VIÊM BÀNG QUANG NHỮNG ĐIỀU BẠN GÁI CẦN BIẾT

BS. TRẨN NGỌC ANH

Khi phát triển những cảm giác nóng bỏng khi đi tiểu, đau ở bụng dưới, mắc tiểu không kềm được, nước tiểu có thể trong hoặc có mủ, đôi khi có máu thì có thể bạn đã bị viêm bàng quang (VBQ).

Đây là bệnh có tỷ lệ mắc phải khá cao trong đó phụ nữ chiếm đa số. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và chữa trị kịp thời để khỏi tái đi, tái lại?

NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH

Thông thường nhất là do nhiễm khuẩn, ngoài ra còn có thể do: sỏi sát bàng quang, ký sinh trùng, u ung thư, dị vật trong bàng quang, ứ đọng bàng quang, rò ruột hoặc bộ phận sinh dục với bàng quang, tắc niệu đạo, viêm bàng quang hậu quả của viêm âm đạo, tử cung, viêm do nấm v.v... Có những trường hợp nhiễm trùng đường tiểu không gây VBQ hoặc VBQ không do nhiễm trùng đường tiểu. VBQ do nhiễm trùng khi kết quả xét nghiệm có trên 100.000 vi khuẩn/1 ml nước tiểu. Phụ nữ rất dễ bị VBQ nhiễm khuẩn do niệu đạo ngắn hơn phái nam (4cm so với 20cm) nên dễ bị nhiễm trùng từ ruột, hậu môn, âm hộ, âm đạo.

CÁC YẾU TỐ LÀM TẮNG NGUY CƠ NHIỄM TRÙNG

Bình thường, bàng quang người phụ nữ có thể kháng cự lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh nhưng khi cơ thể gặp thêm các yếu tố đặc biệt thì VBQ dễ xảy ra:

- Khi cơ thể mệt mỏi hoặc đang mang thai.

- Không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong các sinh hoạt tình dục.

- Chế độ dinh dưỡng mất cân đối, bị bệnh tiểu đường, stress, cấu tạo niệu đạo bất thường hoặc uống nước không đủ nên đi tiểu ít.

- Tuổi cao làm giảm khả năng kháng nhiễm.

Khi phát hiện có khí hư bất thường thì nên đi khám phụ khoa để được điều trị đúng mức. Trong khi chờ đi khám, cần uống nhiều nước (2 lít/ngày) để đi tiểu nhiều giúp thải trừ tối đa mầm bệnh, nằm dài đắp túi chườm nóng lên bụng và uống thuốc giảm đau.

VIÊM BÀNG QUANG TÁI PHÁT

Theo thăm dò, có đến 30% phụ nữ bị VBQ đã tự mua thuốc điều trị mà không có chỉ định của thầy thuốc. Vì vậy VBQ dễ bị tái phát. Việc khám lâm sàng, xét nghiệm tế bào vi khuẩn, hỏi chi tiết bệnh sử sẽ giúp chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh. Trong thời gian điều trị, người bệnh cần uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày) và không nên nín tiểu. Ngoài ra cần vệ sinh mỗi ngày một lần với xà phòng acid và nước, đi tiểu sau mỗi lần giao hợp và không nên mặc quần quá chật làm mầm bệnh dễ lan tỏa.

CÁC THỜI KỲ DỄ BỊ VBQ

- Bắt đầu đời sống tình dục: Vết rách ở màng trinh có thể làm VBQ sau các lần ân ái. Các mảnh rách của màng trinh dính vào vách âm đạo tạo thuận lợi cho mầm bệnh đi lên bàng quang. Đây là chứng VBQ tuần trăng mật có thể kéo dài đến khi có thai.

- Trong thời gian mang thai: Có khoảng 10% phụ nữ bị nhiễm trùng niệu đạo do bào thai phát triển kéo theo sự ứ đọng nước tiểu. Phòng ngừa bằng cách uống nhiều nước, vệ sinh bộ phận sinh dục và điều trị táo bón nếu cần thiết. Việc dùng thuốc phải có chỉ định cụ thể của BS vì đang mang thai.

- Sau khi sinh: Do vết rách ở bộ phận sinh dục làm mầm bệnh dễ xâm nhiễm.

- Tuổi mãn kinh: Hormon sinh dục ngưng tiết ra làm âm đạo khô và hẹp, sức đề kháng kém làm mầm bệnh dễ tấn công.

Khi có triệu chứng VBQ, cần đi BS để được chẩn đoán và điều trị đúng mức.

Bệnh hệ tiết niệu

BV Việt Pháp chữa sỏi tiết niệu bằng các phương pháp mới
Bệnh nhiễm trùng tiết niệu
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo buối sáng sống lâu hơn
Bệnh sỏi tiết niệu
Chăm sóc bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt tại nhà
Các dấu hiệu của bệnh thận
Các phi hành gia dễ bị sỏi thận
Cách phát hiện cơn đau quặn thận
Cắt van niệu đạo bằng nội soi
Ghép gan để "cứu" thận
Hãy biết trân trọng hai quả thận
Khi 'túi đựng đạn' to bất thường
Khắc phục dị tật lỗ đái lệch thấp
Một số dấu hiệu thông thường của bệnh thận
Nhiễm trùng tiết niệu
Nhận biết sớm bệnh thận ứ nước
Nhận biết sớm bệnh thận ứ nước
Những điều cần biết về ghép thận
Phương pháp tự thông tiểu
Quá nhiều đậu nành có thể gây sỏi thận
Sạn thận
Sỏi niệu hai bên dễ dẫn đến suy thận
Sỏi niệu hai bên dễ dẫn đến suy thận
Thuốc giảm đau không gây hại cho thận
Tiểu không kiểm soát ở phụ nữ
Tiểu ra máu - dấu hiệu nguy hiểm
Trị sỏi tiết niệu bằng thuốc Nam
Trị sỏi ở bàng quang
Tán sỏi trong gan bằng kỹ thuật nội soi ở Việt Nam
Viêm bàng quang những điều bạn gái cần biết
Viêm cầu thận cấp
Điều trị sỏi thận
Điều trị sỏi thận bằng kỹ thuật mới
Điều trị thiếu máu trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn sớm
Ống thông giúp nghe tiếng tán sỏi thận

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ