PHƯƠNG PHÁP TỰ THÔNG TIỂU

PGĐ BS. NGUYỄN VĂN HIỆP

  BS. NGUYỄN THÀNH NHƯ

  Bệnh viện Bình Dân

MỞ ĐẨU

Thông tiểu là đưa một ống thông qua niệu đạo vào bàng quang để rút nước tiểu ra. Thông tiểu được áp dụng trong những trường hợp vì một lí do gì đó mà người bệnh không tự tiểu bình thường được, ví dụ ở bệnh nhân hôn mê, bệnh nhân bị bí tiểu do liệt cơ bàng quang.

Lâu nay việc thông tiểu chỉ được thực hiện một cách vô trùng bởi nhân viên y tế nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng. Tuy vậy, gần đây phương pháp tự thông tiểu được áp dụng cho những người cần được thông tiểu dài hạn đã mang lại thành công to lớn vì dễ thực hiện, an toàn (ít bị nhiễm trùng niệu hơn mang thông liên tục) và rất rẻ tiền.

VÀI DÒNG LỊCH SỬ CỦA PHƯƠNG PHÁP TỰ THÔNG TIỂU

Tự thông tiểu được Bác sĩ Lapides khởi xướng lần đầu tiên vào năm 1972. Tự thông tiểu (Autosondage - tiếng Pháp) hay còn gọi là thông tiểu sạch - cách quãng (Clean Intermittent Catheterization - tiếng Anh), có nghĩa là người bệnh tự mình đặt thông lấy, hay thân nhân làm giúp nếu là trẻ em, chỉ cần ống thông sạch chứ không cần vô trùng và phải thực hiện nhiều lần trong 1 ngày.

Điều lâu nay làm các bác sĩ lo ngại là nhiễm trùng niệu do ống thông đưa vi trùng vào cơ thể. Theo Bác sĩ Lapides, có 2 yếu tố trong sự nhiễm trùng của cơ thể là sự xâm nhập của vi khuẩn và sự đề kháng của cơ thể, mà trong đó sự đề kháng của cơ thể là yếu tố quan trọng hơn nhiều. Khi thông tiểu thì việc ống thông đưa vi trùng vào bàng quang là điều không thể tránh khỏi, nhưng chỉ khi sự đề kháng giảm thì vi khuẩn mới có cơ hội phát triển và gây ra nhiễm trùng. Sự đề kháng của cơ thể tại bàng quang sẽ giảm khi lượng máu đến bàng quang bị giảm. Điều này xảy ra khi bàng quang quá căng. Để tránh bàng quang quá căng, cần giữ cho dung tích bàng quang không tăng quá 350-400ml. Mặt khác sự tăng sinh của vi khuẩn tới mức đủ gây bệnh, đòi hỏi vi khuẩn phải ở trong bàng quang ít nhất là 4 giờ để đạt tới nồng độ cần thiết gây nhiễm trùng trên lâm sàng. Do đó nếu thông tiểu được thực hiện đều đặn mỗi 4 giờ thì chỉ cần sử dụng ống thông sạch, không cần vô trùng là có thể tránh được nhiễm trùng.

NHỮNG BỆNH NHÂN NÀO CẨN ÁP DỤNG KỸ THUẬT TỰ THÔNG TIỂU?

Chính bác sĩ sẽ quyết định bệnh nhân nào được áp dụng phương pháp tự thông tiểu.

Tự thông tiểu được áp dụng cho những người cần được thông tiểu kéo dài. Đó là các bệnh nhân bị tiểu khó hay không tiểu được do cơ bàng quang không co bóp được, bị nhão. Những trường hợp bàng quang co thắt cũng áp dụng được phương pháp này sau khi đã cho bệnh nhân dùng thuốc làm nhão cơ bàng quang, hay bằng phẫu thuật làm nới rộng bàng quang bằng ruột non.

Trường hợp bệnh nhân bị chấn thương cột sống, ống thông niệu đạo tại chỗ chỉ nên giữ vài ngày trong giai đoạn đa niệu. Sau đó nên chuyển sang thông tiểu sạch-cách quãng, ban đầu do nhân viên y tế thực hiện, sau đó sẽ do bệnh nhân tự làm.

KỸ THUẬT THỰC HIỆN

Không cần đeo găng vô trùng, không cần trải khăn che phủ khi đặt thông, không cần dùng các dung dịch sát trùng.

Đầu tiên bệnh nhân được thầy thuốc hướng dẫn cách đặt thông. Sau đó bệnh nhân sẽ tự đặt thông, dưới sự theo dõi của thầy thuốc vài lần, rồi họ sẽ tự làm lấy tại nhà. Đối với trẻ em hay người không thể cầm ống thông đặt được do tay yếu, tay run thì thân nhân sẽ làm thay.

Điều kiện trước khi bắt đầu là không có nhiễm trùng niệu và không có tắc nghẽn đường tiểu dưới (niệu đạo). Bệnh nhân phải uống nhiều nước để lượng nước tiểu trong 1 ngày là khoảng 2 lít .

Tiến hành thông tiểu mỗi 4-6 giờ/lần.

Dụng cụ: Nước, xà bông, bô nhỏ đựng nước tiểu, ống thông sạch và vaseline bôi trơn. Ở Bệnh viện Bình Dân chúng tôi dùng thông Oxy số 12 cho người lớn và số 8 cho trẻ em, dùng gel Xylocaine để bôi trơn.

Trước khi đặt thông phải rửa tay thật sạch trong 5 phút với nuớc và xà bông, rửa bộ sinh dục cũng với nước và xà bông. Đặt ống thông trên 1 khăn sạch, bôi gel Xylocaine lên 10 cm đầu của ống.

Cách đặt thông tiểu đối với phụ nữ

- Ngồi xổm, ban đầu nên đặt 1 cái gương nhỏ bên dưới để dễ nhận ra lỗ tiểu.

- Hai ngón tay trỏ và giữa vạch môi bé của âm hộ ra để thấy rõ lỗ niệu đạo, nằm ngay bên trên âm đạo.

- Bàn tay thuận sẽ cầm ống thông, cách đầu ống 4-5 cm, đưa đầu thông về lỗ niệu đạo. Nhẹ nhàng đẩy ống thông vào bàng quang cho đến khi ra nước tiểu (khoảng 5 cm). Đẩy ống thông vào sâu thêm 2-3 cm. Khi nước tiểu ra hết thì rút nhẹ thông ra rồi lại đẩy nhẹ vào 1-2 lần cho thoát hết hẳn nước tiểu. Sau đó rút thông ra.

- Ống thông sẽ đem rửa dưới vòi nước và xà bông cho sạch, lau khô, cất vào bao nylon khô và sạch, có thể dùng cho lần sau miễn là thông còn mềm mại, không bị cứng, cong queo, thay đổi màu. Một ống thông như vậy có thể dùng trong 2-3 ngày.

- Sau vài lần bệnh nhân sẽ quen và không cần dùng gương nữa, cũng như có thể ngồi trên bàn cầu để đặt thông.

Cách đặt thông tiểu đối với đàn ông

- Kéo dương vật thẳng đứng lên.

- Bàn tay thuận cầm ống thông đưa nhẹ nhàng vào niệu đạo, đẩy cho tới khi ra nước tiểu (khoảng 12-15 cm), đẩy ống thông vào thêm 2-3 cm. Khi đẩy ống thông tới vị trí của tiền liệt tuyến, có thể gặp khó khăn, cần thở sâu nhẹ nhàng, giãn cơ bụng và tiếp tục đẩy thông vào. Khi nước tiểu ra hết thì rút nhẹ thông ra rồi đẩy vào 1-2 lần cho bảo đảm là nước tiểu đã thoát ra hết. Rút thông ra. Xử lí ống thông như đã viết ở trên.

Cách đặt thông tiểu đối với trẻ em

Đặt bé nằm ngửa, 2 chân dạng, đầu gối gấp, thân nhân (cha hay mẹ) sẽ đặt thông cho bé theo kỹ thuật đã mô tả bên trên. Khi bé có thể tự làm được (khoảng 10 tuổi) thì sẽ tập cho bé tự đặt thông.

Theo dõi

Không nên quá lo lắng vấn đề nhiễm trùng nước tiểu. Các xét nghiệm tế bào - vi khuẩn trong nước tiểu là vô ích. Chỉ cần bệnh nhân theo dõi độ trong của nước tiểu, nếu nước tiểu hơi đục thì chỉ cần uống nhiều nước hơn và thông tiểu nhiều lần hơn. Chỉ phân tích tế bào - vi khuẩn nước tiểu, cũng như làm kháng sinh đồ để sử dụng kháng sinh thích hợp khi có triệu chứng lâm sàng, có sốt.

Không nên sử dụng bất kỳ kháng sinh dự phòng nào

Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các loại thuốc sát trùng đường tiểu để dự phòng nhiễm trùng (như nitrofurantoin), chỉ làm cho nhiễm trùng xảy ra do nhiễm các vi trùng khó trị như Klebsiella spp. , Pseudomonas spp. vì vi khuẩn Escherichia coli, loại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng niệu, đã bị suy thoái do thuốc dự phòng.

Tình trạng nhiễm khuẩn niệu kéo dài (bacteriurie) mà không có triệu chứng lâm sàng thì không cần điều trị kháng sinh và vẫn tiếp tục phương pháp tự thông tiểu.

Ở đàn ông, do đẩy thông quá nhanh vào niệu đạo, có khi gây xuất huyết niệu đạo. Khi đó phải ngưng tự thông tiểu.

Kết luận

Sự ứ đọng nước tiểu trong bàng quang ở bệnh nhân có bàng quang thần kinh là yếu tố đưa đến nhiễm trùng niệu, ảnh hưởng xấu lên thận và gây hư hại thận. Ống thông lưu tại chỗ không giúp giảm bớt tỉ lệ nhiễm trùng, chưa kể chi phí cao, phức tạp vì mỗi lần thay thông phải do nhân viên y tế thực hiện. Tự thông tiểu hay thông tiểu sạch - cách quãng là 1 kỹ thuật đơn giản, rẻ tiền, chống được nhiễm trùng niệu, thật sự là 1 cuộc cách mạng. Bệnh nhân tự chăm sóc lấy mình, đặc biệt hữu ích cho bệnh nhân ở nơi xa hẻo lánh.

Bệnh hệ tiết niệu

BV Việt Pháp chữa sỏi tiết niệu bằng các phương pháp mới
Bệnh nhiễm trùng tiết niệu
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo buối sáng sống lâu hơn
Bệnh sỏi tiết niệu
Chăm sóc bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt tại nhà
Các dấu hiệu của bệnh thận
Các phi hành gia dễ bị sỏi thận
Cách phát hiện cơn đau quặn thận
Cắt van niệu đạo bằng nội soi
Ghép gan để "cứu" thận
Hãy biết trân trọng hai quả thận
Khi 'túi đựng đạn' to bất thường
Khắc phục dị tật lỗ đái lệch thấp
Một số dấu hiệu thông thường của bệnh thận
Nhiễm trùng tiết niệu
Nhận biết sớm bệnh thận ứ nước
Nhận biết sớm bệnh thận ứ nước
Những điều cần biết về ghép thận
Phương pháp tự thông tiểu
Quá nhiều đậu nành có thể gây sỏi thận
Sạn thận
Sỏi niệu hai bên dễ dẫn đến suy thận
Sỏi niệu hai bên dễ dẫn đến suy thận
Thuốc giảm đau không gây hại cho thận
Tiểu không kiểm soát ở phụ nữ
Tiểu ra máu - dấu hiệu nguy hiểm
Trị sỏi tiết niệu bằng thuốc Nam
Trị sỏi ở bàng quang
Tán sỏi trong gan bằng kỹ thuật nội soi ở Việt Nam
Viêm bàng quang những điều bạn gái cần biết
Viêm cầu thận cấp
Điều trị sỏi thận
Điều trị sỏi thận bằng kỹ thuật mới
Điều trị thiếu máu trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn sớm
Ống thông giúp nghe tiếng tán sỏi thận

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ