Sử dụng insulin trong điều trị tiểu đường

Thuốc Insulin hiện chỉ có dạng tiêm.

Insulin là một hoóc môn có tác dụng làm giảm đường máu do tế bào beta tụy tiết ra. Nó là một protein, nếu uống vào sẽ bị phân hủy nên phải dùng theo đường tiêm. Các loại insulin uống và xịt qua đường hô hấp vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm.

Insulin được tụy tiết ra liên tục 24 giờ trong ngày. Mức độ sản xuất chất này còn tuỳ theo nhu cầu từng lúc của cơ thể. Sự tăng đường máu sẽ kích thích tụy sản xuất insulin, nhất là tăng đường máu sau các bữa ăn.

Dựa vào nguồn gốc, insulin được chia 2 loại. Loại có nguồn gốc động vật được chiết xuất từ tụy lợn, bò; giá thành rẻ nhưng hay gây dị ứng, hiệu quả hạ đường huyết không cao. Loại insulin “người” được sản xuất bằng công nghệ sinh học cao cấp, ít gây dị ứng, hiệu quả hạ đường huyết tốt nhưng giá thành đắt.

Dựa vào thời gian tác dụng, insulin được chia thành 3 loại: nhanh, bán chậm và chậm. Insulin tác dụng nhanh trong suốt; khi tiêm dưới da, nó phát huy tác dụng sau 30 phút, đạt tác dụng tối đa sau 2-4 giờ và kéo dài tác dụng khoảng 6-8 giờ. Loại này được dùng để tiêm tĩnh mạch, dưới da, tiêm bắp. Ưu điểm của nó là thời gian tác dụng ngắn và mạnh, giúp giảm đường máu sau ăn; đặc biệt là những trường hợp cấp cứu do tăng đường máu. Do thời gian tác dụng ngắn nên bệnh nhân phải tiêm nhiều mũi trong ngày.

Insulin tác dụng trung gian (bán chậm) gồm NPH (dạng nhũ dịch, tiêm dưới da, tác dụng xuất hiện 1-4 giờ sau tiêm, đạt đỉnh sau 8-10 giờ và kéo dài 12-20 giờ) và Lente (nhũ dịch, tiêm dưới da, bắt đầu tác dụng 2-4 giờ sau tiêm, đạt đỉnh sau 8-12 giờ và kéo dài 12-20 giờ). Có thể sử dụng Lente để thay thế cho NPH.

Insulin tác dụng chậm là insulin kẽm, tiêm dưới da, tác dụng xuất hiện sau khi tiêm 4-6 giờ, kéo dài tác dụng trên 30 giờ. Ưu điểm của nó là chỉ cần tiêm 1 mũi cho cả ngày. Nhược điểm là gây đỏ, đau nơi tiêm; do tác dụng kéo dài nên khó tính liều. Vì vậy hiện nay, hầu như người ta không dùng loại này nữa.

Hiện đã có loại insulin pha trộn, insulin tác dụng nhanh và insulin tác dụng trung gian. Ưu điểm của nó là làm giảm đường máu sau ăn mà lại có tác dụng kéo dài; vừa tiện dụng vừa phù hợp với sinh lý.

Cần xác định nồng độ insulin theo số đơn vị trong 1 ml. Với loại dùng cho bơm tiêm: 1 ml có 40 đơn vị insulin, lọ 10 ml có 400 đơn vị. Hiện mới có loại đóng lọ 1 ml có 100 đơn vị, khi dùng phải hỏi ý kiến bác sĩ. Với insulin dùng cho bút tiêm, 1 ml có 100 đơn vị insulin, đóng trong ống 3 ml (300 đơn vị insulin/ống).

Tất cả các loại insulin đều được dùng để điều trị cho mọi thể đái tháo đường. Bệnh nhân đái tháo đường type 1 bắt buộc sử dụng insulin để điều trị. Bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần được điều trị bằng insulin trong trường hợp: cấp cứu (tiền hôn mê, hôn mê do đái tháo đường), sút cân nhiều, suy dinh dưỡng, có bệnh nhiễm khuẩn kèm theo, chuẩn bị và trong khi phẫu thuật, có biến chứng nặng do đái tháo đường (bệnh lý võng mạc, suy gan, suy thận nặng, nhồi máu cơ tim, bệnh lý tim mạch nặng); dùng thuốc uống với liều tối đa không có tác dụng; bệnh nhân là phụ nữ có thai.

Nhìn chung, insulin rất ít độc, nhưng cũng có thể gây các tác dụng không mong muốn. Thường gặp nhất là hạ đường huyết (vã mồ hôi, hạ thân nhiệt, co giật, thậm chí hôn mê), thường gặp khi tiêm insulin quá liều, hoặc tiêm xong nhưng ăn muộn. Có người bị dị ứng, xuất hiện sau khi tiêm lần đầu hoặc sau nhiều lần tiêm insulin, tỷ lệ gặp thấp. Một tác dụng phụ khác là phản ứng tại chỗ tiêm như ngứa, đau, cứng hoặc u mỡ vùng tiêm; cần phòng ngừa bằng cách thay đổi vị trí tiêm thường xuyên và các mũi tiêm cách nhau 3-4 cm.

Insulin được bảo quản ở nhiệt độ 4-8 độ C. Nên cất insulin trong ngăn mát (không phải ngăn đá) của tủ lạnh.

BS. Hoàng Liên Phương, Sức Khoẻ & Đời Sống 

Tiểu đường

Biến chứng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân tiểu đường
Bạn cần biết về bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường có được uống rượu không
Bệnh nhân tiểu đường nên coi chừng cả Alzheimer
Bệnh nhân tiểu đường nên mua máy đo đường huyết tại nhà
Bệnh nhân tiểu đường ốm nhẹ thành nặng
Bệnh nhân ðái tháo ðường có ðược uống rượu không
Bệnh nhân ðái tháo ðường type 2 cần tiêm insulin có phải là bị bệnh nặng hơn
Bệnh nhân đái tháo đường phải làm gì khi bị bệnh
Bệnh nhân đái tháo đường tập thể thao
Bệnh tiểu đường
Bệnh đái đường - BS Nguyễn Thanh Sơn
Chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân tiểu đường
Chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường
Các cách giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các phương thức mới ðưa insuline vào cơ thể
Các tiến bộ trong lĩnh vực điều trị bệnh đái tháo đường
Khi bị tiểu đường cần chú ý bảo vệ đôi bàn chân
Liệu pháp tâm lý cho bệnh nhân tiểu đường
Muốn tránh bệnh tiểu đường, hãy uống cà phê
Một số vấn đề cần biết về bệnh đái tháo đường
Phòng ngừa biến chứng do bệnh đái tháo đường
Rối loạn cương dương ở bệnh nhân tiểu ðường type ii
Sử dụng insulin trong điều trị tiểu đường
Sử dụng insulin trong điều trị đái tháo đường
Thử nghiệm nhanh HgA1c giúp phát hiện bệnh tiểu đường
Tin nga81n - Bệnh tiểu đường có thể truyền từ mẹ sang con
Tin ngắn - Bệnh tim 'thầm lặng' ở người bị tiểu đường
Tin ngắn - Cần cảnh giác với tiền tiểu đường
Tin ngắn - Giải pháp mới cho bệnh nhân tiểu đường
Tin ngắn - Phương pháp làm giảm nguy cơ bị tiểu đường
Tin ngắn - Thuốc lá làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tiểu đường
Tiểu đường nguy hiểm nhưng diễn tiến thầm lặng
Điều trị bệnh đái tháo đường khi bạn đi du lịch hoặc đi công tác xa

Bệnh nội tiết khác

Bệnh basedow có thể gây tử vong
Bệnh suy tuyến giáp trạng
Bệnh viêm tuyến giáp
Bệnh đái tháo nhạt
Chứng hạ đường huyết
Hoóc môn tăng trưởng hGH- vị thuốc cải lão hoàn đồng
Mổ nội soi tuyến ức - hy vọng mới cho bệnh nhân nhược cơ
Những người nổi tiếng bị mắc các bệnh nội tiết - chuyển hóa
Suy tuyến yên gây nhiều bệnh lý nghiêm trọng

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ