ĐI BỘ - PHƯƠNG THUỐC PHÒNG BỆNH TUYỆT VỜI

BS. NGUYỄN LÂN GIÁC

Các cuộc điều tra, nghiên cứu, theo dõi một số lớn bệnh nhân cao tuổi tại các nước phát triển cho thấy rằng đi bộ đều đặn không những tốt cho sức khỏe mà còn ngừa được nhiều bệnh và các biến chứng chủa chúng.

ĐI BỘ NGỪA BỆNH Ở NGƯỜI TRẺ VÀ GIẢM BỆNH Ở NGƯỜI GIÀ

Năng đi bộ, năng tập thể dục sẽ tăng khả năng miễn nhiễm của cơ thể, giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật mạnh mẽ hơn. Môn thể thao này còn làm cho:

1. Cơ tim và toàn bộ hệ động mạch co thắt nhịp nhàng đều đặn. Cơ tim và các lớp cơ trong thành mạch máu dày lên và dẻo dai hơn: thành mạch giãn nở dễ dàng và thường xuyên hơn. Người bình thường sẽ ít cao máu và người bị cao máu sẽ thấy số huyết áp xuống từ 0,5 tới 1cm thủy ngân.

2. Phổi thở nhiều, vừa mau vừa sâu hơn, kết quả là máu hấp thụ và đưa nhiều dưỡng khí tới các tế bào. Cơ thể nói chung cảm thấy khỏe khoắn, dễ chịu. Ngay những người bị hen suyễn, bị khí phế thủng cũng nên đi bộ đều, nhanh chậm nhiều ít tùy theo tình trạng bệnh và sức của mỗi người; họ nên tập thở sâu và chậm (theo nhịp đi). Với thời gian, họ sẽ thấy khỏe hơn, đi được nhiều hơn, xa hơn, da dẻ sẽ hồng hào hơn...

3. Nguy cơ bị tai biến (mạch máu) tim và não giảm từ 30 - 40%. Đi bộ sớm bao nhiêu mạch máu dẻo dai bấy nhiêu. Các cuộc nghiên cứu trên đều nhận thấy rõ ràng sự "liên quan nghịch" giữa đi bộ và tai biến tim não. Nghĩa là đi bộ nhiều bao nhiêu sẽ ít bị tai biến bấy nhiêu - ở mọi lứa tuổi và ở phái nam cũng như ở phái nữ.

4. Nguy cơ bị ung thư đại tràng sẽ giảm vì đi bộ giúp tiêu hóa mau, các chất cặn độc không bị ứ đọng lâu trong ruột già. Tỷ lệ bị ung thư vú ở phụ nữ cũng thấy giảm nhiều.

5. Xương đùi và xương cẳng cứng cáp hơn, vì chất vôi ở lại trong xương. Gãy cổ xương đùi ít gặp hơn là ở những người không tập thể dục, không đi bộ. Người ta giải thích rằng ở những người này xương yếu hơn do chất vôi thoát ra ngoài (xương) mau hơn... Muốn cho xương cẳng tay cũng được cứng cáp như xương cẳng chân (vốn hàng ngày phải chịu trọng lực của cơ thể) thì nên tập cử tạ nhẹ - theo sức của mỗi người - trong tư thế nằm ngửa.

6. Các khớp háng và gối bớt viêm và bớt đau. Lúc mới tập sẽ thấy đau nhức đau hơn, nhưng với thời gian do máu huyết lưu thông đều, viêm phù nề sẽ giảm dần, đau nhức cũng giảm theo.

7. Gân cốt chắc hơn, giúp cho người già giữ được thăng bằng tốt, ít bị vấp ngã...

8. Giấc ngủ tới dễ dàng.

9. Tinh thần thanh thản, bệnh trầm cảm, chứng lo âu từ đó cũng đỡ phần nào.

10. Trí tuệ minh mẫn hơn vì não nhận được nhiều dưỡng khí hơn.

11. Các tế bào (cơ bắp) ở bệnh nhân bị bệnh tiểu đường dần dần hấp thụ được nhiều chất đường hơn do được kích thích đều đặn.

12. Hệ thống bài tiết hoạt động mạnh hơn, các chất cặn độc trong máu được tống ra ngoài nhanh hơn... Các chứng "thấp" (đau nhức" ở một số người được theo dõi hầu như biến hẳn!

Có thể kể dài dài những lợi ích của biện pháp đi bộ, những lợi ích mà đời sống "văn minh", cơ khí hóa tối đa, đã làm chúng ta quên, "lười", không nghĩ tới, dùng đến!...

MỐI NGUY CỦA ÍT HOẠT ĐỘNG VÀ ẮN NHIỀU

Đa số trong chúng ta không biết tận dụng hết khả năng của chính mình, do không biết và cũng do lười biếng nữa. Cơ thể của chúng ta luôn luôn "bảo tồn năng lượng" tối đa... Ví dụ như phổi không hít thở hết khả năng, tim chỉ bơm máu vừa đủ cho các cơ quan bộ phận "chạy ở số không"... Kết quả là ruột, gan, thận đều "vừa làm vừa nghỉ". Dần dần các mạch máu thư giãn kém đi và "tự nhiên" ta sinh tật uể oải, lười biếng. Đồng thời ta lại có chiều hướng ăn nhiều hơn, có thể tích lũy năng lượng để... không làm gì! Một lớp mỡ từ từ hình thành quanh tim và các nội tạng, trong màng ruột, dưới da, v.v... mỗi ngày mỗi dày hơn. Tim phải làm việc nhiều hơn chỉ để nuôi lượng mỡ dư này! Làm việc một chút là thấy mệt... Các khớp sống, háng, gối, phải chịu cái trọng lượng mỡ thặng dư vô ích này dễ bị mòn, sưng, đau khi về già. Rồi thay vì cảnh tỉnh lại, thay vì dùng tới khả năng tự điều hòa của mình thì chúng ta lại đi sâu hơn vào lầm lẫn. Ví dụ như bị dư máu (cao huyết áp), dư mỡ (cholesterol, triglyrerides), dư đường máu (tiểu đường), v.v... thì chúng ta nghĩ tới dùng thuốc và kiêng khem chứ không mấy khi chịu bỏ thói ăn mặn, ăn béo, ăn nhiều. Càng không bao giờ nghĩ tới đi bộ như một phương tiện ngừa và trị bệnh!

NÊN ĐI BỘ TỪ BAO GIỜ, VÀ ĐI NHƯ THẾ NÀO?

Hiểu theo nghĩa "chơi thể thao" thì nên bắt đầu môn đi bộ này càng sớm càng tốt. Bắt đầu từ bất cứ tuổi nào cũng tốt, từ mười sáu tới tám, chín mươi cũng vẫn được! Đừng bao giờ nghĩ rằng mình đã quá tuổi dđể chơi thể thao. Nhiều cụ lầm nghĩ rằng gân cốt "yếu" rồi đi bộ có phần nguy hiểm. Thật ra nếu các cụ chịu đi bộ - nếu cần thì sắm một cái chân thứ ba (cái gậy) - thì từ từ sẽ có sức trở lại, gân cốt từ từ sẽ cứng cáp hơn và các phản xạ sẽ nhanh hơn. Cái mệt lúc mới đi bộ của các cụ chính là vì thiếu hoạt động! Khi ta đi bộ đều đặn thì các bắp thịt nở nang ra.

Khi đã định đi bộ như một môn thể thao thì phải theo một số nguyên tắc. Thứ nhất, nên đi tự nhiên, đừng quan tâm tới dáng hay tật của mình (chân đi hai hàng, chân đi chữ bát...). Mới đầu nên đi châ5m và gần, dần dần đi nhanh hơn và xa hơn... Kiếm được bạn cùng đi càng tốt. Nhịp thở rất quan trọng: vừa đi vừa nói chuyện được mà không mệt mới là đúng. Nếu vừa đi vừa nói mà thấy mệt thì là đi mau quá (đối với tuổi hay với tình trạng sức khỏe của mình). Hãy đi chậm lại. Mấy ngày đầu có mỏi lưng, mỏi bắp (thịt) là thường. Khớp chân đau một chút không sao, có thể dùng gậy lúc đầu; cố chịu đau một thời gian, mức độ sau sẽ giảm dần, thậm ch1i có thể hết hẳn. Nếu thấy đau ở hàm, ở ngực thì phải đi chậm lại; nếu đi chậm lại mà vẫn còn đau thì phải đi khám ở bác sĩ tim mạch. Nếu đi bộ về thấy mệt nhoài, đêm khú ngủ, là đã đi quá sức của mình, hôm sau nên đi chậm hơn và gần hơn...

KẾT LUẬN

Hãy đi bộ để giữ sức khỏe và đề ngừa bệnh. Hãy khởi động cái động cơ của chúng ta mỗi ngày để nó "nổ" thực êm, ít phải "bảo trì"... để sống thọ và khỏe mạnh.

XOA BÓP TRỊ LIỆU
Bâm huyệt chữa đau họng, viêm phế quản
Bấm huyệt chữa bệnh viêm túi mật
Bấm huyệt chữa viêm xoang mũi, hốc mũi, tắc mũi
Bấm huyệt Túc tam lý - liều 'doping' cho sức khỏe
Cách chữa bong gân
Cách day bấm huyệt phòng và chữa bệnh suy giảm thị lực tác giả
Giá trị dinh dưỡng của huyệt tam âm giao
Lằc bàn chân gây ngủ
Massage vành tai - một phương pháp bảo vệ sức khỏe
Phòng ngừa đau lưng
Phương pháp dưỡng sinh mùa xuân
Thư giãn bằng cách bấm huyệt
Tập luyện trị đau lưng cấp
Tự xoa bóp chống táo bón
Tự xoa bóp chữa đau mình sau khi sinh
Tự xoa bóp phòng chống phì ðại tiền liệt tuyến lành tính
Tự xoa bóp phòng chống táo bón
Tự xoa bóp phòng chống viêm họng mạn tính
Tự xoa bóp để điều trị liệt dương
Tự xóa bóp điều trị viêm mũi mạn tính 
Tự ấn huyệt chữa cơn suyễn
Xoa bóp chữa đau khớp gối và mắc cá chân
Xoa bóp phòng cảm lạnh
Xoa bóp phòng và chữa cận thị
Xoa bóp, bấm huyệt chữa bí đại tiện của trẻ nhỏ
Xoa bóp, ân huyệt chữa thiếu sữa
Xông và tắm thuốc chữa đau mỏi xương khớp
Đi bộ - phương thuốc phòng bệnh tuyệt vời

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y