SẠN THẬN

BS. NGUYỄN Y ĐỨC

            Bệnh sạn thận rất thường xảy ra, và có nhiều ở đàn ông hơn đàn bà. Thời gian tới tuổi 70 thì 5% nữ giới và 9% nam giới có sạn thận ít nhất một lần. Sau đó sạn thận hay tái phát.

            Nguyên nhân: Trong đa số các trường hợp, nguyên nhân gây ra sạn thận đều không biết; một số có trong gia đình hoặc do các bệnh của ruột, tuyến giáp trạng, khiếm khuyết cấu tạo của thận. Sạn thận là kết quả của một phản ứng hóa học xảy ra khi vì lý do nào đó mà nước tiểu trở nên quá đậm đặc khiến các chất calcium, urid, cystine kết tinh thành những hạt nhỏ.

            Các loại sạn

            - Sạn calcium. Có tới từ 75% sạn cấu tạo bằng chất cacium (oxalate, phos phate, carbonate), đàn ông nhiều gấp hai, ba lần đàn bà, thường bắt đầu vào tuổi 20, 30 và hay tái phát. Calcium oxalate là nhiều nhất và thường do thực phẩm hay bệnh đường ruột gây ra.

            - Sạn uric acid. Chiếm 10% các loại sạn thận, nhiều ở đàn ông. Người bị sạn này thường bị bệnh thống phong (gout).

            - Sạn gystine, 1% thường do di truyền.

            - Sạn struvite, to, đôi khi làm nghẹt thận, gây ra nhiễm trùng đường tiểu tiện.

            Sạn có thể nhỏ như hạt cát hoặc lớn như trái banh bóng bàn; có thể trơn tru, nhằn nhụi hay sắc cạnh.

            Sạn được tạo ra trong trái thận hay trong ống dẫn nước tiểu. Thường thường sạn thận không gây đau trừ khi nó di chuyển từ thận xuống ống dẫn tiểu. Những cơn đau này rất dữ dội khiến người bệnh nhớ suốt đời, và có người nói đau hơn đau đẻ.

                        Nguy cơ gây sạn

            Sạn thận xảy ra khi ta không uống đầy đủ nước, nước tiểu trở nên đậm đặc, các hóa chất kể trên kết tinh; khi ta ăn vài thực phẩm như bơ, sữa, chocolate, đậu phọng; khi có nhiễm trùng đường tiểu tiện; khi đã có sạn trước đây; là đàn ông; trong gia đình có thân nhân bị sạn.

                        Tìm ra bệnh: Bình thường, sạn hiện diện trong âm thầm, chỉ gây đau khi di chuyển, và tìm ra sạn do tình cờ khi chụp quang tuyến bụng vì các bệnh khác. Cơn đau hay thấy ở ngang mạng mỡ, đôi khi có sốt nhẹ. Khi nghi ngờ có sạn, bác sĩ sẽ thử nước tiểu coi có máu, nhiễm trùng, chụp hình các loại để xác định sự hiện diện của sạn.

                        Trị bệnh: Hiện nay, để chữa sạn thận, các nhà chuyên môn có thể theo ba cách:

            a. Theo dõi, đợi chờ. Trong nhiều trường hợp, sạn nhỏ có thể được tiểu tiện ra ngoài, nhất là khi ta uống nhiều nước (10 ly trong ngày, 1 ly trước khi đi ngủ), tránh thực phẩm có nhiều calcium. Mỗi lần tiểu, lọc coi có sạn nhỏ trong nước tiểu, đưa bác sĩ để phân loại.

            b. Dùng thuốc. Tùy theo loại sạn, sẽ có dược phẩm thích hợp. Nếu sạn loại uric acid thì thuốc Allopurinol sẽ làm giảm hóa chất này trong máu, dung địch Bicarbonate làm tan sạn. Đồng thời cần uống nhiều nước, bớt ăn thịt (có nhiều phản ứngrine). Sạn cystine ít khi xảy ra, thuốc penicillamine, tiopronun thường được dùng để làm giảm cystine. Uống nhiều nước, bớt ăn cá. Khi sạn gây ra do nhiễm trùng đường tiểu tiện, thuốc trụ sinh được dùng trước khi sạn được lấy ra.

            c. Nghiền sạn bằng sóng lực trong nước (Shock wave lithotripsy): Đây là phương pháp trị liệu tương đối mới, được sáng chế bên Tây Đức, dùng ở Hoa Kỳ năm 1984. Có nhiều loại máy, nhưng nguyên tắc chung giống nhau: máy tạo ra những đợt sóng lực có sức mạnh làm rạn nứt, tan vỡ sạn, mà không gây thương tích cho cơ thể, áp dụng cho trường hợp sạn nằm ở thận hoặc phần trên của ống nước tiểu, người bệnh nằm trên một cái nệm nước hay trong bể nước, các đợt sóng có sức mạnh chuyển qua nước, dội vào nơi có sạn. Trung bình cần từ 200 tới 400 đợt sóng để làm vỡ sạn, đôi khi cần tới 1500 đợt. Phương pháp này kéo dài khoảng một giờ có thể thực hiện trong ngày, sau vài giờ theo dõi, bệnh nhân có thể về nhà. Thường thường không cần đánh thuốc mê, nhưng để bớt đau, bệnh nhân được cho liều thuốc an thần. Bệnh nhân cũng mang máy bịt tai để tránh âm thanh to do sóng lực gây ra. Khi về nhà, cần uống nhiều nước, đi tới đi lui, tiểu khi mót, lọc nước tiểu để theo dõi sạn ra bao nhiêu.

            d. Giải phẫu. Khi các phương pháp trên không có kết quả, thì nhiều phương pháp giải phẫu được áp dụng, bệnh nhân cần được nhập bệnh viện.

Bệnh hệ tiết niệu

BV Việt Pháp chữa sỏi tiết niệu bằng các phương pháp mới
Bệnh nhiễm trùng tiết niệu
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo buối sáng sống lâu hơn
Bệnh sỏi tiết niệu
Chăm sóc bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt tại nhà
Các dấu hiệu của bệnh thận
Các phi hành gia dễ bị sỏi thận
Cách phát hiện cơn đau quặn thận
Cắt van niệu đạo bằng nội soi
Ghép gan để "cứu" thận
Hãy biết trân trọng hai quả thận
Khi 'túi đựng đạn' to bất thường
Khắc phục dị tật lỗ đái lệch thấp
Một số dấu hiệu thông thường của bệnh thận
Nhiễm trùng tiết niệu
Nhận biết sớm bệnh thận ứ nước
Nhận biết sớm bệnh thận ứ nước
Những điều cần biết về ghép thận
Phương pháp tự thông tiểu
Quá nhiều đậu nành có thể gây sỏi thận
Sạn thận
Sỏi niệu hai bên dễ dẫn đến suy thận
Sỏi niệu hai bên dễ dẫn đến suy thận
Thuốc giảm đau không gây hại cho thận
Tiểu không kiểm soát ở phụ nữ
Tiểu ra máu - dấu hiệu nguy hiểm
Trị sỏi tiết niệu bằng thuốc Nam
Trị sỏi ở bàng quang
Tán sỏi trong gan bằng kỹ thuật nội soi ở Việt Nam
Viêm bàng quang những điều bạn gái cần biết
Viêm cầu thận cấp
Điều trị sỏi thận
Điều trị sỏi thận bằng kỹ thuật mới
Điều trị thiếu máu trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn sớm
Ống thông giúp nghe tiếng tán sỏi thận

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ