Bệnh nhiễm trùng tiết niệu 

Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ ảnh hưởng xấu đến bàng quang hoặc thận ở cả nam giới và nữ giới. Nếu không được điều trị, hệ tiết niệu có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Triệu chứng phổ biến nhất là đi tiểu nhiều lần, đôi khi cả ban đêm. Bệnh nhân có thể mót tiểu đột ngột và dữ dội, có cảm giác đau hoặc nóng rát khi đi tiểu. Nếu nhiễm trùng nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị đái rắt và đái ra máu, cũng có thể sốt và đau lưng. Những triệu chứng trên có thể xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng chưa hẳn đã khỏi bệnh.

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường do vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua đường niệu đạo. Ở nữ, vì niệu đạo của nữ giới ở vị trí rất gần âm đạo và hậu môn nên dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn nam.

Chỉ có thể chẩn đoán chính xác nhiễm trùng đường tiết niệu khi căn cứ vào kết quả xét nghiệm nước tiểu. Các xét nghiệm phát hiện xem có bị nhiễm trùng hay không, và nếu có thì do loại vi khuẩn nào gây ra. Đây là thông tin cần thiết để kê đơn thuốc thích hợp. Một đợt điều trị 7-10 ngày bằng thuốc kháng sinh thường có thể chữa khỏi được nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu bệnh đã nặng, đặc biệt là nhiễm trùng không được điều trị đã lan rộng, bệnh nhân phải vào viện để làm xét nghiệm xác định nguyên nhân, mức độ lan rộng của nhiễm trùng và điều trị triệt để.

Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc dễ bị mắc bệnh này, nên uống nhiều nước để giúp đào thải các thành phần có hại. Một số người hay bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần do bất thường về niệu đạo, bàng quang hoặc ở thận. Nên đến khám bác sĩ tiết niệu để có sự đánh giá chính xác về bệnh của mình.

BS. Lê Vinh, Sức Khỏe & Đời Sống

Bệnh hệ tiết niệu

BV Việt Pháp chữa sỏi tiết niệu bằng các phương pháp mới
Bệnh nhiễm trùng tiết niệu
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo buối sáng sống lâu hơn
Bệnh sỏi tiết niệu
Chăm sóc bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt tại nhà
Các dấu hiệu của bệnh thận
Các phi hành gia dễ bị sỏi thận
Cách phát hiện cơn đau quặn thận
Cắt van niệu đạo bằng nội soi
Ghép gan để "cứu" thận
Hãy biết trân trọng hai quả thận
Khi 'túi đựng đạn' to bất thường
Khắc phục dị tật lỗ đái lệch thấp
Một số dấu hiệu thông thường của bệnh thận
Nhiễm trùng tiết niệu
Nhận biết sớm bệnh thận ứ nước
Nhận biết sớm bệnh thận ứ nước
Những điều cần biết về ghép thận
Phương pháp tự thông tiểu
Quá nhiều đậu nành có thể gây sỏi thận
Sạn thận
Sỏi niệu hai bên dễ dẫn đến suy thận
Sỏi niệu hai bên dễ dẫn đến suy thận
Thuốc giảm đau không gây hại cho thận
Tiểu không kiểm soát ở phụ nữ
Tiểu ra máu - dấu hiệu nguy hiểm
Trị sỏi tiết niệu bằng thuốc Nam
Trị sỏi ở bàng quang
Tán sỏi trong gan bằng kỹ thuật nội soi ở Việt Nam
Viêm bàng quang những điều bạn gái cần biết
Viêm cầu thận cấp
Điều trị sỏi thận
Điều trị sỏi thận bằng kỹ thuật mới
Điều trị thiếu máu trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn sớm
Ống thông giúp nghe tiếng tán sỏi thận

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ