Liệu pháp tâm lý cho bệnh nhân tiểu đường

Tác giả : BS. NGUYỄN HUY CƯỜNG

Hai loại tâm lý cần tránh ở bệnh nhân tiểu đường

Thành kiến về bệnh tiểu đường trong xã hội ngày nay còn khá nặng nề. Bệnh đồng nghĩa với chế độ ăn uống khổ hạnh khác người, đầy rẫy những biến chứng và bệnh nhân không thể sống được lâu...

Thật dễ hiểu tâm trạng khi bạn hoặc người thân mới phát hiện mình bị bệnh tiểu đường. Ða số các trường hợp đều cảm thấy choáng, bị sốc về tâm lý. Không muốn tin điều không may này lại xảy đến với mình và tự hỏi: Không biết thầy thuốc, phòng xét nghiệm có chẩn đoán nhầm? Ðặc biệt với những người khi được khám định kỳ ngẫu nhiên phát hiện đường máu tăng cao, khả năng chối bỏ bệnh càng lớn với lý do mình vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, có triệu chứng gì đâu? Thế rồi bạn vẫn tiếp tục sống lạc quan không chút đề phòng. Nhưng năm tháng qua đi, dù không muốn tin thì bệnh tật vẫn ngày càng phát triển và ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe. Ðến khi không thể chối bỏ sự thực cũng là lúc bệnh đã gây biến chứng nặng nề. Chính vì quá tự tin vào bản thân và thái độ lạc quan thiếu thực tế, không cần đến sự giúp đỡ của các nhà chuyên môn đã khiến bạn phải trả giá.

Loại tâm lý thứ hai lại rơi vào những người có hiểu biết khá tốt. Khi biết mình mắc bệnh, họ tìm hiểu tài liệu, hỏi han những người đồng bệnh... Nhưng sau khi có những thông tin về bệnh, họ luôn sống trong nỗi ám ảnh bệnh tật, biến chứng. Bất cứ sự thay đổi nào dù nhỏ nhất trong cơ thể (ngày thường không hề để ý) thì nay được nhân lên gấp bội. Ví dụ ngồi lâu một chút bị tê chân vì thiếu máu tạm thời sẽ được quy kết do biến chứng thần kinh; Mắt nhìn mờ đi là do sự tăng, giảm đường máu quá nhanh. Chính sự lo lắng thái quá này đã gặm nhấm sinh lực của bệnh nhân, khiến họ mất ăn, mất ngủ, cả gia đình cũng phải lo lắng theo và cảm thấy có lỗi. Trong trường hợp này, bạn hãy tìm đến các nhà chuyên môn, làm những xét nghiệm cần thiết và cần tin tưởng vào sự tư vấn của họ. Ðiều quan trọng là hãy bình tĩnh vì mọi sự mới chỉ bắt đầu và bệnh nhân tiểu đường không đồng nghĩa là người tàn phế, trái lại bạn vẫn có thể tiếp tục làm việc và sáng tạo. Ðây chính là thời điểm bạn cần thay đổi lại lối sống theo chiều hướng có lợi cho sức khỏe. Mọi người cũng cần phải coi chế độ ăn uống, tập luyện hàng ngày của người bị tiểu đường là một mẫu mực cần noi theo (vì lối sống ít vận động, ăn uống thoải mái là cái nôi tốt cho bệnh tim mạch phát triển, mà bệnh tim mạch còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với bệnh tiểu đường).

Hãy bình tĩnh để vượt qua bệnh tật

Sau khi đã được chẩn đoán rõ ràng, cũng có nghĩa bạn đã vượt qua giai đoạn chối bỏ bệnh tật. Khi ấy cuộc sống có thể sẽ đi theo một hướng tích cực hơn, sức khỏe khá hơn, đường máu dần ổn định vì không còn bị nỗi lo ban đầu ám ảnh. Bạn cần biết hàng ngày, hàng giờ các bác sĩ, dược sĩ khắp nơi trên thế giới vẫn đang tìm kiếm những phương thức điều trị, các loại thuốc mới hiệu quả hơn, những thiết bị máy móc giúp giám sát bệnh tật thông minh hơn. Một mình vật lộn với bệnh tiểu đường là điều không dễ. Hãy để các nhà chuyên môn giúp bạn bằng cách thường xuyên đến tư vấn thầy thuốc của mình, ghé các hiệu sách báo, ghi tên đăng ký vào câu lạc bộ dành cho người tiểu đường. Ngoài ra cũng đừng nên quá tin vào những lời quảng cáo hay đồn thổi về một phương thuốc thần kỳ nào đó có thể chữa khỏi hẳn bệnh tiểu đường, vì nếu có, chắc chắn nó sẽ được giới thiệu "rộng rãi" trên các phương tiện thông tin đại chúng chứ không phải bằng cách "rỉ tai" nhau.

Hãy bình tĩnh và chờ đợi, với công nghệ sinh học hiện nay, với thành tựu giải mã thành công bộ gen người, chúng ta hoàn toàn tin tưởng một ngày nào đó, các nhà khoa học sẽ tìm ra phương pháp chữa khỏi hẳn được bệnh tiểu đường.

 

 

Tiểu đường

Biến chứng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân tiểu đường
Bạn cần biết về bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường có được uống rượu không
Bệnh nhân tiểu đường nên coi chừng cả Alzheimer
Bệnh nhân tiểu đường nên mua máy đo đường huyết tại nhà
Bệnh nhân tiểu đường ốm nhẹ thành nặng
Bệnh nhân ðái tháo ðường có ðược uống rượu không
Bệnh nhân ðái tháo ðường type 2 cần tiêm insulin có phải là bị bệnh nặng hơn
Bệnh nhân đái tháo đường phải làm gì khi bị bệnh
Bệnh nhân đái tháo đường tập thể thao
Bệnh tiểu đường
Bệnh đái đường - BS Nguyễn Thanh Sơn
Chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân tiểu đường
Chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường
Các cách giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các phương thức mới ðưa insuline vào cơ thể
Các tiến bộ trong lĩnh vực điều trị bệnh đái tháo đường
Khi bị tiểu đường cần chú ý bảo vệ đôi bàn chân
Liệu pháp tâm lý cho bệnh nhân tiểu đường
Muốn tránh bệnh tiểu đường, hãy uống cà phê
Một số vấn đề cần biết về bệnh đái tháo đường
Phòng ngừa biến chứng do bệnh đái tháo đường
Rối loạn cương dương ở bệnh nhân tiểu ðường type ii
Sử dụng insulin trong điều trị tiểu đường
Sử dụng insulin trong điều trị đái tháo đường
Thử nghiệm nhanh HgA1c giúp phát hiện bệnh tiểu đường
Tin nga81n - Bệnh tiểu đường có thể truyền từ mẹ sang con
Tin ngắn - Bệnh tim 'thầm lặng' ở người bị tiểu đường
Tin ngắn - Cần cảnh giác với tiền tiểu đường
Tin ngắn - Giải pháp mới cho bệnh nhân tiểu đường
Tin ngắn - Phương pháp làm giảm nguy cơ bị tiểu đường
Tin ngắn - Thuốc lá làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tiểu đường
Tiểu đường nguy hiểm nhưng diễn tiến thầm lặng
Điều trị bệnh đái tháo đường khi bạn đi du lịch hoặc đi công tác xa

Bệnh nội tiết khác

Bệnh basedow có thể gây tử vong
Bệnh suy tuyến giáp trạng
Bệnh viêm tuyến giáp
Bệnh đái tháo nhạt
Chứng hạ đường huyết
Hoóc môn tăng trưởng hGH- vị thuốc cải lão hoàn đồng
Mổ nội soi tuyến ức - hy vọng mới cho bệnh nhân nhược cơ
Những người nổi tiếng bị mắc các bệnh nội tiết - chuyển hóa
Suy tuyến yên gây nhiều bệnh lý nghiêm trọng

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ