Y học cổ truyền

LUYỆN TẬP ĐỂ PHÒNG VÀ CHỮA ĐAU LƯNG CÂP

BS. VŨ HỮU NGÕ

BS. NGUYỄN CHÂU QUỲNH

(Viện Y học cổ truyền Việt Nam)

(Tiếp theo và hết)

Tư thế đứng là tư thế lao động tích cực nhất, vì vậy cần tập luyện một số động tác tối thiểu để chuẩn bị trước khi bắt tay vào những công việc nặng nhọc.

Động tác 8. Dang rộng hai chân, nghiêng mình

            Chuẩn bị. Rút vai - tay lên cao, hít vào tối đa; giữ hơi và luân phiên nghiêng mình qua bên trái, tay trái vuốt chân từ trên xuống tận mắt cá ngoài, tay phải vuốt hông từ đùi đến nách; tay phải vuốt ngược lại; làm dao động từ 4 - 6 cái, sau đó đứng thẳng; thở ra triệt để, có kết hợp ép bụng. Làm như vậy từ 2 - 6 hơi thở (Hình 41 a, b).

            Chú ý. Nếu nghiêng mình trong mặt phaẳng theo trục trái - phải, tay xuống tới gối là cùng; muốn tay xuống tới mắt cá thì phải hơi nghiêng ra phía trước. Vậy nên làm từ 2 - 4 hơi thở trong bình diện thật ngang và từ 2 - 4 hơi thở trongbình diện hơi nghiêng về phía trước. Trong thời gian giữ hơi, có dao động 4 - 6 cái.

            Tác dụng. Ngoài tác dụng trên cột sống, còn có tác dụng làm vận chuyển mạnh khí huyết trong gan, lá lách và tụy tạng, phổi; phòng và chữa bệnh gan lách, thiểu năng phổi.

Động tác 9A. Xuống tấn lắc thân

            Chuẩn bị. Xuống tấn hai bàn chẩn để song song với nhau, hoặc xiên một tí và cách xa nhau bằng khoảng cách lớn hơn vai, gố irùn xuống nhiều hay ít tùy sức của mình (yếu thì rùn ít, mạnh thì rùn nhiều), hai tay chéo nhau và lật bàn tay ra ngoài, đưa tay lên trời, đầu ngửa ra sau và mắt nhìn theo tay.

            Động tác. Hít vào tối đa; giữ hơi và dao động, tay lắc qua bên trái thì mông lắc qua bên phải để giữ thăng baằng, chân trái ngay thẳng, chân phải co; lắc qua lại như thế 4 - 6 cái; để tay xuống thở ra triệt để. Làm động tác trên từ 3 - 5 hơi thở (Hình 42, 43).

            Tác dụng. Động tác này là động tác dao động điển hình của toàn thân từ chân đến đầu, và tận đến ngón tay, chân. Giúp cho toàn thân dẻo dai, linh hoạt, khi huyết lưu thông.

Động tác 9B. Xuống tấn quay mình

            Cũng xuống tấn và chéo tay như trên, quay bên trái, hít vào tối đa và đưa tay lên, bật ngửa đầu, mắ tuy nhiềnn theo tay; gĩ7 hơi, dao động bằng cách quay mình sang bên kia rồi quay sang bên này, từ 4 - 6 cái, thở ra triệt để và hạ tay xuống. Làm như vậy 2 - 6 hơi thở (Hình 44).

Động tác 10. Quay mông

            Chuẩn bị. Hai chân thẳng, cách nhau một khoảng bằng vai, hai tay chống hông.

            Động tác. Quay mông ra sau, sang trái, ra trước, sang phải, rồi ra sau, như thế 5 - 10 vòng; rồi đổi sang hướng ngược lại cũng 5 - 10 vòng. Thở tự nhiên.

            Tác dụng. Chống xơ cứng cho khám khớp háng, khớp hông, khớp mu (Hình 45, 46).

XOA BÓP TRỊ LIỆU
Bâm huyệt chữa đau họng, viêm phế quản
Bấm huyệt chữa bệnh viêm túi mật
Bấm huyệt chữa viêm xoang mũi, hốc mũi, tắc mũi
Bấm huyệt Túc tam lý - liều 'doping' cho sức khỏe
Cách chữa bong gân
Cách day bấm huyệt phòng và chữa bệnh suy giảm thị lực tác giả
Giá trị dinh dưỡng của huyệt tam âm giao
Lằc bàn chân gây ngủ
Massage vành tai - một phương pháp bảo vệ sức khỏe
Phòng ngừa đau lưng
Phương pháp dưỡng sinh mùa xuân
Thư giãn bằng cách bấm huyệt
Tập luyện trị đau lưng cấp
Tự xoa bóp chống táo bón
Tự xoa bóp chữa đau mình sau khi sinh
Tự xoa bóp phòng chống phì ðại tiền liệt tuyến lành tính
Tự xoa bóp phòng chống táo bón
Tự xoa bóp phòng chống viêm họng mạn tính
Tự xoa bóp để điều trị liệt dương
Tự xóa bóp điều trị viêm mũi mạn tính 
Tự ấn huyệt chữa cơn suyễn
Xoa bóp chữa đau khớp gối và mắc cá chân
Xoa bóp phòng cảm lạnh
Xoa bóp phòng và chữa cận thị
Xoa bóp, bấm huyệt chữa bí đại tiện của trẻ nhỏ
Xoa bóp, ân huyệt chữa thiếu sữa
Xông và tắm thuốc chữa đau mỏi xương khớp
Đi bộ - phương thuốc phòng bệnh tuyệt vời

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y