ÐIỀU TRỊ BỆNH ÐÁI THÁO ÐƯỜNG KHI BẠN ÐI DU LỊCH HOẶC ÐI CÔNG TÁC XA

Tác giả : Thạc sĩ Nguyễn Quang Bảy (Khoa Nội tiết - ÐTÐ, BV. Bạch Mai)

Tiếp theo và hết

Khi phải đi công tác, du lịch dài ngày hoặc ra nước ngoài

1. Thay đổi về múi giờ: Nếu bạn đến châu Âu hoặc Mỹ thì múi giờ sẽ thay đổi rất nhiều, thậm chí là đảo lộn hoàn toàn. Sự thay đổi này thường dẫn đến những nhầm lẫn về giờ tiêm insulin và giờ ăn của bạn.

2. Thay đổi về việc tiêm insulin do thay đổi múi giờ: Nhất thiết phải thảo luận với bác sĩ về vấn đề này để chắc chắn rằng bạn biết cách điều chỉnh liều insulin, đặc biệt khi bạn tiêm loại insulin hỗn hợp (bằng cách trộn lẫn 2 loại insulin nhanh và bán chậm vào chung một bơm tiêm) hoặc khi phải tiêm nhiều mũi insulin trong một ngày. Insulin dạng tiêm cần phải có tác dụng suốt 24 giờ, nhưng liều insulin là khác nhau giữa ban ngày và đêm cũng như phụ thuộc vào các bữa ăn. Vì vậy khi có sự thay đổi múi giờ nhiều và nhanh, bạn cũng phải điều chỉnh liều insulin thích hợp. Ví dụ khi bay về phía đông, thời gian sẽ lùi lại, do đó bạn có thể cần ít insulin hơn; Nhưng khi bạn bay về phía tây thì thời gian sẽ tiến lên, do đó có thể lại cần nhiều insulin hơn.

3. Tuy nhiên với những bệnh nhân đang điều trị ÐTÐ bằng các loại thuốc uống, có thể không cần thay đổi liều thuốc nhưng vẫn phải trao đổi với bác sĩ. Như vậy dù đi đến đâu, bạn cũng nên kiểm tra đường máu đều đặn như lúc ở nhà, riêng trong ngày đi máy bay thì cần phải thử nhiều lần hơn.

Vấn đề ăn uống ở nước ngoài hoặc những vùng xa

1. Giờ ăn: Giờ các bữa ăn ở nước ngoài có thể khác xa giờ ăn thông thường của bạn ở nhà. Ví dụ bữa chính của người Mỹ, Pháp, Úc... có thể là vào buổi tối chứ không phải buổi trưa như ở Việt Nam. Khi đó bạn cần điều chỉnh và thay đổi thói quen ăn bữa chính và bữa phụ theo cư dân ở nước sở tại.

2. Tiêm insulin trước bữa ăn: Bạn chưa nên tiêm insulin nếu không chắc là thức ăn sắp được mang ra. Nếu bữa ăn gồm nhiều món nhỏ, kéo dài trên 1 giờ trong khi bạn đã tiêm insulin rồi thì nên dùng món phụ, hoặc ăn thêm món điểm tâm để tránh bị hạ đường máu. Các món ăn phụ có thể là:

- Hoa quả tươi hoặc nước hoa quả ép (không đường), chẳng hạn 1 túi nước hoa quả, 1 quả táo, 1 quả cam, 1 quả chuối nhỏ.

- Hoa quả khô: 1/4 cốc hoa quả khô, 2 thìa nho khô, 1 ổ bánh mì nhỏ nhân hoa quả.

- Bánh qui: 4-5 cái bánh qui, 1 gói đậu phộng chiên bơ hoặc pho - mát.

- Hoặc có thể là 3-6 bánh vừng vòng, 5 bánh kem xốp...

3. Nếu trong bữa có loại thức ăn bạn chưa từng dùng bao giờ thì cũng đừng quá lo lắng. Hãy xem đó là loại thức ăn từ ngũ cốc hay các loại rau. Trường hợp không biết gì về loại thức ăn này thì hãy hỏi xem nó thuộc loại gì? - là tinh bột, rau, thịt hay hoa quả... Từ đó tính toán để quy đổi thành các loại thực phẩm mà bạn vẫn thường dùng ở nhà. Bằng cách này, bạn có thể vừa giữ được chế độ ăn thông thường, vừa có thể thưởng thức những loại thức ăn mới. Sau đây là một số cách hoán đổi khẩu phần thức ăn mà bạn có thể sử dụng:

- 1/2 bát rau = 1/3 đơn vị bánh mì.

- 1 cốc sữa (bỏ váng) = 1 đơn vị bánh mì và 1 đơn vị thịt.

- 1 đĩa hoa quả cỡ trung bình = 1 đơn vị bánh mì.

Khi đi công tác hoặc du lịch, phải cố gắng tối đa tránh để bị ốm, vì khi bị ốm đường máu của bạn thường sẽ tăng cao. Muốn vậy, ngoài việc bố trí kế hoạch làm việc và vui chơi hợp lý, bạn còn cần:

- Kiểm tra đường máu thường xuyên.

- Khi đến một số nước ở Trung và Nam Mỹ, châu Á, châu Phi thì:

Không nên uống các loại đồ uống chế biến tại chỗ như nước đá, chè đá, nước chanh hay nước hoa quả. Nếu khát, nên tìm uống các loại nước đóng chai, soda không đường hoặc các đồ uống an toàn khác như chè hoặc cà phê pha nước sôi.

Không ăn các loại rau chưa được nấu chín hoặc hoa quả sống đã gọt vỏ. Không uống sữa hoặc các loại nước ngọt, không ăn kem...

Không uống rượu khi bạn đang đói. Nếu phải uống, nên chọn các loại bia hoặc rượu nhẹ không pha đường.

Ðảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ.

- Tuy nhiên, không ai có thể chắc chắn sẽ được khỏe mạnh trong suốt chuyến đi, vì vậy bạn nên cố gắng trang bị một số vốn ngoại ngữ thông dụng của vùng hoặc nước bạn đến. Chẳng hạn những câu như: "Tôi bị bệnh ÐTÐ, làm ơn gọi bác sĩ giúp", "Tôi muốn uống nước đường hoặc nước hoa quả"..., những câu đơn giản này sẽ rất hữu ích cho bạn.

Tóm lại, người bệnh ÐTÐ hoàn toàn có thể hoàn thành tốt đợt công tác hoặc tham gia những chuyến du lịch đến bất cứ nơi đâu trên thế giới như những người bình thường. Ðiều quan trọng để đảm bảo sự thành công và an toàn cho những chuyến đi là họ phải lập được kế hoạch thật chu đáo, tỉ mỉ dưới sự trợ giúp của các thầy thuốc chuyên khoa, và cốt yếu là phải tuân thủ chặt chẽ kế hoạch này.

 

Tiểu đường

Biến chứng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân tiểu đường
Bạn cần biết về bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường có được uống rượu không
Bệnh nhân tiểu đường nên coi chừng cả Alzheimer
Bệnh nhân tiểu đường nên mua máy đo đường huyết tại nhà
Bệnh nhân tiểu đường ốm nhẹ thành nặng
Bệnh nhân ðái tháo ðường có ðược uống rượu không
Bệnh nhân ðái tháo ðường type 2 cần tiêm insulin có phải là bị bệnh nặng hơn
Bệnh nhân đái tháo đường phải làm gì khi bị bệnh
Bệnh nhân đái tháo đường tập thể thao
Bệnh tiểu đường
Bệnh đái đường - BS Nguyễn Thanh Sơn
Chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân tiểu đường
Chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường
Các cách giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các phương thức mới ðưa insuline vào cơ thể
Các tiến bộ trong lĩnh vực điều trị bệnh đái tháo đường
Khi bị tiểu đường cần chú ý bảo vệ đôi bàn chân
Liệu pháp tâm lý cho bệnh nhân tiểu đường
Muốn tránh bệnh tiểu đường, hãy uống cà phê
Một số vấn đề cần biết về bệnh đái tháo đường
Phòng ngừa biến chứng do bệnh đái tháo đường
Rối loạn cương dương ở bệnh nhân tiểu ðường type ii
Sử dụng insulin trong điều trị tiểu đường
Sử dụng insulin trong điều trị đái tháo đường
Thử nghiệm nhanh HgA1c giúp phát hiện bệnh tiểu đường
Tin nga81n - Bệnh tiểu đường có thể truyền từ mẹ sang con
Tin ngắn - Bệnh tim 'thầm lặng' ở người bị tiểu đường
Tin ngắn - Cần cảnh giác với tiền tiểu đường
Tin ngắn - Giải pháp mới cho bệnh nhân tiểu đường
Tin ngắn - Phương pháp làm giảm nguy cơ bị tiểu đường
Tin ngắn - Thuốc lá làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tiểu đường
Tiểu đường nguy hiểm nhưng diễn tiến thầm lặng
Điều trị bệnh đái tháo đường khi bạn đi du lịch hoặc đi công tác xa

Bệnh nội tiết khác

Bệnh basedow có thể gây tử vong
Bệnh suy tuyến giáp trạng
Bệnh viêm tuyến giáp
Bệnh đái tháo nhạt
Chứng hạ đường huyết
Hoóc môn tăng trưởng hGH- vị thuốc cải lão hoàn đồng
Mổ nội soi tuyến ức - hy vọng mới cho bệnh nhân nhược cơ
Những người nổi tiếng bị mắc các bệnh nội tiết - chuyển hóa
Suy tuyến yên gây nhiều bệnh lý nghiêm trọng

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ