Bệnh nhân đái tháo đường tập thể thao: Lợi ích và nguy cơ

Với một số bệnh nhân đái tháo đường, thể dục thường xuyên được xem như một phương pháp điều trị ưu tiên theo kế hoạch chi tiết không khác các toa thuốc. Để đạt hiệu quả và an toàn (nhất là cho hệ tim mạch), người bệnh cần được hướng dẫn cụ thể để hạn chế tác hại của những vận động quá mức.

Chạy thể dục không phải lúc nào cũng tốt cho người bị đái tháo đường.

Lợi ích

- Làm giảm nồng độ đường máu cả trong và sau khi tập, không chỉ giúp kiểm soát đường máu hàng ngày mà nếu tập đều đặn còn có thể giúp cải thiện việc kiểm soát đường máu tốt hơn trong thời gian dài.

- Làm tăng nhạy cảm với insulin máu và tăng tác dụng của insulin, do đó nhu cầu insulin sẽ giảm đi. Ðây là tác dụng cực kỳ quan trọng với các bệnh nhân đái tháo đường typ 2 vì sự giảm nhạy cảm với insulin là nguyên nhân chính trong cơ chế bệnh sinh gây tăng đường máu ở những bệnh nhân này.

- Làm giảm nguy cơ bị các biến chứng tim mạch thông qua những ảnh hưởng có lợi lên mỡ máu và huyết áp ở các bệnh nhân đái tháo đường. Theo một số nghiên cứu, tập thể dục có thể làm giảm đáng kể các loại mỡ máu có hại, tham gia gây xơ vữa động mạch như Triglyceride, LDL-Cholesterol, và làm tăng loại mỡ máu có lợi, hạn chế gây xơ vữa động mạch như HDL-Cholesterol.

Tuy nhiên để đạt được hiệu quả này, người bệnh cần tập luyện khá tích cực như chạy ít nhất 14,5-19km/tuần và tăng dần lên đến khoảng 64km/tuần. Tập luyện với cường độ nhẹ hơn sẽ ít hoặc không có tác dụng làm thay đổi các loại mỡ máu.

- Tập thể dục đều đặn có thể làm giảm trung bình 5-10mmHg cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Tác dụng này rõ hơn ở các bệnh nhân có tăng huyết áp mức độ nhẹ hoặc vừa.

- Làm giảm trọng lượng cơ thể, loại bỏ bớt lượng mỡ thừa ở các bệnh nhân đái tháo đường typ 2 thừa cân hoặc béo phì. Tập thể dục sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu phối hợp cùng với chế độ ăn giảm vừa phải calo nhưng sẽ không có tác dụng nếu như bệnh nhân đang áp dụng chế độ ăn kiêng rất ít calo (600-800kcal/ngày).

- Tập luyện thể dục thường xuyên giúp cải thiện các chức năng tim mạch của người bệnh như làm giảm nhịp tim lúc nghỉ (tim phải hoạt động ít hơn), làm tăng khả năng co bóp tống máu của tim..., tăng cường sức khỏe nói chung, tăng khả năng lao động chân tay cũng như sự phối hợp động tác của người bệnh.

Ngoài ra, tập thể dục đều đặn còn mang lại cho người bệnh cảm giác thoải mái và một cuộc sống có chất lượng cao.

Nguy cơ

- Thường gặp và nguy hiểm nhất là hạ đường máu xuống quá thấp, xảy ra ở các bệnh nhân được điều trị insulin hoặc thuốc uống hạ đường máu loại sulfamide. Cũng thường có các biểu hiện đói, run tay chân, vã mồ hôi hoặc hôn mê... giống như hạ đường máu do điều trị insulin hoặc thuốc sulfamide quá liều.

Các biểu hiện này có thể xuất hiện ngay khi người bệnh đang tập hoặc muộn hơn, sau khi đã kết thúc bài tập. Thậm chí ở một số bệnh nhân đái tháo đường typ 1, cơn hạ đường máu muộn cũng có thể xảy ra sau khi đã tập xong 6-15 giờ, thậm chí kéo dài tới 24 giờ nếu bệnh nhân tập nặng và tập lâu.

Ngược lại, một số bệnh nhân khi tập nặng lại có thể bị tăng đường máu, kéo dài trong vòng một vài giờ sau khi tập xong. Các bệnh nhân đái tháo đường typ 1 có tăng đường máu kiểu này dễ bị rơi vào tình trạng nhiễm toan ceton.

- Tập thể dục, nhất là khi tập nặng có thể làm tăng nguy cơ bị các biến chứng tim mạch như gây cơn đau thắt ngực (do thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim), thậm chí gây nhồi máu cơ tim cho người bệnh đái tháo đường.

Một số bệnh nhân bị loạn nhịp tim, trong đó có những loại loạn nhịp tim nguy hiểm cùng với nhồi máu cơ tim nặng là thủ phạm gây đột tử ở không ít bệnh nhân đái tháo đường.

- Tập thể dục cũng có thể làm nặng thêm các biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường như:

    . Gây xuất huyết đáy mắt hoặc làm bong võng mạc ở những người đã có biến chứng đáy mắt giai đoạn 3 (có tăng sinh mạch máu). Hậu quả là gây mù hoàn toàn.

    . Làm tăng mất thêm chất đạm qua nước tiểu và làm nặng thêm bệnh lý thận do đái tháo đường.

    . Với những người béo hoặc lớn tuổi có thoái hóa khớp (như khớp gối), tăng cường vận động thể lực có thể làm tổn thương khớp trầm trọng hơn. Ngoài ra các nguy cơ gây tổn thương mô mềm hoặc tổn thương bàn chân cũng tăng lên, nhất là khi bệnh nhân đi giày dép chật, đi chân đất hoặc đã có biến chứng thần kinh gây giảm hoặc mất cảm giác ở bàn chân.

    . Các bệnh nhân đã có biến chứng thần kinh tự động không nên tăng mức vận động vì tim và hệ tuần hoàn không tăng hoạt động tương ứng hoặc do bị tụt huyết áp tư thế, nhất là khi bệnh nhân bị ra nhiều mồ hôi, mất nước trong quá trình tập luyện.

Thận trọng trước khi tập

- Trước khi bắt đầu thực hiện chế độ tập luyện cần được thăm khám cẩn thận để phát hiện các biến chứng, nhất là các biến chứng mạn tính của đái tháo đường. Chú ý khám tim mạch để phát hiện các bệnh nhân có thiếu máu cơ tim, đánh giá nguy cơ tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp tư thế trong khi tập luyện. Ngoài ra cần thăm khám, soi đáy mắt, khám thần kinh, làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng thận, phát hiện đạm trong nước tiểu...

- Chọn lựa phương pháp tập luyện thích hợp: Nếu không có chống chỉ định gì thì người bệnh có thể tập bất cứ môn thể dục thể thao nào mà họ thích. Thông thường, có thể tập bài thể dục nhịp điệu cường độ trung bình ít nhất 30 phút. Có một số môn không thích hợp với các bệnh nhân đái tháo đường như cử tạ vì có nguy cơ cao gây biến chứng mạch máu. Các môn có thể gây chấn thương bàn chân như chạy hoặc đi bộ nên hạn chế cho những người đã có biến chứng thần kinh ngoại biên ở chân...

- Ðể có hứng thú tập luyện đều đặn, các bệnh nhân nên chọn môn thể thao mà mình ưa thích, hoặc các môn thể thao theo nhóm có sự tham gia của cả những người thân trong gia đình, bạn bè. Ðiều quan trọng nhất là nên bắt đầu từ từ, sau đó mới tăng dần khối lượng vận động và không nên theo đuổi những mục tiêu quá cao và phi thực tế.

- Phương thức tập luyện: Chia làm 3 giai đoạn. Khởi động: Dành 5-10 phút cho phần khởi động bằng bài thể dục nhịp điệu nhẹ để phòng chấn thương cơ. Giai đoạn tập nặng hơn nên kéo dài khoảng 20-45 phút. Giai đoạn giảm dần khối lượng vận động nên kéo dài 5-10 phút bằng cách đi bộ, co duỗi chân tay hoặc các động tác thể dục chậm khác trước khi kết thúc bài tập.

Cường độ tập: Về nguyên tắc, nên hạn chế cường độ tập sao cho không để huyết áp tâm thu vượt quá 180mmHg, và cường độ thích hợp ở mức 50-70% cường độ có khả năng đạt được bài tập thể dục nhịp điệu tối đa.

Trong thực tế, có thể xác định mức cường độ thích hợp này dựa vào sự thay đổi nhịp tim. Ðầu tiên phải đo nhịp tim lúc nghỉ (đo lúc sáng sớm khi chưa hoạt động) và đo nhịp tim đạt tối đa khi tập luyện (phải có sự giám sát của bác sĩ), sau đó tính cường độ cho phép trong giai đoạn tập nặng theo công thức, chẳng hạn như mức 50% = 0,5 x (nhịp tim tối đa - nhịp tim lúc nghỉ) + nhịp tim lúc nghỉ. Ví dụ một bệnh nhân đái tháo đường có nhịp tim lúc nghỉ là 80, nhịp tim tối đa lúc tập là 140 thì chỉ nên tập cho đến khi nhịp tim lên đến = 0,5 (đến 0,7) x (140 - 80) + 80 = 110 - 122 lần/phút.

Nếu không thể xác định được nhịp tim tối đa, có thể đề nghị bác sĩ tính cho một con số lý thuyết dựa vào tuổi của bạn, tất nhiên con số này sẽ kém chính xác hơn so với cách tính theo công thức trên.

Tần suất tập: Ðể có thể đạt được những lợi ích về tim mạch hoặc kiểm soát đường máu tốt hơn, bệnh nhân cần tập ít nhất 3 ngày/tuần hoặc tập cách nhật. Còn để đạt được mục đích giảm cân, cần tập ít nhất 5 ngày/tuần.

Lưu ý: Kiểm tra bàn chân hàng ngày và sau mỗi lần tập xem có bị các nốt phồng da, vết rách hoặc nhiễm trùng ở bàn chân không. Không nên tập trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh và khi đường máu rất cao.

Tránh hạ/tăng đường máu hơn khi tập luyện

- Ăn một bữa khoảng 1-3 tiếng trước khi tập hoặc tập sau bữa ăn 1-3 tiếng.

- Nếu tập nặng hoặc kéo dài thì sau mỗi 30 phút cần ăn thêm một bữa nhẹ carbohydrate.

- Tiêm insulin ít nhất 1 tiếng trước khi bắt đầu tập. Nếu phải tiêm trước khi tập chưa đến 1 tiếng thì nên tiêm vào các vùng ít vận động (như bụng), không nên tiêm ở đùi.

- Thay đổi chế độ điều trị insulin hàng ngày, thường là phải giảm liều mũi tiêm insulin trước khi tập.

- Ðo đường máu nhiều lần, tốt nhất là cả trước, trong và sau khi tập.

Trường hợp với đường máu trước khi tập:

    . Nếu < 100mg/dl (< 5,5mmol/l): Cần ăn một bữa nhẹ trước khi tập.

    . Nếu = 100-250mg/dl (5,5-14mmol/l): Có thể tập bình thường.

    . Nếu > 250mg/dl (> 14mmol/l): Cần kiểm tra ceton trong nước tiểu. Nếu ceton niệu âm tính thì có thể tập bình thường. Nhưng nếu ceton niệu dương tính thì không nên tập, mà cần tiêm 1 mũi insulin rồi kiểm tra lại đường máu và ceton niệu, chỉ tập lại nếu ceton niệu trở thành âm tính.

Cần có sự hiểu biết về mức độ thay đổi nồng độ đường máu theo mỗi bài tập và mỗi môn thể thao khác nhau, để phần nào có thể tự theo dõi và đánh giá được tác dụng, nguy cơ của việc tập luyện.

ThS.Nguyễn Quang Bảy (Sức khoẻ & Đời sống)

Tiểu đường

Biến chứng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân tiểu đường
Bạn cần biết về bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường có được uống rượu không
Bệnh nhân tiểu đường nên coi chừng cả Alzheimer
Bệnh nhân tiểu đường nên mua máy đo đường huyết tại nhà
Bệnh nhân tiểu đường ốm nhẹ thành nặng
Bệnh nhân ðái tháo ðường có ðược uống rượu không
Bệnh nhân ðái tháo ðường type 2 cần tiêm insulin có phải là bị bệnh nặng hơn
Bệnh nhân đái tháo đường phải làm gì khi bị bệnh
Bệnh nhân đái tháo đường tập thể thao
Bệnh tiểu đường
Bệnh đái đường - BS Nguyễn Thanh Sơn
Chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân tiểu đường
Chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường
Các cách giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các phương thức mới ðưa insuline vào cơ thể
Các tiến bộ trong lĩnh vực điều trị bệnh đái tháo đường
Khi bị tiểu đường cần chú ý bảo vệ đôi bàn chân
Liệu pháp tâm lý cho bệnh nhân tiểu đường
Muốn tránh bệnh tiểu đường, hãy uống cà phê
Một số vấn đề cần biết về bệnh đái tháo đường
Phòng ngừa biến chứng do bệnh đái tháo đường
Rối loạn cương dương ở bệnh nhân tiểu ðường type ii
Sử dụng insulin trong điều trị tiểu đường
Sử dụng insulin trong điều trị đái tháo đường
Thử nghiệm nhanh HgA1c giúp phát hiện bệnh tiểu đường
Tin nga81n - Bệnh tiểu đường có thể truyền từ mẹ sang con
Tin ngắn - Bệnh tim 'thầm lặng' ở người bị tiểu đường
Tin ngắn - Cần cảnh giác với tiền tiểu đường
Tin ngắn - Giải pháp mới cho bệnh nhân tiểu đường
Tin ngắn - Phương pháp làm giảm nguy cơ bị tiểu đường
Tin ngắn - Thuốc lá làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tiểu đường
Tiểu đường nguy hiểm nhưng diễn tiến thầm lặng
Điều trị bệnh đái tháo đường khi bạn đi du lịch hoặc đi công tác xa

Bệnh nội tiết khác

Bệnh basedow có thể gây tử vong
Bệnh suy tuyến giáp trạng
Bệnh viêm tuyến giáp
Bệnh đái tháo nhạt
Chứng hạ đường huyết
Hoóc môn tăng trưởng hGH- vị thuốc cải lão hoàn đồng
Mổ nội soi tuyến ức - hy vọng mới cho bệnh nhân nhược cơ
Những người nổi tiếng bị mắc các bệnh nội tiết - chuyển hóa
Suy tuyến yên gây nhiều bệnh lý nghiêm trọng

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ