Xoa bóp phòng cảm lạnh

Cơ thể được bảo vệ khỏi tà khí bên ngoài nhờ da, lông và vệ khí. Nếu ta yếu mệt, chức năng của hệ thống nói trên sẽ suy giảm, tạo điều kiện cho tà khí xâm nhập. Điều này ảnh hưởng xấu đến các kinh lạc và dẫn đến cảm lạnh, nhất là khi trời đột ngột trở lạnh hoặc mưa.

Theo học thuyết Kinh lạc, việc châm cứu, xoa bóp một số huyệt nhất định trên cơ thể sẽ thúc đẩy sự lưu thông khí huyết, từ đó làm tăng sức đề kháng với bệnh tật. Để phòng ngừa bệnh cảm lạnh, bạn có thể thực hiện 4 động tác sau:

Hình 1: Huyệt nghinh hương.
Hình 2: Huyệt hợp cốc.
Hình 3: Xoa vùng mặt và tai.

Động tác 1: Đan các ngón của hai bàn tay vào nhau, hai ngón tay cái tự do, xát phần gan 2 ngón tay cái với nhau cho tới khi nóng lên. Vẫn giữ nguyên tư thế của bàn tay, dùng hai ngón cái xát từ trước trán, phần gốc mũi sang hai bên thành và cánh mũi, tới huyệt nghinh hương (điểm gặp nhau của đường ngang qua chân cánh mũi và rãnh mũi má - hình 1). Xát khoảng 15-20 lần cho đến khi vùng đó nóng lên. Lực xát vừa phải, đừng mạnh quá để không gây tổn thương da.

Động tác này có tác dụng tăng lưu thông khí huyết vùng mũi, làm ấm không khí đi qua mũi, ngăn ngừa khí lạnh xâm nhập gây bệnh.

Động tác 2: Day huyệt hợp cốc bên trái khoảng 15 lần bằng đầu ngón tay cái của tay phải, sau đó đổi tay để day huyệt hợp cốc bên kia. Day vừa phải, có cảm giác tê tức là được.

Cần xác định thật đúng vị trí huyệt hợp cốc: Xòe rộng ngón cái và ngón trỏ, đặt nếp gấp đốt 1-2 của ngón cái bên kia vào mép da căng giữa hai ngón, áp đầu ngón cái đó xuống khoảng giữa hai xương đốt bàn tay. Đầu ngón cái ở đâu, chỗ đó là huyệt hợp cốc, ấn vào có cảm giác tê tức là đúng (hình 2).

Việc day hợp cốc có tác dụng đuổi tà khí gây bệnh ở phần biểu, phần nông của cơ thể ra ngoài.

Động tác 3: Xát hai lòng bàn tay vào nhau cho nóng lên, áp vào mặt từ trước trán, xát xuống dọc theo hai bên mũi tới hàm dưới; sau đó xát vòng sang hai bên mặt, má (lòng bàn tay phải áp sát da mặt). Khi tới vành tai, dùng ngón cái và ngón trỏ để xát, kéo nhẹ hai vành tai ra ngoài cho tới khi nóng đỏ lên. Làm từ 15 đến 20 lần (hình 3).

Động tác xát mặt giúp tăng cường tuần hoàn tại chỗ. Theo Đông y, tai là nơi hội tụ của các đường kinh nên việc xát và kéo vành tai cũng có tác dụng bảo vệ sức khỏe.

Động tác 4: Day huyệt nghinh hương hai bên với lực day vừa phải để tăng luồng không khí qua mũi. Động tác này giúp phòng và chữa tình trạng ngạt, tắc mũi do lạnh rất hiệu quả.

Lưu ý: Để việc xoa bóp có hiệu quả cao, cần thực hiện đều đặn hằng ngày. Trước khi xoa, phải rửa tay sạch sẽ, cắt gọn móng để tránh gây tổn thương, nhiễm trùng da.

ThS Phạm Đức Dương, Sức Khỏe & Đời Sống

XOA BÓP TRỊ LIỆU
Bâm huyệt chữa đau họng, viêm phế quản
Bấm huyệt chữa bệnh viêm túi mật
Bấm huyệt chữa viêm xoang mũi, hốc mũi, tắc mũi
Bấm huyệt Túc tam lý - liều 'doping' cho sức khỏe
Cách chữa bong gân
Cách day bấm huyệt phòng và chữa bệnh suy giảm thị lực tác giả
Giá trị dinh dưỡng của huyệt tam âm giao
Lằc bàn chân gây ngủ
Massage vành tai - một phương pháp bảo vệ sức khỏe
Phòng ngừa đau lưng
Phương pháp dưỡng sinh mùa xuân
Thư giãn bằng cách bấm huyệt
Tập luyện trị đau lưng cấp
Tự xoa bóp chống táo bón
Tự xoa bóp chữa đau mình sau khi sinh
Tự xoa bóp phòng chống phì ðại tiền liệt tuyến lành tính
Tự xoa bóp phòng chống táo bón
Tự xoa bóp phòng chống viêm họng mạn tính
Tự xoa bóp để điều trị liệt dương
Tự xóa bóp điều trị viêm mũi mạn tính 
Tự ấn huyệt chữa cơn suyễn
Xoa bóp chữa đau khớp gối và mắc cá chân
Xoa bóp phòng cảm lạnh
Xoa bóp phòng và chữa cận thị
Xoa bóp, bấm huyệt chữa bí đại tiện của trẻ nhỏ
Xoa bóp, ân huyệt chữa thiếu sữa
Xông và tắm thuốc chữa đau mỏi xương khớp
Đi bộ - phương thuốc phòng bệnh tuyệt vời

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y