PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH MÙA XUÂN

Thạc sĩ HOÀNG KHÁNH TOÀN

Từ xa xưa, con người đã nhận thấy mọi sự vật quanh mình có nhiều biến đổi mang tính chu kỳ: mặt trời mọc buổi sáng và lặn buổi tối, ngày rằm trăng tròn rồi lại khuyết, cây cối ra hoa kết quả có thời vụ, phụ nữ hàng tháng thấy kinh và mọi người đi ngủ ban đêm để rồi ban ngày lại thức dậy và hoạt động... Tất cả những biến đổi đó đã được con người ghi nhận và tìm cách vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Thật kỳ lạ cách đây hàng nghìn năm, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, nền y học phương Đông đã đề cập khá sâu sắc đến những vấn đề của thời sinh lý học, thời bệnh học, thời châm cứu học, thời điều trị học và đặc biệt đã xây dựng nên phương pháp dưỡng sinh thuận theo những qui luật của thời sinh - khí tượng học.

Sách Nội kinh đã viết "Âm dương bốn mùa là căn bản của vạn vật, là nguồn gốc của sinh, trưởng, lão, tử, trái với qui luật này thì tai hại sẽ đến; thuận theo qui luật này thì bệnh tật không phát sinh, như thế gọi là đắc đạo, là biết pháp dưỡng sinh". Hải Thượng Lãn Ông trong thiên "dưỡng sinh" sách Nội kinh yếu chỉ cũng viết "Người đời thượng cổ đều biết phép dưỡng sinh, thể theo qui luật âm dương, điều hòa theo thuật số, ăn uống có tiết chế, làm việc nghỉ ngơi có giờ giấc điều độ, không phí sức bừa bãi, cho nên tinh thần và thể chất luôn luôn khang kiện mà tận hưởng hết tuổi thọ, ngoài trăm tuổi mới chết".

Theo phép dưỡng sinh của y học cổ truyền (YHCT), ba tháng mùa xuân bắt đầu từ tiết lập xuân (vào khoảng ngày 4 tháng 2 dương lịch) là mùa vạn vật bắt đầu nảy nở, khí trời ấm áp, khí đất phát sinh. Trong khung cảnh đất trời dâng đầy sức sống, vạn vật tràn lan tốt tươi, con người nên ngủ muộn một chút, dậy sớm một chút rồi đi bách bộ ngoài sân, xõa tóc, nới đai, mặc đồ thoáng rộng, để cho ý tưởng trở nên khoáng đạt tựa như vạn vật mới sinh, chỉ nên sinh mà không phạt, cho mà không lấy lại. Nếu làm trái với lẽ trên thì sẽ hại tới can khí, đến mùa hạ sẽ sinh ra các bệnh hàn, năng lực thích nghi của cơ thể bị giảm sút.

Sách Dưỡng sinh luận khuyên rằng: ba tháng mùa xuân, mỗi sáng sớm chải đầu một hai trăm lần, đến đêm đi ngủ dùng nước nóng hòa một chút muối, rửa từ đầu gối xuống bàn chân để giải khí độc rồi hãy đi nằm.

* Phương pháp tu dưỡng tháng giêng

Tháng giêng còn gọi là phát dương, vạn vật hồi sinh. Sinh nhưng không sát, cho nhưng không lấy lại. Cần phải giữ gìn không được làm thoát khí, nằm đầu quay về hướng Bắc. Tôn Chân Nhân trong sách lý luận dưỡng sinh nói: tháng giêng dễ bị bệnh thận, khí của phổi yếu ớt, cần giảm ăn mặn và ăn chua, tăng ăn vị cay để bổ thận và phổi, không được để lạnh không nên mặc ấm. Sáng nên dậy sớm để thư giãn thân thể và tinh thần.

* Phương pháp tu dưỡng tháng hai

Tháng hai ngày dài đêm ngắn. Khi tâm trí ổn định thì không được để người quá lạnh hoặc quá nóng để dưỡng thần khí, nằm đầu quay về hướng Đông. Lúc này gan đang khỏe nên ăn cay nhiều, bớt ăn chua để trợ thận bổ gan, cần khử đờm, làm thoát bớt mồ hôi để xua tan khí độc mùa đông.

* Phương pháp tu dưỡng tháng ba

Tháng ba vạn vật đâm chồi nẩy lộc, nắng nóng, cần đi ngủ sớm và dậy sớm để dưỡng khí, nằm đầu quay về hướng Đông Bắc. Tôn Chân Nhân nói: Lúc này tim hoạt động mạnh, khí mộc dồi dào, cần ăn giảm vị ngọt tăng vị cay để bồi bổ tinh khí. Cần tránh khí hướng Tây, thư giãn cơ thể, hòa thuận với khí trời.

Trong cả ba tháng, vào những ngày đẹp trời nên ra khỏi nhà đi dạo hai ba dặm tùy theo sức mình, khi có bạn bè hàng xóm đến thăm nên cầm tay họ đi dạo trăm bước hoặc ngồi trò chuyện vui vẻ nhưng không để quá đà (Thiêm Kim dực phương).

Về ăn uống trong mùa xuân, sách Ẫm thiện chính yếu viết: mùa xuân vạn vật phục hồi, khí dương trong cơ thể con người cũng tăng lên bởi vậy nên dưỡng dương. Trong thức ăn nên chọn đồ có tác dụng trợ dương và cũng nên chuyển các món giàu đạm béo của mùa Đông thành các món ăn thanh đạm, nên giảm vị chua, tăng vị ngọt để dưỡng tỳ khí, uống rượu vừa phải, ít ăn bánh nếp thì hơn.

Ngày nay, y học hiện đại (YHHĐ) đã chứng minh cơ thể con người như một chiếc đồng hồ sinh học với đặc tính hoạt động có nhịp, một phẩm chất căn bản không thể thiếu được của nó. Các nhà khoa học cũng nhận thấy hoạt động theo nhịp từng mùa trong năm là đặc tính chung của tất cả các chức năng trong cơ thể sống. Người ta thấy rằng khả năng hưng phấn tinh thần và cơ bắp của con người vào mùa xuân cao hơn mùa Đông rất nhiều, đặc biệt là độ nhạy cảm ánh sáng của mắt. Thêm nữa, huyết áp trung bình có xu hướng chung là tăng về mùa xuân và mùa hè, hạ vào mùa thu và mùa đông. Như vậy, nhịp hoạt động theo mùa của cơ thể con người thể hiện rất rõ qui luật chủ yếu có ý nghĩa thích nghi. Mùa xuân, mùa hạ điều kiện bên ngoài thuận lợi cơ thể con người tăng hoạt tính để sinh sôi phát triển; mùa thu, mùa đông điều kiện không thuận lợi thì các cơ chế bảo vệ đi vào hoạt động để thu liễm, tàng trữ chuẩn bị cho sự phát triển vào mùa xuân năm sau. Điều này thật phù hợp với cái lẽ "xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tăng" của triết lý phương Đông.

Rõ ràng, phép dưỡng sinh bốn mùa nói chung và phép dưỡng sinh mùa xuân nói riêng đã hàm chứa trong đó một nội dung rất phong phú và độc đáo. Dường như đó còn là một "nghệ thuật sống" hoặc cao hơn nữa là "đạo sống". Thêm một lần nữa chúng ta tự hỏi: phải chăng trong nghệ thuật giữ gìn và bảo vệ sức khỏe, YHCT đã thấy rõ tầm quan trọng của yếu tố thời gian, điều mà YHHĐ mới đang vươn tới?

XOA BÓP TRỊ LIỆU
Bâm huyệt chữa đau họng, viêm phế quản
Bấm huyệt chữa bệnh viêm túi mật
Bấm huyệt chữa viêm xoang mũi, hốc mũi, tắc mũi
Bấm huyệt Túc tam lý - liều 'doping' cho sức khỏe
Cách chữa bong gân
Cách day bấm huyệt phòng và chữa bệnh suy giảm thị lực tác giả
Giá trị dinh dưỡng của huyệt tam âm giao
Lằc bàn chân gây ngủ
Massage vành tai - một phương pháp bảo vệ sức khỏe
Phòng ngừa đau lưng
Phương pháp dưỡng sinh mùa xuân
Thư giãn bằng cách bấm huyệt
Tập luyện trị đau lưng cấp
Tự xoa bóp chống táo bón
Tự xoa bóp chữa đau mình sau khi sinh
Tự xoa bóp phòng chống phì ðại tiền liệt tuyến lành tính
Tự xoa bóp phòng chống táo bón
Tự xoa bóp phòng chống viêm họng mạn tính
Tự xoa bóp để điều trị liệt dương
Tự xóa bóp điều trị viêm mũi mạn tính 
Tự ấn huyệt chữa cơn suyễn
Xoa bóp chữa đau khớp gối và mắc cá chân
Xoa bóp phòng cảm lạnh
Xoa bóp phòng và chữa cận thị
Xoa bóp, bấm huyệt chữa bí đại tiện của trẻ nhỏ
Xoa bóp, ân huyệt chữa thiếu sữa
Xông và tắm thuốc chữa đau mỏi xương khớp
Đi bộ - phương thuốc phòng bệnh tuyệt vời

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y