RỐI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG Ở BỆNH NHÂN TIỂU ÐƯỜNG TYPE II

Tác giả : TS. BS. NGUYỄN HOÀI NAM (Giảng viên Trường Ðại học Y dược - TPHCM)

Rối loạn cương dương là tình trạng bệnh lý xảy ra khi người đàn ông không thể đạt và duy trì tình trạng cương của dương vật đủ để thoả mãn trong khi giao hợp. Hiện nay, mặc dù người ta đã hiểu biết khá nhiều về mối liên quan thường gặp giữa chứng rối loạn cương dương với bệnh tiểu đường, nhưng vẫn còn nhiều người, kể cả các bác sĩ tránh né bàn luận về vấn đề này.

Trong các nguyên nhân thường gặp của tình trạng rối loạn cương dương thì bệnh tiểu đường type II là một trong những nguyên nhân thực thể hay gặp nhất. Với số lượng bệnh nhân khá nhiều (chiếm từ 2,5-5% dân số Việt Nam), tiểu đường là một bệnh đáng lo ngại cho nền y tế cũng như cho mỗi gia đình. Biến chứng quan trọng của nó là tình trạng rối loạn cương dương gây nhiều phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống, đến hạnh phúc gia đình và tâm lý xã hội.

Tại sao bệnh tiểu đường lại gây rối loạn cương dương?

Tình trạng cương của dương vật được duy trì bởi việc đổ đầy máu vào những khoảng trống trong thể hang từ các động mạch. Những kích thích về thần kinh và giới tính tại chỗ sẽ làm gia tăng tình trạng tiết một chất hóa học là Nitric oxide từ dây thần kinh của thể hang và các tế bào nội mạch. Chất này ức chế hệ thần kinh giao cảm và kích thích hệ phó giao cảm để làm gia tăng lượng máu đến thể hang, đồng thời làm cản trở dòng máu trở về bằng đường tĩnh mạch. Khi đó sẽ làm tăng thể tích của dương vật, tạo nên tình trạng cương và cứng để giao hợp.

Bệnh tiểu đường type 2 sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng cương cứng của dương vật bệnh nhân do nhiều nguyên nhân. Trong đó quan trọng nhất là tình trạng tổn thương của dây thần kinh lưng dương vật, tình trạng rối loạn của hệ thần kinh thực vật, tổn thương của các mạch máu lớn và các mạch máu nhỏ trong cơ thể người bệnh. Ðặc biệt là các mạch máu của thể hang. Ngoài ra còn làm giảm đáp ứng của các mạch máu trong thể hang và sự co giãn của các bè cơ trơn của dương vật với Nitric oxide. Ngoài ra, các rối loạn về tâm thần kinh thường gặp ở những bệnh nhân tiểu đường như: tình trạng kích động, lo lắng quá mức, trầm cảm v.v... cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng cương của dương vật.

Có nhiều bệnh nhân tiểu đường bị rối loạn cương dương không?

Theo những thống kê ở nước ngoài thì tình trạng rối loạn cương dương chiếm vào khoảng từ 20-71% những nam giới bị bệnh tiểu đường.

Một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của tình trạng rối loạn cương dương ở bệnh nhân tiểu đường là tuổi tác của người bệnh. Bệnh nhân càng lớn tuổi, tình trạng bệnh càng nặng nề. Ở những bệnh nhân tiểu đường trẻ hơn, nguyên nhân rối loạn cương dương có thể là do sử dụng một số loại thuốc trị bệnh như thuốc chống tăng huyết áp, thuốc tâm thần, thuốc chống co giật, thuốc nội tiết v.v... Ngoài ra những yếu tố nguy cơ khác thường gặp là: Thời gian bị bệnh tiểu đường (càng bị lâu càng dễ bị rối loạn cương dương); Việc kiểm soát đường huyết không tốt do bệnh nhân không điều trị hoặc điều trị không đúng quy cách; Bệnh nhân hút thuốc lá, nghiện rượu, trầm cảm hay bị các bệnh khác đi kèm.

Chẩn đoán bệnh

Khi nghi ngờ bệnh nhân bị bệnh rối loạn cương dương, đòi hỏi bác sĩ và người bệnh phải có một cuộc trao đổi thẳng thắn, trong đó vai trò của người vợ là rất quan trọng. Bệnh nhân phải được khám kỹ càng, ngoài các xét nghiệm về đường máu và đường niệu, bác sĩ cần khai thác tiền sử bệnh một cách rõ ràng. Vì tình trạng rối loạn này xảy ra ở những bệnh nhân tiểu đường một cách từ từ theo thời gian; trong khi tình trạng rối loạn cương dương có nguyên nhân tâm thần kinh lại xảy ra đột ngột, có khi chỉ xảy ra đối với một số đối tượng nhất định.

Các khám nghiệm chuyên biệt cần phải được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên khoa như: Siêu âm Doppler để khảo sát tình trạng mạch máu của dương vật. Với một số trường hợp khó khăn trong chẩn đoán, bệnh nhân phải được chụp động mạch vùng chậu và dương vật với thuốc cản quang, đo kích thước dương vật lúc ngủ v.v... Tuy nhiên các xét nghiệm này khá đắt tiền và phức tạp.

Bệnh có thể điều trị được không?

Trong một thời gian khá dài, tình trạng rối loạn cương dương ở bệnh nhân tiểu đường được coi là không có khả năng chữa trị. Tuy nhiên, với số lượng bệnh nhân bị tiểu đường ngày càng gia tăng như hiện nay, những phương thức điều trị đã bắt đầu được tìm kiếm và ứng dụng.

Nhưng để đạt kết quả tốt cho điều trị, bệnh nhân cần phải được điều trị bổ sung nhằm loại bỏ các yếu tố khác gây nên tình trạng này như: Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, điều trị chứng trầm cảm, kiểm soát tốt đường máu, dùng các nội tiết tố có Testosterone thay thế ở những bệnh nhân có suy giảm hàm lượng testosterone trong máu.

Viagra là loại thuốc uống đã mở ra một cuộc cách mạng về điều trị loại bệnh này, nó cải thiện tốt tình trạng cương cứng ở 56% bệnh nhân tiểu đường, có hiệu quả ngay cả khi dùng liều nhỏ. Liều dùng khởi đầu thường là 50mg, sau đó có thể tăng lên đến 100mg hay giảm xuống còn 25mg tùy theo đáp ứng của người bệnh. Tuy nhiên với những người cao tuổi, bệnh tiểu đường có biến chứng nặng, suy thận, suy gan thì liều khởi đầu chỉ nên là 25mg. Thuốc được dùng một liều duy nhất, vào khoảng 1 giờ trước khi hành sự và không được dùng liều thứ hai trong cùng một ngày. Loại thuốc này nói chung là khá an toàn và dung nạp tốt. Không ảnh hưởng đến tình trạng cực khoái cũng như tình trạng phóng tinh của người bệnh. Không được dùng thuốc khi bệnh nhân đang điều trị các thuốc làm giãn mạch vành có chất nitrate, ở những bệnh nhân có huyết áp thấp dưới 90mmHg, bệnh nhân bị viêm võng mạc sắc tố, suy gan nặng, bệnh nhân mới bị nhồi máu cơ tim, bị tai biến mạch máu não v.v...

Thuốc Apomorphine ngậm dưới lưỡi: Có tác dụng khá nhanh và kéo dài trong khoảng 20 phút đối với 50% bệnh nhân bị rối loạn cương dương trong bệnh tiểu đường. Liều khởi đầu khoảng 3mg, tuy nhiên với những bệnh nhân có suy giảm chức năng gan và thận thì nên dùng liều thấp hơn, khoảng 2mg là đủ. Cũng như Viagra, thuốc không làm tăng ham muốn và kích thích tình dục, có khoảng 7% người sử dụng bị ói mửa, đau đầu, chóng mặt, ngất v.v...

Các phương pháp điều trị khác kém phần hiệu quả hơn: Dùng thuốc Yohimbine; Tiêm các thuốc gây giãn mạch như papaverine, thuốc có prostaglandin E1 vào thể hang. Dùng dụng cụ hút bằng chân không, tâm lý liệu pháp với những bệnh nhân có nguyên nhân tâm lý đi kèm; Dùng dương vật thay thế và cuối cùng là tái tưới máu cho dương vật nhờ phẫu thuật trên mạch máu của thể hang nhất là trên các tĩnh mạch, phẫu thuật này khá khó khăn và hiệu quả thất thường.

 

Tiểu đường

Biến chứng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân tiểu đường
Bạn cần biết về bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường có được uống rượu không
Bệnh nhân tiểu đường nên coi chừng cả Alzheimer
Bệnh nhân tiểu đường nên mua máy đo đường huyết tại nhà
Bệnh nhân tiểu đường ốm nhẹ thành nặng
Bệnh nhân ðái tháo ðường có ðược uống rượu không
Bệnh nhân ðái tháo ðường type 2 cần tiêm insulin có phải là bị bệnh nặng hơn
Bệnh nhân đái tháo đường phải làm gì khi bị bệnh
Bệnh nhân đái tháo đường tập thể thao
Bệnh tiểu đường
Bệnh đái đường - BS Nguyễn Thanh Sơn
Chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân tiểu đường
Chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường
Các cách giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các phương thức mới ðưa insuline vào cơ thể
Các tiến bộ trong lĩnh vực điều trị bệnh đái tháo đường
Khi bị tiểu đường cần chú ý bảo vệ đôi bàn chân
Liệu pháp tâm lý cho bệnh nhân tiểu đường
Muốn tránh bệnh tiểu đường, hãy uống cà phê
Một số vấn đề cần biết về bệnh đái tháo đường
Phòng ngừa biến chứng do bệnh đái tháo đường
Rối loạn cương dương ở bệnh nhân tiểu ðường type ii
Sử dụng insulin trong điều trị tiểu đường
Sử dụng insulin trong điều trị đái tháo đường
Thử nghiệm nhanh HgA1c giúp phát hiện bệnh tiểu đường
Tin nga81n - Bệnh tiểu đường có thể truyền từ mẹ sang con
Tin ngắn - Bệnh tim 'thầm lặng' ở người bị tiểu đường
Tin ngắn - Cần cảnh giác với tiền tiểu đường
Tin ngắn - Giải pháp mới cho bệnh nhân tiểu đường
Tin ngắn - Phương pháp làm giảm nguy cơ bị tiểu đường
Tin ngắn - Thuốc lá làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tiểu đường
Tiểu đường nguy hiểm nhưng diễn tiến thầm lặng
Điều trị bệnh đái tháo đường khi bạn đi du lịch hoặc đi công tác xa

Bệnh nội tiết khác

Bệnh basedow có thể gây tử vong
Bệnh suy tuyến giáp trạng
Bệnh viêm tuyến giáp
Bệnh đái tháo nhạt
Chứng hạ đường huyết
Hoóc môn tăng trưởng hGH- vị thuốc cải lão hoàn đồng
Mổ nội soi tuyến ức - hy vọng mới cho bệnh nhân nhược cơ
Những người nổi tiếng bị mắc các bệnh nội tiết - chuyển hóa
Suy tuyến yên gây nhiều bệnh lý nghiêm trọng

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ