BỆNH NHÂN ÐÁI THÁO ÐƯỜNG CÓ ÐƯỢC UỐNG RƯỢU KHÔNG?

Tác giả : Thạc sĩ NGUYỄN QUANG BẢY (Khoa Nội tiết - ÐTÐ. BV. Bạch Mai)

Ðối với khá nhiều người, uống rượu được xem là một niềm vui. Uống rượu với số lượng vừa phải có thể giúp tăng cường sức khỏe, làm giảm tỷ lệ mắc một số bệnh tim mạch. Thế nhưng người uống quá nhiều rượu hoặc nghiện rượu sẽ có nguy cơ cao mắc một số bệnh lý nguy hiểm. Ðặc biệt rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường thường băn khoăn là liệu họ có được phép uống rượu không, và nếu có thì loại rượu nào thích hợp và số lượng bao nhiêu là vừa?

1. Mối liên quan giữa rượu và sức khỏe:

Hiện nay ở các nước phương Tây, có tới 80-85% người dân có uống rượu, nhiều người uống rượu thường xuyên, và phần lớn trong số này đều mắc những bệnh liên quan đến rượu.

Một số hậu quả thường gặp do uống nhiều rượu là:

- Rượu ảnh hưởng xấu đến hầu hết các bộ phận, cơ quan trong cơ thể mà phổ biến nhất là gây xơ gan. Có một số bệnh nhân bị đái tháo đường (ÐTÐ) là hậu quả của việc uống quá nhiều rượu gây viêm tụy mạn tính, bệnh thường rất nặng, bệnh nhân bị suy kiệt nhiều do có cả ÐTÐ và rối loạn tiêu hóa nặng.

- Gây tăng huyết áp và làm tăng nhịp tim. Những người tăng huyết áp khi uống rượu sẽ tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não.

- Làm tăng mỡ máu, rối loạn chuyển hóa mỡ.

- Làm tăng cân hoặc khó giảm cân ở những người béo hoặc dư cân.

- Người uống quá nhiều rượu, hay say xỉn dễ bị sa sút trí tuệ, trầm cảm... có thể làm tổn hại mối quan hệ trong gia đình và xã hội, hiệu suất lao động giảm. Ngược lại một số người lại rơi vào tình trạng bị kích thích, hưng phấn và mất ngủ thường xuyên.

2. Những ảnh hưởng của rượu đối với bệnh ÐTÐ: Hậu quả của việc uống quá nhiều rượu ở bệnh nhân ÐTÐ thường nặng hơn so với người bình thường. Tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân ÐTÐ uống nhiều rượu cao hơn so với nhưng bệnh nhân uống với số lượng vừa phải. Với các bệnh nhân ÐTÐ, uống rượu có thể gây một số tác hại nguy hiểm như:

- Nếu bệnh nhân đang điều trị bằng tiêm insulin hoặc uống thuốc nhóm sulfamide mà uống rượu (nhưng lại không ăn, ăn ít hoặc bị nôn mửa) sẽ rất dễ bị hạ đường máu. Nguyên nhân là do sau bữa ăn, nồng độ đường máu được duy trì ở mức bình thường nhờ lượng đường do gan sản xuất. Nhưng quá trình này sẽ bị rượu ức chế, dẫn tới nguy cơ bị hạ đường máu. Thông thường nồng độ cồn trong máu ở mức 80mg/dl có thể gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe, và được coi là mức qui định giới hạn cho các tài xế nhưng nồng độ cồn có khả năng ức chế mạnh quá trình sản xuất đường ở gan, và có thể gây hạ đường máu nặng chỉ là 45mg/dl. Hơn nữa, những người uống rượu thường ăn ít hơn, và ăn không đủ chất nên càng dễ có nguy cơ bị hạ đường máu.

- Cũng theo cơ chế trên, khi một người có đường máu hạ thấp, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng cường giải phóng đường glucose dự trữ tại gan. Thế nhưng rượu sẽ ức chế quá trình này, góp phần làm tình trạng hạ đường máu ở những bệnh nhân ÐTÐ nặng hơn và khó hồi phục hơn.

- Bệnh nhân uống nhiều rượu hoặc say rượu, ý thức không tỉnh táo có thể khó nhận biết các dấu hiệu của hạ đường máu, vì các dấu hiệu như mệt mỏi, đau đầu, run tay... có thể thấy ở cả người say rượu và người bị hạ đường máu.

- Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ bị các biến chứng ÐTÐ, nhất là biến chứng tim mạch do làm tăng huyết áp, tăng mỡ máu, tăng cân...

- Uống quá nhiều rượu cũng có thể làm bệnh nhân sao lãng, quên hoặc bỏ uống thuốc, hoặc vẫn ăn bình thường nhưng do uống quá nhiều rượu sẽ làm đường máu tăng cao.

- Bệnh nhân uống rượu nhiều có thể bị sa sút trí tuệ, giảm trí nhớ..., khó đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời khi có biến chứng ÐTÐ.

3. Bệnh nhân ÐTÐ nên uống rượu thế nào cho an toàn: Trước đây, các bệnh nhân ÐTÐ, đặc biệt là bệnh nhân type 1 bị nghiêm cấm uống rượu vì các bác sĩ lo ngại có hiện tượng tương tác giữa rượu với sự chuyển hóa đường glucose. Tuy nhiên ngày nay, dựa trên các kết quả nghiên cứu lâu dài, người ta thấy các bệnh nhân ÐTÐ có thể được phép uống rượu nhưng phải tuân theo một số nguyên tắc chung.

3.1. Bệnh nhân ÐTÐ nên uống loại rượu nào và với số lượng bao nhiêu?

- Tốt nhất là bệnh nhân ÐTÐ nên uống loại rượu vang nguyên chất. Theo nhiều nghiên cứu, uống thường xuyên rượu vang với số lượng vừa phải có tác dụng ổn định mỡ máu và bảo vệ hệ tim mạch.

- Thỉnh thoảng hãy uống 1 đến 2 ly rượu, hoặc 1 ly nhỏ rượu mạnh và 1 ly lớn rượu vang trắng nguyên chất.

- Có thể uống các loại rượu mạnh như whisky, gin, rum... với số lượng ít, nhưng tránh uống các loại rượu khai vị (liqueur), rượu vang ngọt.

- Có thể pha rượu mạnh với nước đun sôi, nước suối, sô-đa cho dễ uống và để hạn chế số lượng rượu phải uống.

- Hội ÐTÐ Mỹ (ADA) khuyến cáo các bệnh nhân ÐTÐ không nên uống quá 1-2 cốc nhỏ mỗi ngày. Uống 1 cốc rượu vào bữa ăn tối mỗi ngày được coi là mức trung bình và vừa phải.

- Mỗi tuần bệnh nhân chỉ nên uống tối đa 5 ngày, có ít nhất 2 ngày không uống.

3.2. Ðể đảm bảo an toàn, các bệnh nhân ÐTÐ nên tuân theo một số hướng dẫn sau:

- Nên ăn thức ăn có carbohydrate khi uống rượu (cơm, miến, bánh mỳ, bún...) để tránh bị hạ đường máu. Các bệnh nhân cần hiểu rõ và thực hiện nghiêm chỉnh khuyến cáo là không bao giờ được uống rượu nếu không ăn. Tốt nhất là sau khi uống rượu khoảng 1 giờ, nên tự kiểm tra đường máu để biết mình có nguy cơ bị tăng hay hạ đường máu không, từ đó sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp.

- Chỉ được uống rượu với số lượng trong giới hạn cho phép. Khi bị ép, bạn nên nói rõ bạn là bệnh nhân ÐTÐ, và không được phép uống nhiều rượu vì bất cứ lý do gì.

- Giảm uống rượu và dùng bia thay thế. Tốt nhất là thay thế bằng các loại đồ uống không có cồn khác.

- Bệnh nhân ÐTÐ cần hạn chế tối đa uống rượu khi lái xe.

- Khi tập thể dục thể thao, nếu ra nhiều mồ hôi, bạn nên uống các loại đồ uống không có cồn để bổ sung lượng dịch bị mất. Không uống rượu hoặc bia trong hoàn cảnh này.

- Các bệnh nhân ÐTÐ là trẻ em hoặc phụ nữ đang có thai, đang cho con bú, bệnh nhân có biến chứng tim mạch, thận (suy thận), thần kinh nặng tuyệt đối không được uống rượu.

- Không nên uống rượu và uống thuốc hạ đường máu cùng lúc. Trong trường hợp có dùng một số loại thuốc đặc biệt theo yêu cầu của dược sĩ thì bệnh nhân phải ngừng uống rượu hoàn toàn.

3.3. Các bệnh nhân ÐTÐ khi uống rượu cần phải theo dõi những gì?

- Nhìn chung, ở nhiều bệnh nhân ÐTÐ, rượu có ảnh hưởng rất đặc biệt đến đường máu (làm tăng hoặc giảm), vì vậy nếu trong ngày có uống rượu thì phải thử đường máu nhiều lần hơn.

- Nếu bạn đang tiêm insulin, và trong ngày có uống rượu thì phải thử đường máu trước khi đi ngủ. Nếu đường máu < 7 mmol/l thì nên ăn thêm. Nếu không thử được thì cũng nên ăn thêm đồ ăn có carbohydrate để tránh nguy cơ bị hạ đường máu vào lúc nửa đêm.

- Nếu thấy đường máu tăng cao hoặc không giảm được cân nặng mà không có lý do rõ ràng, phải nghĩ đến nguyên nhân do rượu và cần thiết phải hạn chế hoặc bỏ rượu.

- Ngoài ra bệnh nhân phải theo dõi huyết áp, cân nặng đều đặn. Nếu thấy tăng thì cũng nên ngừng uống rượu, đặc biệt là huyết áp.

- Bệnh nhân ÐTÐ có các biến chứng tim mạch, thận, thần kinh... cũng nên bỏ rượu ngay nếu thấy các biến chứng này nặng lên.

- Nếu bệnh nhân bị nghiện rượu thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa ÐTÐ, bác sĩ dinh dưỡng và bác sĩ tâm lý ngay để được hướng dẫn và giúp đỡ bỏ rượu.

Tóm lại, các bệnh nhân ÐTÐ được phép uống một số loại rượu với số lượng vừa phải. Những người uống nhiều hoặc nghiện rượu thì bệnh ÐTÐ chắc chắn sẽ nặng lên và gặp nhiều biến chứng hơn. Vì vậy cần phát hiện sớm và có biện pháp hữu hiệu để hạn chế hoặc tốt nhất là nên cai hẳn rượu. Nếu thấy khó cai rượu, nên tư vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giúp đỡ. Các bệnh nhân ÐTÐ có các biến chứng đang tiến triển như bệnh lý thần kinh nên ngừng uống rượu càng sớm càng tốt.

 

Tiểu đường

Biến chứng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân tiểu đường
Bạn cần biết về bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường có được uống rượu không
Bệnh nhân tiểu đường nên coi chừng cả Alzheimer
Bệnh nhân tiểu đường nên mua máy đo đường huyết tại nhà
Bệnh nhân tiểu đường ốm nhẹ thành nặng
Bệnh nhân ðái tháo ðường có ðược uống rượu không
Bệnh nhân ðái tháo ðường type 2 cần tiêm insulin có phải là bị bệnh nặng hơn
Bệnh nhân đái tháo đường phải làm gì khi bị bệnh
Bệnh nhân đái tháo đường tập thể thao
Bệnh tiểu đường
Bệnh đái đường - BS Nguyễn Thanh Sơn
Chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân tiểu đường
Chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường
Các cách giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các phương thức mới ðưa insuline vào cơ thể
Các tiến bộ trong lĩnh vực điều trị bệnh đái tháo đường
Khi bị tiểu đường cần chú ý bảo vệ đôi bàn chân
Liệu pháp tâm lý cho bệnh nhân tiểu đường
Muốn tránh bệnh tiểu đường, hãy uống cà phê
Một số vấn đề cần biết về bệnh đái tháo đường
Phòng ngừa biến chứng do bệnh đái tháo đường
Rối loạn cương dương ở bệnh nhân tiểu ðường type ii
Sử dụng insulin trong điều trị tiểu đường
Sử dụng insulin trong điều trị đái tháo đường
Thử nghiệm nhanh HgA1c giúp phát hiện bệnh tiểu đường
Tin nga81n - Bệnh tiểu đường có thể truyền từ mẹ sang con
Tin ngắn - Bệnh tim 'thầm lặng' ở người bị tiểu đường
Tin ngắn - Cần cảnh giác với tiền tiểu đường
Tin ngắn - Giải pháp mới cho bệnh nhân tiểu đường
Tin ngắn - Phương pháp làm giảm nguy cơ bị tiểu đường
Tin ngắn - Thuốc lá làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tiểu đường
Tiểu đường nguy hiểm nhưng diễn tiến thầm lặng
Điều trị bệnh đái tháo đường khi bạn đi du lịch hoặc đi công tác xa

Bệnh nội tiết khác

Bệnh basedow có thể gây tử vong
Bệnh suy tuyến giáp trạng
Bệnh viêm tuyến giáp
Bệnh đái tháo nhạt
Chứng hạ đường huyết
Hoóc môn tăng trưởng hGH- vị thuốc cải lão hoàn đồng
Mổ nội soi tuyến ức - hy vọng mới cho bệnh nhân nhược cơ
Những người nổi tiếng bị mắc các bệnh nội tiết - chuyển hóa
Suy tuyến yên gây nhiều bệnh lý nghiêm trọng

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ