NHIỄM TRÙNG TIẾT NIỆU

BS. DƯƠNG MINH HOÀNG

Theo Medicine Net 1998

Hệ tiết niệu bao gồm thận, niệu quản bàng quang và niệu đạo. Một số người có nguy cơ bị nhiễm trùng tiết niệu (NTTN) hơn những người khác. Có đến 1/5 phụ nữ bị NTTN trong cuộc đời của họ. Không phải ai bị NTTN đều có triệu chứng. Triệu chứng thường nhất là hay mắc tiểu, đau, nóng mỗi lần đi tiểu. Khi có điều kiện thêm vào như là bít tắc đường tiểu càng dễ có biến chứng hơn.

1. Hệ tiết niệu là gì?

Hệ tiết niệu gồm có thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hai quả thận là cơ quan chủ yếu có màu tím nâu nằm khoảng giữa phía dưới bờ sườn sau. Thận có nhiệm vụ lọc các chất độc từ máu tạo ra nước tiểu, giữ thành phần muối và các chất khác ổn định trong máu và sản xuất ra một hormon giúp thành lập hồng cầu. Niệu quản là hai ống dài hẹp dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang: một cơ quan hình tam giác nằm ở phần bụng dưới, sau xương mu. Khi bàng quang đầy nước tiểu, ta có cảm giác mắc tiểu, đi tiểu ra bằng niệu đạo, hay ống thoát tiểu. Trung bình, một người lớn đi tiểu ngày độ 1,5 lít, số lượng này thay đổi tùy theo lượng nước uống mỗi ngày và ăn những thứ gì.

2. Tầm quan trọng

NTTN là một vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng vì có đến hàng triệu người mắc mỗi năm, chỉ ít hơn nhiễm trùng hô hấp. Phụ nữ mắc bệnh này nhiều hơn nam giới, có trung bình 1/5 phụ nữ mắc bệnh này trong cuộc đời của họ.

3. Nguyên nhân

Nước tiểu bình thường vô trùng, chứa nước muối, các chất bã nhưng không có vi trùng, siêu vi và nấm. Nhiễm trùng xảy ra khi các sinh vật bình thường ở ống tiêu hóa bám vào lỗ niệu đạo và bắt đầu sinh sản. Hầu hết, do một loại vi khuẩn Escherichia coli, lúc thường sống ở ruột già, khởi đầu sinh sản ở niệu đạo, nhiễm trùng khu trú ở đấy gọi là nhiễm trùng niệu đạo. Từ đấy, vi khuẩn di chuyển đến bàng quang gây viêm bàng quang. Nếu nhiễm trùng này không điều trị ngay, vi khuẩn có thể lên từ niệu quản đến thận gây ra viêm thận - bể thận. Vi khuẩn Chlamydia và Mycoplasma có thể gây nhiễm trùng tiết niệu ở cả hai phái, nhưng hay khu trú ở niệu đạo và cơ quan sinh dục. Do bệnh này lây lan bằng quan hệ tình dục nên điều trị phải gồm cả hai người.

Hệ tiết niệu được cấu tạo tránh bị nhiễm trùng: niệu quản và bàng quan ngăn không cho nước tiểu đi ngược lên thận và thải nước tiểu ở bàng quang cũng giúp thải trừ vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Tiền liệt tuyến tiết ra chất dịch làm chậm sinh sản vi khuẩn nhưng dù thế bệnh NTTN vẫn có thể xảy ra.

4. Những người nào nhiều nguy cơ?

Một số người có bít tắc ở hệ tiết niệu như sỏi, tiền liệt tuyến sưng to ra sẽ dễ bị NTTN hơn. Một nguồn nhiễm trùng khác nữa là đặt ống thông tiểu: ở người tiểu không ý thức như bị hôn mê, bệnh nặng cần đặt ống thông tiểu ở bàng quang lâu dài. Vi khuẩn ở ống thông rất dễ gây nhiễm trùng bàng quang nên cần phải giữ ống vô trùng, phải lấy ra càng sớm càng tốt. Những người bị tiểu đường có nguy cơ bị NTTN hơn do sự thay đổi hệ miễn dịch của họ. Bất kỳ bệnh nào ức chế miễn dịch cơ thể cũng khiến có nhiều nguy cơ hơn. NTTN còn gặp ở trẻ có bệnh bẩm sinh của hệ tiết niệu cần thiết phải giải phẫu. Tuy vậy NTTN ít gặp ở thanh niên và trẻ trai. Ở phái nữ, tỷ lệ bệnh này càng gia tăng với tuổi. Các nhà khoa học vẫn chưa rõ tại sao phụ nữ dễ nhiễm trùng hơn. Có thể niệu đạo phụ nữ ngắn khiến vi khuẩn đi vào bàng quang nhanh hoặc lỗ niệu đạo của phụ nữ gần 2 ổ nhiễm trùng là âm đạo và hậu môn. Với một vài phụ nữ, sự giao hợp khởi đầu NTTN mặc dù lý do sự liên hệ này chưa được biết rõ. Theo một vài khảo sát, phụ nữ dùng mũ chụp cổ tử cung dễ bị NTTN hơn các cách ngừa thai khác.

5. Nhiễm trùng tiết niệu tái phát

Nhiều phụ nữ bị NTTN tái phát rất thường. Gần 20% bị NTTN lần đầu sẽ có lần khác nữa và 30% còn bị thêm nữa. Trong nhóm cuối có đến 80% tái phát. Nhiễm trùng lần cuối thường do một loại vi khuẩn khác hẳn lần đầu chứng tỏ đấy là một nhiễm trùng riêng biệt.

Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ cho NTTN tái phát là do khả năng vi khuẩn bám vào tế bào mặt trong cơ quan tiết niệu. Một khảo cứu khác cũng cho thấy NTTN tái phát gặp ở những người có nhóm máu đặc biệt.

6. Nhiễm trùng tiết niệu và thai kỳ

Phụ nữ mang thai không có nhiều nguy cơ hơn, tuy nhiên một khi có nhiễm trùng dễ lan đến thận. Theo một vài báo cáo, có khoảng 2-4% phụ nữ mang thai bị NTTN. Các khoa học gia nghĩ rằng sự thay đổi hormon và vị trí hệ tiết niệu trong thai kỳ khiến vi khuẩn dễ đến thận hơn. Do vậy có nhiều BS đề nghị nên thử nước tiểu định kỳ ở các phụ nữ mang thai.

7. Triệu chứng

Không phải mọi người bị NTTN đều có triệu chứng nhưng đa số cảm thấy dễ mắc tiểu, cảm giác đau, nóng bỏng trong niệu đạo, bàng quang mỗi khi tiểu, cũng có khi đau vào lúc không tiểu. Phụ nữ thường thấy nằng nặng ở vùng xương mu, đàn ông cảm thấy trực tràn đầy hơn. Bệnh nhân hay dễ mắc tiểu nhưng đi tiểu lại chỉ có một ít nước tiểu. Nước tiểu có thể giống như sữa, đục hay màu đỏ khi có máu. Sốt là dấu hiệu nhiễm trùng lan đến thận. Vài triệu chứng khác cho biết nhiễm trùng thận là đau phía lưng hay dưới bờ sườn sau, buồn mửa hay mửa. Ở trẻ em, triệu chứng NTTN thường dễ xem thường cho là bệnh khác. NTTN cần nghĩ đến khi trẻ quấy, không ăn bình thường, có sốt dai dẳng, đi cầu bất thường, không phát triển, đi tiểu của trẻ có thay đổi.

8. Chẩn đoán

Để biết có NTTN không, BS lấy mẫu thử nước tiểu tìm mủ vi khuẩn. Cần lấy nước tiểu vô trùng bằng cách chùi rửa sạch nơi tiểu, lấy giữa dòng (tiểu bỏ đoạn đầu, lấy đoạn giữa hứng vào một ống vô trùng) và gửi ngay đến phòng xét nghiệm để tìm bạch cầu, hồng cầu và vi khuẩn. Khi vi khuẩn mọc, nên làm thêm kháng sinh đồ để biết kháng sinh nào nhạy cảm. Một vài vi khuẩn đặc biệt như là Chlamydia, Mycoplasma cần có môi trường cấy đặc biệt: cần nghĩ đến chúng khi NTTN tìm thấy mủ nhưng cấy bình thường không mọc.

Khi nhiễm trùng điều trị không mau khỏi và với một vào loại vi khuẩn, BS cần cho chụp thêm UIV hay chụp hệ tiết niệu có tiêm chất cản quang, cho hình ảnh hệ tiết niệu rất rõ. BS cũng làm thêm siêu âm và đôi khi phải soi bàng quang bằng một ống soi.

9. Điều trị

NTTN được trị bằng kháng sinh, nhưng lựa chọn kháng sinh nào và thời gian điều trị còn tùy vào tiền sử bệnh và kết quả xét nghiệm nước tiểu. Kháng sinh đồ giúp BS lựa chọn kháng sinh đúng, tốt hơn. Thuốc thường dùng khi không có biến chứng là Bactrim, Amoxycillin, Ampicillin, Furadantin, BS điều trị từ 1-2 tuần nhằm tránh tái phát. Khi có nhiễm trùng Mycoplasma, Chlamydia phải dùng đến Tetra, Bactrim hay Doxycycline và điều trị lâu hơn. Phải theo dõi bằng cách thử nước tiểu đến khi vô trùng. Nhiễm trùng thận cần phải dùng kháng sinh qua nhiều tuần lễ. Những nhà khảo cứu thuộc trường Đại học Washington thấy dùng Bactrim 2 tuần cũng hiệu quả như 6 tuần khi NTTN không có phối hợp bít tắc hay một bệnh thần kinh nào đó. Nhiễm trùng thận được trị tốt, ít khi làm thương tổn thận hay suy thận, trái với không điều trị. Đắp nước ấm vùng lưng nhằm giúp giảm đau. Nhiều BS khuyên uống nước nhiều để giúp giải trừ vi khuẩn. Cần tránh cà phê, rượu, gia vị, bỏ thuốc lá. Hút thuốc là một nguy cơ được biết rõ gây ra ung thư bàng quang.

10. Điều trị NTTN tái phát

Có đến 4/5 phụ nữ bị NTTN lần nữa trong vòng một năm rưỡi, nhiều người còn bị thường hơn. Người nào bị hơn 3 lần/năm cần hỏi BS lựa chọn cách điều trị liều thấp Bactrim hay Furadantin trong 6 tháng hay hơn nữa. Theo ý kiến của Đại học Washington nên dùng thuốc trước khi ngủ giúp thuốc tồn tại ở bàng quang lâu, hiệu quả hơn. Nên dùng một liều kháng sinh duy nhất sau mỗi lần giao hợp. Dùng 1-2 ngày kháng sinh khi có triệu chứng và có thể dùng giấy thử để biết nhiễm trùng. Uống thật nhiều nước mỗi ngày, vitamin C có thể ức chế sinh sản vi khuẩn do làm acid hóa nước tiểu. Nên tiểu ngay khi cần thiết và không nên nín lại. Phụ nữ khi làm vệ sinh, nên chùi từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo, niệu đạo. Tắm bông sen thay vì bồn tắm. Làm sạch cơ quan sinh dục trước giao hợp. Hãy đi tiểu trước và sau khi giao hợp. Tránh dùng thuốc xịt làm vệ sinh phụ nữ hay tắm bông sen có mùi thơm dễ kích thích niệu đạo.

11. điều trị nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai

phụ nữ có thai bị NTTN nên điều trị ngay giúp tránh được trẻ sanh sớm và nguy cơ khác như cao huyết áp. Nhưng cần biết một vài kháng sinh không an toàn khi mang thai. Để lựa chọn giải pháp tốt nhất, BS phải cân nhắc hiệu quả, thai kỳ, sức khỏe bà mẹ, hiệu quả nào trên thai nhi.

12. Biến chứng và cách điều trị

NTTN có thể biến chứng làm tắc đường niệu, nhiễm trùng lan đến nơi khác và tụt huyết áp: choáng nhiễm trùng. Những nguy cơ phụ thêm như sỏi thận hay một bệnh thần kinh nào đó làm bàng quang bị suy yếu khiến dễ có biến chứng hơn. Cần phải điều trị ngay những thứ ấy nếu không rất dễ hư thận.

13. Nhiễm trùng tiết niệu ở đàn ông ra sao?

NTTN ít gặp ở phái nam, thường do sỏi, tiền liệt tuyến hay do phải đặt ống thông tiểu. Thông thường phải cấy nước tiểu và làm kháng sinh đồ và điều trị lâu hơn nhằm tránh nhiễm trùng tiền liệt tuyến, khó chữa trị vì thuốc khó vào tận nơi. Phái nam có viêm tuyến tiền liệt cần điều trị lâu với một vài loại kháng sinh đặc biệt.

Bệnh hệ tiết niệu

BV Việt Pháp chữa sỏi tiết niệu bằng các phương pháp mới
Bệnh nhiễm trùng tiết niệu
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo buối sáng sống lâu hơn
Bệnh sỏi tiết niệu
Chăm sóc bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt tại nhà
Các dấu hiệu của bệnh thận
Các phi hành gia dễ bị sỏi thận
Cách phát hiện cơn đau quặn thận
Cắt van niệu đạo bằng nội soi
Ghép gan để "cứu" thận
Hãy biết trân trọng hai quả thận
Khi 'túi đựng đạn' to bất thường
Khắc phục dị tật lỗ đái lệch thấp
Một số dấu hiệu thông thường của bệnh thận
Nhiễm trùng tiết niệu
Nhận biết sớm bệnh thận ứ nước
Nhận biết sớm bệnh thận ứ nước
Những điều cần biết về ghép thận
Phương pháp tự thông tiểu
Quá nhiều đậu nành có thể gây sỏi thận
Sạn thận
Sỏi niệu hai bên dễ dẫn đến suy thận
Sỏi niệu hai bên dễ dẫn đến suy thận
Thuốc giảm đau không gây hại cho thận
Tiểu không kiểm soát ở phụ nữ
Tiểu ra máu - dấu hiệu nguy hiểm
Trị sỏi tiết niệu bằng thuốc Nam
Trị sỏi ở bàng quang
Tán sỏi trong gan bằng kỹ thuật nội soi ở Việt Nam
Viêm bàng quang những điều bạn gái cần biết
Viêm cầu thận cấp
Điều trị sỏi thận
Điều trị sỏi thận bằng kỹ thuật mới
Điều trị thiếu máu trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn sớm
Ống thông giúp nghe tiếng tán sỏi thận

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ