bằng cách day, bấm huyệt vùng lưng - thắt lưng và đi khám bác sĩ. Có thể dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của thầy thuốc. 

Tùy nguyên nhân gây bệnh, có thể áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau như: dùng máy tán sỏi, máy nội soi, phẫu thuật tạo hình đường niệu...

Phòng bệnh

Do bệnh rất hay tái phát nên việc phòng bệnh là rất cần thiết:

- Chủ động phòng tránh các yếu tố có nguy cơ gây nhiễm trùng đường niệu, uống đủ nước (nhất là vào mùa nóng, khi lao động nặng). Không nén nhịn lâu khi buồn đi tiểu. Nếu có dấu hiệu tiểu buốt, dắt thì nên dùng sớm các loại lợi tiểu sẵn có như râu ngô, mã đề...

- Khi phát hiện bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh, nên uống nhiều nước để mỗi ngày bài tiết được hơn 1,5 lít nước tiểu.

- Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu đã bị sỏi, tránh các biến chứng.

BS Huy Anh, Sức Khỏe & Đời Sống

Bệnh hệ tiết niệu

BV Việt Pháp chữa sỏi tiết niệu bằng các phương pháp mới
Bệnh nhiễm trùng tiết niệu
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo buối sáng sống lâu hơn
Bệnh sỏi tiết niệu
Chăm sóc bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt tại nhà
Các dấu hiệu của bệnh thận
Các phi hành gia dễ bị sỏi thận
Cách phát hiện cơn đau quặn thận
Cắt van niệu đạo bằng nội soi
Ghép gan để "cứu" thận
Hãy biết trân trọng hai quả thận
Khi 'túi đựng đạn' to bất thường
Khắc phục dị tật lỗ đái lệch thấp
Một số dấu hiệu thông thường của bệnh thận
Nhiễm trùng tiết niệu
Nhận biết sớm bệnh thận ứ nước
Nhận biết sớm bệnh thận ứ nước
Những điều cần biết về ghép thận
Phương pháp tự thông tiểu
Quá nhiều đậu nành có thể gây sỏi thận
Sạn thận
Sỏi niệu hai bên dễ dẫn đến suy thận
Sỏi niệu hai bên dễ dẫn đến suy thận
Thuốc giảm đau không gây hại cho thận
Tiểu không kiểm soát ở phụ nữ
Tiểu ra máu - dấu hiệu nguy hiểm
Trị sỏi tiết niệu bằng thuốc Nam
Trị sỏi ở bàng quang
Tán sỏi trong gan bằng kỹ thuật nội soi ở Việt Nam
Viêm bàng quang những điều bạn gái cần biết
Viêm cầu thận cấp
Điều trị sỏi thận
Điều trị sỏi thận bằng kỹ thuật mới
Điều trị thiếu máu trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn sớm
Ống thông giúp nghe tiếng tán sỏi thận

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ