Xông và tắm thuốc chữa đau mỏi xương khớp 

Vị thuốc quế chi.

Sau khi đã xông hơi và thay quần áo sạch, nên ăn một bát cháo hành hoặc uống nước ấm và nghỉ ngơi. Phòng nghỉ phải thoáng về mùa hè và ấm về mùa đông...

Dược liệu thường dùng để xông và tắm hơi thuốc: hoắc hương, tía tô, cây hy thiêm, lá ngải cứu, đơn tướng quân mỗi thứ 30-40 g. Lá lốt, cây xấu hổ mỗi thứ 40-50 g, lá long não 20-30 g, quế chi 15 g.

Nếu ở phòng tắm hơi, xông hơi, trước khi vào xông cần thay bỏ quần áo, xông xong lau khô người bằng khăn ấm, ẩm; sau đó lau bằng khăn khô, thay quần áo sạch. Ăn 1 bát cháo hành hoặc uống nước ấm (hay thuốc ấm), nghỉ ngơi.

Nếu xông ở gia đình, khi đã nấu dược liệu sôi, có mùi thơm, mang vào nhà tắm dùng vải trùm kín người hoặc đầu, mở vung nồi dược liệu để bay hơi vào người hoặc bộ phận bị bệnh, tiến hành xông hơi thuốc. Thời gian xông 5-15 phút, khi nào mồ hôi ra đều toàn thân thì dừng.

Nên xông hoặc tắm hơi ngày 1 lần. Mỗi liệu trình 2 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồi làm tiếp liệu trình khác.

Tác dụng của các dược liệu hay được dùng để xông hơi chữa đau mỏi:

Lá lốt (tất bát, tiêu lốt): Cả cây chứa tinh dầu; lá lốt tính ôn, vị cay, vào các kinh vị, đại tràng; có tác dụng chữa đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy; đau nhức khớp, nặng mình, viêm tuyến vú (khi mới phát), đau răng. Ngày dùng 2-4 gam dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Đơn tướng quân (đơn tía, đơn lá đỏ, mặt quỷ): Bộ phận dùng là lá tươi phơi hay sấy khô. Đơn tướng quân tính mát, vị đắng nhạt, có tác dụng chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, thấp khớp có sưng nóng đỏ đau, tiêu chảy lâu ngày, kiết lỵ. Ngày dùng 20-40 gam lá tươi hay sao vàng sắc uống.

Trinh nữ (xấu hổ): Bộ phận dùng là cả cây phơi khô, có tác dụng chữa các chứng sưng đau khớp, tê thấp, đau đầu, mất ngủ hoặc ngủ không yên giấc, hay mơ mộng, giật mình, chữa tiểu tiện bí, sẻn. Mỗi ngày 20-30 gam sắc uống.

Quế chi: Bộ phận dùng là vỏ quế phơi khô. Vỏ quế tính đại nhiệt, hơi độc, vị cay ngọt, mùi thơm, có tác dụng cấp cứu bệnh do trúng hàn, chây tay lạnh, đau bụng trúng thực, phong tê bại; chữa phù thũng, kinh bế do hàn, chữa rắn cắn; dùng ngoài bó gãy xương. Ngày dùng 1-4 g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm.

Ngải diệp (ngải nhung, ngải cứu): Bộ phận dùng là lá có ít cành non. Trong ngải cứu có tinh dầu. Ngải cứu tính ấm, vị đắng, mùi thơm, dùng làm thuốc điều kinh, đau bụng do lạnh, hội chứng lỵ, chữa thổ huyết, chảy máu cam, băng huyết, lậu huyết, đau bụng tử cung lạnh không có thai, chữa đau thần kinh, phong thấp... Ngày dùng 4-12 gam dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm.

BS Xuân Thủy, Sức Khỏe & Đời Sống

XOA BÓP TRỊ LIỆU
Bâm huyệt chữa đau họng, viêm phế quản
Bấm huyệt chữa bệnh viêm túi mật
Bấm huyệt chữa viêm xoang mũi, hốc mũi, tắc mũi
Bấm huyệt Túc tam lý - liều 'doping' cho sức khỏe
Cách chữa bong gân
Cách day bấm huyệt phòng và chữa bệnh suy giảm thị lực tác giả
Giá trị dinh dưỡng của huyệt tam âm giao
Lằc bàn chân gây ngủ
Massage vành tai - một phương pháp bảo vệ sức khỏe
Phòng ngừa đau lưng
Phương pháp dưỡng sinh mùa xuân
Thư giãn bằng cách bấm huyệt
Tập luyện trị đau lưng cấp
Tự xoa bóp chống táo bón
Tự xoa bóp chữa đau mình sau khi sinh
Tự xoa bóp phòng chống phì ðại tiền liệt tuyến lành tính
Tự xoa bóp phòng chống táo bón
Tự xoa bóp phòng chống viêm họng mạn tính
Tự xoa bóp để điều trị liệt dương
Tự xóa bóp điều trị viêm mũi mạn tính 
Tự ấn huyệt chữa cơn suyễn
Xoa bóp chữa đau khớp gối và mắc cá chân
Xoa bóp phòng cảm lạnh
Xoa bóp phòng và chữa cận thị
Xoa bóp, bấm huyệt chữa bí đại tiện của trẻ nhỏ
Xoa bóp, ân huyệt chữa thiếu sữa
Xông và tắm thuốc chữa đau mỏi xương khớp
Đi bộ - phương thuốc phòng bệnh tuyệt vời

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y