Các cách giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Người béo dễ bị tiểu đường.

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn là phương pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa tiểu đường type 2 ở những người có nguy cơ cao. Nó cũng giúp cải thiện tình trạng dung nạp glucose ở những người đã được xác định là "tiền tiểu đường".

Bệnh tiểu đường type 2 chiếm khoảng 80% tổng số ca bệnh, nguyên nhân chủ yếu là insulin bị giảm tác dụng hoặc thiếu hụt. Đối tượng nguy cơ cao là người trên 40 tuổi, người béo phì hoặc thừa cân, nhất là béo bụng, người có anh chị em ruột hoặc bố, mẹ bị tiểu đường. Những bệnh nhân cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, phụ nữ có tiền sử sinh con trên 4 kg hoặc bị tiểu đường thai nghén cũng rất dễ bị tiểu đường type 2. Hiện có 3 phương pháp phòng bệnh đang được áp dụng cho những người có nguy cơ cao: 

Tập luyện thể dục thể thao: Một nghiên cứu kéo dài trong 10 năm ở Mỹ thực hiện trên nam giới khỏe mạnh cho thấy, những người tập thể dục thể thao đều đặn ít bị tiểu đường type 2 hơn so với người không tập. Lợi ích này rõ rệt nhất ở nhóm người béo phì hoặc thừa cân.

Một nghiên cứu khác tiến hành 5 năm trên bệnh nhân giảm dung nạp glucose (tiền tiểu đường) cho thấy, những người tập thể dục đều đặn cải thiện được tình trạng dung nạp glucose, chỉ 11% trong số đó chuyển thành tiểu đường. Ngược lại, trong số những người không tập, 67% có dung nạp glucose kém hơn và 29% chuyển thành tiểu đường.

Một nghiên cứu phòng ngừa tiểu đường tiến hành trên 3.200 người béo phì cho thấy, việc tập thể dục tích cực kết hợp thay đổi chế độ ăn có vai trò quan trọng hơn cả thuốc Metformin trong phòng ngừa bệnh này.

Giảm cân: Ở các bệnh nhân tiểu đường type 2, giảm cân sẽ giúp kiểm soát đường máu tốt hơn. Còn ở những người bị tiền tiểu đường, giảm cân sẽ giúp cải thiện tình trạng dung nạp glucose và ngăn ngừa sự tiến triển thành tiểu đường type 2.

Khi giảm cân, người bệnh phải cố gắng giảm được số đo vòng bụng, vì rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, béo bụng có vai trò gián tiếp rất quan trọng làm giảm tác dụng của insulin, gây ra tiểu đường. Những người có vòng bụng trên 90 cm là các đối tượng cần giảm cân nhất. 

Dùng thuốc: Có 3 nhóm thuốc đang được nghiên cứu, đánh giá xem liệu có thể phòng được tiểu đường type 2, ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển từ giảm dung nạp glucose thành tiểu đường type 2 hay không; đó là:

- Metformin: Có tác dụng làm các cơ quan nhạy cảm hơn với insulin. Thuốc sẽ có hiệu quả cao hơn nhiều nếu kết hợp với tập thể dục thể thao đều đặn và thay đổi chế độ ăn.

- Thiazolidinediones: Gồm các thuốc Rosiglitazone và Pioglitazone, làm tăng tác dụng của insulin tại mô cơ, giúp cải thiện tình trạng dung nạp glucose ở những người bị giảm dung nạp. Nó từng bị ngưng dùng do có tác dụng phụ nguy hiểm với những người bị bệnh gan hoặc tim. Gần đây, đã xuất hiện một loại thuốc kết hợp Metformin với Thiazolidinedione, có tên là Avandamet.

- Các thuốc nhóm ức chế men chuyển: Ví dụ như Perindopril, Enalapril..., được dùng chủ yếu để điều trị các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, suy tim. Một nghiên cứu lớn trên hàng nghìn người mắc bệnh tim mạch cho thấy, thuốc này còn có thể phòng ngừa tiểu đường type 2.

Phòng ngừa tiểu đường type 1

Bệnh xuất hiện do tụy bị phá hủy, không sản xuất đủ insulin. Đây là loại bệnh tự miễn dịch, trong đó cơ thể tự sinh ra các kháng thể tấn công và phá hủy những tiểu đảo tụy, nơi chứa các tế bào sản xuất insulin. Những đối tượng có nguy cơ bị bệnh ĐTĐ type1 được xác định là những người có kháng thể kháng tiểu đảo tụy...

Trong khi các phương pháp phòng bệnh tiểu đường type 2 khá phong phú thì các phương pháp phòng tiểu đường type 1 vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu. Chúng tập trung ngăn ngừa sự phá hủy các tế bào sản xuất insulin do cơ chế miễn dịch. Các nghiên cứu cho thấy, ở những người mắc bệnh này, dấu hiệu của sự phá hủy tế bào sản xuất insulin có thể xuất hiện từ 10 năm trước khi có triệu chứng lâm sàng của tiểu đường. Đã có nhiều nghiên cứu dùng các thuốc ức chế miễn dịch như Azathioprine, Cyclosporine để cố gắng chặn đứng quá trình tự miễn dịch và đạt một số kết quả khích lệ. Nhưng độc tính của thuốc lại khá cao.

Việc điều trị thay thế insulin sớm cũng hứa hẹn nhiều triển vọng. Một phương pháp khác là điều trị kết hợp các thuốc với nhau. Tuy nhiên, tất cả chúng đều đang trong giai đoạn nghiên cứu.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Tiểu đường

Biến chứng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân tiểu đường
Bạn cần biết về bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường có được uống rượu không
Bệnh nhân tiểu đường nên coi chừng cả Alzheimer
Bệnh nhân tiểu đường nên mua máy đo đường huyết tại nhà
Bệnh nhân tiểu đường ốm nhẹ thành nặng
Bệnh nhân ðái tháo ðường có ðược uống rượu không
Bệnh nhân ðái tháo ðường type 2 cần tiêm insulin có phải là bị bệnh nặng hơn
Bệnh nhân đái tháo đường phải làm gì khi bị bệnh
Bệnh nhân đái tháo đường tập thể thao
Bệnh tiểu đường
Bệnh đái đường - BS Nguyễn Thanh Sơn
Chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân tiểu đường
Chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường
Các cách giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các phương thức mới ðưa insuline vào cơ thể
Các tiến bộ trong lĩnh vực điều trị bệnh đái tháo đường
Khi bị tiểu đường cần chú ý bảo vệ đôi bàn chân
Liệu pháp tâm lý cho bệnh nhân tiểu đường
Muốn tránh bệnh tiểu đường, hãy uống cà phê
Một số vấn đề cần biết về bệnh đái tháo đường
Phòng ngừa biến chứng do bệnh đái tháo đường
Rối loạn cương dương ở bệnh nhân tiểu ðường type ii
Sử dụng insulin trong điều trị tiểu đường
Sử dụng insulin trong điều trị đái tháo đường
Thử nghiệm nhanh HgA1c giúp phát hiện bệnh tiểu đường
Tin nga81n - Bệnh tiểu đường có thể truyền từ mẹ sang con
Tin ngắn - Bệnh tim 'thầm lặng' ở người bị tiểu đường
Tin ngắn - Cần cảnh giác với tiền tiểu đường
Tin ngắn - Giải pháp mới cho bệnh nhân tiểu đường
Tin ngắn - Phương pháp làm giảm nguy cơ bị tiểu đường
Tin ngắn - Thuốc lá làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tiểu đường
Tiểu đường nguy hiểm nhưng diễn tiến thầm lặng
Điều trị bệnh đái tháo đường khi bạn đi du lịch hoặc đi công tác xa

Bệnh nội tiết khác

Bệnh basedow có thể gây tử vong
Bệnh suy tuyến giáp trạng
Bệnh viêm tuyến giáp
Bệnh đái tháo nhạt
Chứng hạ đường huyết
Hoóc môn tăng trưởng hGH- vị thuốc cải lão hoàn đồng
Mổ nội soi tuyến ức - hy vọng mới cho bệnh nhân nhược cơ
Những người nổi tiếng bị mắc các bệnh nội tiết - chuyển hóa
Suy tuyến yên gây nhiều bệnh lý nghiêm trọng

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ