ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU TRÊN BỆNH NHÂN
SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN SỚM
GS. PTS NGUYỄN VĂN XANG
Thành viên Hội đồng tư vấn Ghép tạng
Việt Nam
I. Thiếu máu do suy thận mạn
Những người bị bệnh thận diễn biến qua nhiều năm tháng thì dù là do nguyên
nhân gì, cuối cùng cũng bị xơ hóa nhu mô thận, gây giảm sút chức năng thận
rồi suy thận mạn tính. Ở giai đoạn cuối của suy thận mạn, người bệnh có biểu
hiện thiếu máu rõ rệt như mệt mỏi, da xanh bủng, môi niêm mạc mắt nhợt nhạt,
đi lại, lên thang gác, làm việc nhẹ cũng rất chóng mệt, thở dốc, tim đập
nhanh, hồi hộp,...
II. Hậu quả của thiếu máu do suy thận mạn
Giảm khuếch tán oxy ở phổi |
-----> |
khó thở |
Giảm sử dụng oxy ở các mô |
-----> |
mệt mỏi, ăn ngủ kém |
Tăng cung lượng tim |
-----> |
hồi hộp, tim đập nhanh |
Suy tim do giãn và dày cơ tim |
-----> |
nặng tức ngực, đau thắt ngực |
Giảm tưới máu ở da, niêm mạc |
-----> |
xanh xao, khả năng chịu lạnh kém |
Giảm nhận thức và độ tập trung |
-----> |
giảm trí nhớ, lú lẫn |
Giảm cương dục ban đêm |
-----> |
suy giảm tính dục |
Rối loạn kinh nguyệt |
-----> |
kinh nguyệt không đều, vô kinh |
Giảm sức đề kháng chống bệnh tật bình thường |
-----> |
dễ lây nhiễm bệnh |
Giảm khả năng lao động thể lực |
-----> |
mau mệt. |
III. Cơ chế gây thiếu máu do suy thận mạn
Erythropoietin là một nội tiết tố kích thích sản sinh dòng hồng cầu. Ơû
người lớn, trên 90% erythropoietin được sản xuất tại các tế bào quanh ống
thận. Khi áp suất riêng phần ở tổ chức trong nhu mô thận giảm, thận sẽ tăng
sản xuất erythropoietin. Erythropoietin tác động lên tế bào tiền sinh dòng
hồng cầu ở tủy xương. Hồng cầu sẽ được sản xuất nhiều lên làm tăng khả năng
tải oxy của máu.
Trên bệnh nhân suy thận mạn, do không có khả năng tiết erythropoietin ở
nồng độ thích hợp để kích thích tủy xương tạo hồng cầu nên đây là nguyên
nhân chính gây nên tình trạng thiếu máu. Do vậy, thiếu máu là biểu hiện hằng
định của suy thận mạn. Thận càng suy, thiếu máu càng nặng và thiếu máu càng
nặng làm thận suy càng nặng.
Do đó có thể nói việc sử dụng erythropoietin người tái tổ hơp gene để kích
thích tủy xương tạo hồng cầu là biện pháp điều trị nhất theo đúng cơ chế
bệnh sinh.
IV. Điều trị thiếu máu do suy thận mạn giai đoạn sớm
Có thể nói thời kỳ trước 1985 đối với các nhà thận học, vấn đề điều trị
thiếu máu trong suy thận mạn thật là nan giải và rất bị động. Khó khăn lắm
mới đưa được huyết sắc tố (haemoglobin (Hb)) của người bệnh lên trên dưới
80g/l bằng các biện pháp tạm thời như:
Giảm gây mất máu - hạn chế lấy máu xét nghiệm.
Bổ sung cho người bệnh đầy đủ acid amin yếu, đủ folat, vitamin B12, B6,
cobalt clorua, histidin,...
Truyền máu hoặc hồng cầu khối định kỳ.
Với các biện pháp trên, kết quả thu được chỉ là tạm thời và rất hạn chế
cùng với nhiều tai biến liên quan do truyền máu làm tình trạng bệnh nhân
ngày càng xấu hơn như:
Các bệnh lây nhiễm qua truyền máu (HIV, viêm gan siêu vi,...).
Tai biến khi truyền máu.
Vấn đề quá tải sắt.
Tăng nguy cơ nhạy cảm trước ghép thận (giảm khả năng ghép thận sau này).
Phải đến 1985, khi người ta bắt đầu tìm ra erythropoietin người tái tổ hợp
gene và được Bác sĩ Esbach cùng các cộng sự lần đầu tiên sử dụng điều trị
trên người, chứng minh được tính hiệu quả và an toàn của thuốc thì vấn đề
thiếu máu trong suy thận mạn mới có triển vọng được giải quyết tận gốc. Đến
1989, erythropoietin người tái tổ hợp gene (EPREX®) đã
được đưa vào điều trị rộng rãi trên khắp thế giới. Tại Việt Nam cho đến nay,
chính thức cũng chỉ có chế phẩm
EPREX®
của Janssen-Cilag được Bộ Y tế chấp thuận cho sử dụng điều trị bệnh nhân
thiếu máu do suy thận mạn.
Theo quan điểm hiện nay, người bệnh suy thận mạn nên được điều trị thiếu
máu ngay từ ở giai đoạn rất sớm, khi mới bắt đầu có triệu chứng thiếu máu
(Hb<100g/L, Hct<30%). Với việc đưa mức Hb hoặc Hct về gần với giá trị bình
thường (Hb=120 10g/L, Hct=363%) sẽ giúp người bệnh:
Cải thiện tình trạng thiếu máu.
Kéo dài thời gian tiến triển suy thận đến giai đoạn cuối phải chạy thận
nhân tạo.
Giảm nguy cơ bị các biến chứng về tim mạch: dày giãn thất trái, suy tim
sung huyết,...
Tránh được giảm sút trí nhớ, lú lẫn.
Chất lượng cuộc sống được cải thiện, người bệnh vẫn có thể tiếp tục làm
việc gần như người bình thường.
Tăng cơ hội thành công của ghép thận sau này.
Do đó, đối với những bệnh nhân bị thiếu máu do suy thận mạn giai đoạn sớm,
erythropoietin người tái tổ hợp gene (EPREX®) kết hợp với
chế độ ăn thích hợp cùng các biện pháp điều trị hỗ trợ khác được xem là biện
pháp điều trị tốt nhất nhằm trả bệnh nhân về với cuộc sống bình thường.